Tiến độ thực hiện dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Sáng ngày 6/11, đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lê Anh Xuân đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã, phường Nam Ngạn. Cùng đi có lãnh đạo Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố; phòng Quản lý đô thị, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công.
Dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê sông Mã, phường Nam Ngạn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh ngày 19/1, chủ đầu tư UBND thành phố Thanh Hóa, tổng mức đầu tư trên 125 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố và các nguồn hợp pháp khác, do Liên danh Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và tổng hợp thương mại Trường Sơn và Công ty Cổ phần Thăng Long Hoa Lư thi công.
Khu tưởng niệm nữ sinh
Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. Khu vực trong đê là Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh; nhà quản lý, đón tiếp khách và khu vệ sinh chung; khu tưởng niệm nữ sinh (Hồ sen, sân lễ, đền thờ nữ sinh...); khu tái hiện lịch sử; khu trồng cây lưu niệm. Khu vực ngoài đê là khu tượng đài nữ sinh; bến thuyền lịch sử; miếu thờ, bia ghi dấu địa điểm lịch sử; khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống... Sau khi hoàn thành nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng, công trình sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Khu bến thuyền lịch sử ở khu vực ngoài đê
Hơn 50 năm trước, cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt, đặc biệt là những ngày cuối tháng 4/1972, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và đê sông Mã, hòng phá hoại tuyến đê trọng yếu này. Trước tình hình đó, Bộ Thủy lợi chỉ định Thanh Hóa phải mở rộng 3 vị trí đê, trọng điểm số một là đê Nam cầu Hàm Rồng. Thực hiện chủ trương trên, tỉnh Thanh Hóa quyết định điều động bộ phận cơ giới và 5.000 dân công thuộc 3 huyện, thị xã cùng học sinh 5 trường tại địa phương. Vị trí đắp đê là bờ hữu sông Mã cách cầu Hàm Rồng 1 km. Tại đây thời khắc định mệnh đã xảy ra, vào ngày 14/6/1972, khi trên công trường có 2.120 người đang thi công. Đến 9h trên công trường còn khoảng 1.700 người, khoảng 9h10, khi mọi người vẫn đang say sưa làm việc thì máy bay Mỹ bất ngờ xuất hiện ném bom tới tấp, với chiều dài 1 km nhưng có tới 24 quả bom dội xuống biến công. Trong trận cuồng phong này, 64 giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa, dân công Đông Sơn đã hy sinh, 96 người bị thương. Phần lớn các chàng trai, cô gái ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.
Khu vực ngoài đê đang được thi công
Qua kiểm tra và làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan về tiến độ thực hiện dự án, đồng chí Bí thư Thành ủy thành phố Lê Anh Xuân yêu cầu đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố căn cứ tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành dự án như kế hoạch đã đề ra. Đối với khu vực trong đê các hạng mục phải trước ngày 20/11/2024 để bố trí trưng bày hiện vật theo các chủ đề hoàn thành trước 5/12/ 2024; đối với khu vực ngoài đê hoàn thành hạng mục, trừ lắp đặt tượng phải xong trước ngày 25/1/2025, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, cảnh quan... Đến ngày 30/11/2024 phải xong các hạng mục lát đá, trồng hệ thống cây xanh và hoàn thiện xong toàn bộ khu sân vườn. Đồng chí Bí thư Thành ủy giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố chủ động phối hợp với các phòng ban có liên quan tham mưu bài giới thiệu hiện vật phục vụ các đoàn đến thăm quan. Đồng thời giám sát chặt chẽ các hạng mục như: lát đá, thoát nước, chăm sóc cây xanh, phòng cháy chữa cháy, … trong thi công nghiêm cấm người ngoài ra vào khu vực dự án; các gói thầu thi công bổ sung như tường rào, biển chỉ dẫn phải xong trước ngày 10/3 /2025 dự kiến ngày 20/3 /2025 hoàn chỉnh chính thức.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Hội LHPN TP Thanh Hóa tổng kết công tác hội và hoạt động TYM năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025
26/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
24/12/2024 00:00:00 -
Đảng ủy xã Đông Vinh khánh thành xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình
24/12/2024 00:00:00 -
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00
Tiến độ thực hiện dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Sáng ngày 6/11, đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lê Anh Xuân đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã, phường Nam Ngạn. Cùng đi có lãnh đạo Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố; phòng Quản lý đô thị, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công.
Dự án Công viên Tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 tại đê sông Mã, phường Nam Ngạn được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt điều chỉnh ngày 19/1, chủ đầu tư UBND thành phố Thanh Hóa, tổng mức đầu tư trên 125 tỷ đồng, vốn ngân sách thành phố và các nguồn hợp pháp khác, do Liên danh Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và tổng hợp thương mại Trường Sơn và Công ty Cổ phần Thăng Long Hoa Lư thi công.
Khu tưởng niệm nữ sinh
Dự án có quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 2,05 ha, gồm 2 khu vực chính. Khu vực trong đê là Nhà lưu niệm giáo viên và học sinh; nhà quản lý, đón tiếp khách và khu vệ sinh chung; khu tưởng niệm nữ sinh (Hồ sen, sân lễ, đền thờ nữ sinh...); khu tái hiện lịch sử; khu trồng cây lưu niệm. Khu vực ngoài đê là khu tượng đài nữ sinh; bến thuyền lịch sử; miếu thờ, bia ghi dấu địa điểm lịch sử; khu tái hiện không gian làng Nam Ngạn truyền thống... Sau khi hoàn thành nơi đây sẽ trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng, cùng với cảnh quan sông Mã, núi Hàm Rồng, công trình sẽ là điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, nơi chứa đựng bao huyền thoại thiêng liêng và cao cả, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.
Khu bến thuyền lịch sử ở khu vực ngoài đê
Hơn 50 năm trước, cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt, đặc biệt là những ngày cuối tháng 4/1972, Mỹ điên cuồng ném bom xuống cầu Hàm Rồng và đê sông Mã, hòng phá hoại tuyến đê trọng yếu này. Trước tình hình đó, Bộ Thủy lợi chỉ định Thanh Hóa phải mở rộng 3 vị trí đê, trọng điểm số một là đê Nam cầu Hàm Rồng. Thực hiện chủ trương trên, tỉnh Thanh Hóa quyết định điều động bộ phận cơ giới và 5.000 dân công thuộc 3 huyện, thị xã cùng học sinh 5 trường tại địa phương. Vị trí đắp đê là bờ hữu sông Mã cách cầu Hàm Rồng 1 km. Tại đây thời khắc định mệnh đã xảy ra, vào ngày 14/6/1972, khi trên công trường có 2.120 người đang thi công. Đến 9h trên công trường còn khoảng 1.700 người, khoảng 9h10, khi mọi người vẫn đang say sưa làm việc thì máy bay Mỹ bất ngờ xuất hiện ném bom tới tấp, với chiều dài 1 km nhưng có tới 24 quả bom dội xuống biến công. Trong trận cuồng phong này, 64 giáo viên, học sinh Trường Y sỹ, Trường Sư phạm 7+3 Thanh Hóa, dân công Đông Sơn đã hy sinh, 96 người bị thương. Phần lớn các chàng trai, cô gái ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.
Khu vực ngoài đê đang được thi công
Qua kiểm tra và làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan về tiến độ thực hiện dự án, đồng chí Bí thư Thành ủy thành phố Lê Anh Xuân yêu cầu đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố căn cứ tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành dự án như kế hoạch đã đề ra. Đối với khu vực trong đê các hạng mục phải trước ngày 20/11/2024 để bố trí trưng bày hiện vật theo các chủ đề hoàn thành trước 5/12/ 2024; đối với khu vực ngoài đê hoàn thành hạng mục, trừ lắp đặt tượng phải xong trước ngày 25/1/2025, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, cảnh quan... Đến ngày 30/11/2024 phải xong các hạng mục lát đá, trồng hệ thống cây xanh và hoàn thiện xong toàn bộ khu sân vườn. Đồng chí Bí thư Thành ủy giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố chủ động phối hợp với các phòng ban có liên quan tham mưu bài giới thiệu hiện vật phục vụ các đoàn đến thăm quan. Đồng thời giám sát chặt chẽ các hạng mục như: lát đá, thoát nước, chăm sóc cây xanh, phòng cháy chữa cháy, … trong thi công nghiêm cấm người ngoài ra vào khu vực dự án; các gói thầu thi công bổ sung như tường rào, biển chỉ dẫn phải xong trước ngày 10/3 /2025 dự kiến ngày 20/3 /2025 hoàn chỉnh chính thức.
Lê Thảo