Chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tòa án
Xác định công tác chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá, thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, thụ lý và giải quyết án. Qua đó, nâng cao toàn diện chất lượng công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và uy tín của tòa án.
Phiên tòa tòa trực tuyến diễn ra ngày 9/8/2024
Để góp phần nâng cao chất lượng của thẩm phán thông qua việc ứng dụng công nghệ số, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã đưa phần mềm “Trợ lý ảo” vào hoạt động xét xử.. Được biết, trước đây các thẩm phán đều phải làm thủ công, mất rất nhiều thời gian và đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình soạn thảo. Nhưng giờ đây, thẩm phán chỉ cần vài thao tác đơn giản thông qua chiếc điện thoại thông minh, máy tính, thẩm phán dễ dàng tra cứu các văn bản, chỉ dẫn áp dụng pháp luật có liên quan trên phần mềm để giải quyết vụ án, việc soạn thảo sẽ do "Trợ lý ảo" thực hiện, thẩm phán chỉ kiểm tra lại lần cuối và phát hành, qua đó giúp giảm tải 30% khối lượng công việc. Đến thời điểm nay, 100% thẩm phán của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá đã sử dụng thành thạo phần mềm trợ lý ảo, phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả.
Các thẩm phán sử dụng phần mềm trợ lý ảo phục vụ chuyên môn
Thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án 06, Chỉ thị số 02/CT-CA ngày 05/01/2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trên nền tảng số; thực hiện nghiêm và sử dụng các phần mềm nội bộ dùng chung của Tòa án; việc soạn thảo các văn bản tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải thực hiện qua phần mềm quản lý nghiệp vụ thụ lý; quản lý, xử lý, ký số và phát hành thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành Tòa án nhân dân; qua đó từng bước tiến tới thực hiện mô hình văn phòng làm việc không giấy tờ và 100% hồ sơ giải quyết các loại án được số hóa và lưu trữ lên kho hồ sơ điện tử dùng chung của Tòa án.
Có thể nói, thông qua chuyển đổi số, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tăng cường quản lý toàn diện các hoạt động của ngành, tạo tiện lợi, nhanh chóng, chính xác để pháp luật, công lý được triển khai, thực thi hiệu quả trên nền tảng công nghệ số hiện nay.
Thanh Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
13/01/2025 00:00:00 -
Hướng dẫn: Đăng ký, Đăng nhập tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công
09/01/2025 00:00:00 -
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
18/12/2024 00:00:00
Chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tòa án
Xác định công tác chuyển đổi số, xây dựng tòa án điện tử là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá, thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tích cực, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, thụ lý và giải quyết án. Qua đó, nâng cao toàn diện chất lượng công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động và uy tín của tòa án.
Phiên tòa tòa trực tuyến diễn ra ngày 9/8/2024
Để góp phần nâng cao chất lượng của thẩm phán thông qua việc ứng dụng công nghệ số, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã đưa phần mềm “Trợ lý ảo” vào hoạt động xét xử.. Được biết, trước đây các thẩm phán đều phải làm thủ công, mất rất nhiều thời gian và đôi khi có sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình soạn thảo. Nhưng giờ đây, thẩm phán chỉ cần vài thao tác đơn giản thông qua chiếc điện thoại thông minh, máy tính, thẩm phán dễ dàng tra cứu các văn bản, chỉ dẫn áp dụng pháp luật có liên quan trên phần mềm để giải quyết vụ án, việc soạn thảo sẽ do "Trợ lý ảo" thực hiện, thẩm phán chỉ kiểm tra lại lần cuối và phát hành, qua đó giúp giảm tải 30% khối lượng công việc. Đến thời điểm nay, 100% thẩm phán của Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá đã sử dụng thành thạo phần mềm trợ lý ảo, phục vụ công tác chuyên môn một cách hiệu quả.
Các thẩm phán sử dụng phần mềm trợ lý ảo phục vụ chuyên môn
Thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án 06, Chỉ thị số 02/CT-CA ngày 05/01/2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử theo đúng nội dung, tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trên nền tảng số; thực hiện nghiêm và sử dụng các phần mềm nội bộ dùng chung của Tòa án; việc soạn thảo các văn bản tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải thực hiện qua phần mềm quản lý nghiệp vụ thụ lý; quản lý, xử lý, ký số và phát hành thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành Tòa án nhân dân; qua đó từng bước tiến tới thực hiện mô hình văn phòng làm việc không giấy tờ và 100% hồ sơ giải quyết các loại án được số hóa và lưu trữ lên kho hồ sơ điện tử dùng chung của Tòa án.
Có thể nói, thông qua chuyển đổi số, Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã tăng cường quản lý toàn diện các hoạt động của ngành, tạo tiện lợi, nhanh chóng, chính xác để pháp luật, công lý được triển khai, thực thi hiệu quả trên nền tảng công nghệ số hiện nay.
Thanh Xuân