Tự hào thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành, xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố có 47 đơn vị hành chính gồm 33 phường, 14 xã với tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số 615.106 người
Mở đầu cho sự phát triển của tỉnh lỵ Thanh Hóa, vào năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, ngay sau đó tháng 5/1804 năm Giáp Tý triều Gia Long thứ 3 đã ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa về làng Thọ Hạc và gọi là Hạc Thành (thành Chim Hạc) làm trấn lỵ. Tương truyền, khi tìm địa điểm để dời thành Tư Phố đặt trấn lị cho trấn Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay), vua Gia Long đã mộng thấy thần Bạch Hạc phái người đến chỉ dẫn nơi định đất “đó là nơi bền vững muôn đời, loạn có thể giữ, bình có thể trị, dẫu sau này có lần đổ nát nhưng lại hoàn như châu về Hợp Phố”. Từ đó Hạc Thành trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của trấn Thanh Hoa và là một trong 29 doanh trấn của nước ta thời đó. Đến năm 1889 thành lập thị xã Thanh Hóa.
Trấn thành Thanh Hoa dưới triều Nguyễn
Bản đồ về Đô thị Thanh Hóa năm 1930
Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 15/11/1945 tại nhà máy Đèn ( Nay là công viên Thanh Quảng) Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã Thanh Hóa được thành lập. Chỉ sau một thời gian ngắn, tháng 3/1946, tại hội nghị toàn thể đã bầu Thị ủy lâm thời và Chi bộ đảng được nâng lên thành Đảng bộ, một tháng sau đó cùng với cả nước, cử tri thị xã đi bầu cử ra HĐND đầu tiên và HĐND đã bầu ra cơ quan hành chính điều hành công việc của thị xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân thành phố đã cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhà máy Đèn - nơi thành lập Chi bộ đầu tiên
Thị xã Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến (1945-1975)
Với vị trí địa lí chiến lược, thị xã Thanh Hóa luôn là hậu phương vững chắc của cả nước trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, để từ đây ông cha ta ra Bắc, vào Nam đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Các chiến dịch Thượng Lào (1953), Đông Xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ… đều có hình ảnh người dân của thị xã Thanh Hóa góp công, góp sức. Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ 2 vào năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.….. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thị xã Thanh Hóa vừa là hậu phương nhưng cũng là nơi chiến trường “thử lửa” với không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại. Chiến thắng của quân và dân Hàm Rồng trong 2 ngày mùng 3, 4/4/1965 đã giáng một đòn chí mạng vào uy thế của Không lực Hoa Kỳ, người Mỹ gọi 2 ngày đó là 2 ngày “đen tối” của Không lực Hoa Kỳ. Tổng cộng trong 2 cuộc chiến tranh chống phá hoại của không quân Mỹ quân và dân thị xã Thanh Hóa ở khu vực Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay của Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Đảng và Nhà nước đã tuyên dương 7 đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân thị xã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã.
Thị xã Thanh Hóa giai đoạn 1975-1994 khôi phục và phát triển kinh tế
Gần 20 năm (1975-1994) xây dựng lại Thị xã sau chiến tranh, Đảng bộ đã tiến hành các kỳ đại hội, định ra chủ trương giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy lùi sự bao vây, cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch tiến lên giành những thắng lợi mới trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu. Trong suốt chặng đường 10 năm (1975-1985) Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt, từ năm 1985 – 1994 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thị xã Thanh Hóa đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị. Đó là những tiền đề, rất quan trọng để thành lập đô thị loại III, trên cơ sở thị xã Thanh Hóa.
Thành phố Thanh Hóa hành trình 30 năm xây dựng và phát triển
Bắt đầu từ dấu mốc quan trọng năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 37/CP-TTg nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố với 15 phường, xã và công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đến năm 2004, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II với 18 phường, xã gồm 12 phường, 6 xã với diện tích tự nhiên là 56 km2. Tám năm sau đó, ngày 29/2/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa. Sau khi mở rộng, TP Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã. Năm 2014, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I. Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 ban hành Nghị quyết 1108 về việc thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, theo đó, thành phố có 34 phường, xã như hiện nay.
Một góc thành phố Thanh Hóa hôm nay
Sau 30 năm nỗ lực chuyển mình từ thị xã nhỏ bé lên thành phố, 10 năm từ đô thị loại II trở thành đô thị loại I, thành phố Thanh Hóa đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Sau mỗi chặng đường đô thị Thanh Hóa lại có một dấu ấn, diện mạo mới. Trong dòng chảy đổi mới và phát triển ngày một cao hơn, đặt ra yêu cầu phải có những định hướng khác biệt và nổi trội, mang tính động lực nên cần điều chỉnh định hướng phát triển của thành phố cho phù hợp với xu thế chung và yêu cầu thực tiễn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05 về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đặc biệt, Nghị quyết số 303 của HĐND tỉnh nay là Nghị quyết số 38 về “Thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thanh Hóa” được ví như “cú hích” tạo động lực cho kinh tế - xã hội thành phố phát triển. Tiếp thêm xung lực để hiện thực hóa mục tiêu đưa TP Thanh Hóa trở thành “thành phố hội tụ, kết nối phát triển”, ngày 17/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Để mở ra tầm nhìn mới, vận hội mới, ngày 5/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 795 công nhận đô thị Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I. Sau 2 năm thực hiện đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa thành lập các phường và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Thanh Hoá. Ngày 24/10/2024 UB Thường vụ Quốc hội khóa 15 đã ban hành Nghị quyết 1238 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025, nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố.
Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại
Để đáp ứng sự kỳ vọng của Trung ương, của tỉnh và hiện thực hóa mục tiêu “Đến năm 2025, TP Thanh Hóa nằm trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước; đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc”, thành phố đã tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Bằng sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, thành phố đã có sự “bứt tốc” về tăng trưởng ghi những dấu ấn đậm nét của TP Thanh Hóa trong "dòng chảy" phát triển, đổi mới của tỉnh và của cả nước.
Biểu trưng của thành phố Thanh Hóa
Với lợi thế cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế, dân số đông, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn dồi dào, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, an ninh, an toàn đảm bảo…lại là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp thành phố phát triển đa dạng về dịch vụ thương mại, du lịch, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, TTCN và làng nghề đóng góp nguồn ngân sách lớn cho tỉnh.
Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây (2014-2024) thành phố kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa các cơ chế, chính sách đặc thù mà tỉnh dành cho mình với việc khơi thông nguồn lực bên trong để xây dựng, kiến thiết thành phố thật sự xứng tầm là “trái tim” của cả tỉnh. Theo đó thành phố lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên”, cùng với thực hiện 6 vấn đề lớn để cụ thể hóa Nghị quyết số 05 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 38 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Trong thập niên qua dưới sự lãnh đạo kịp thời, sát sao, hiệu quả của Tỉnh ủy, sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tốc độ đô thị hóa thành phố được đẩy nhanh.
Một số tuyến đường, công trình hiện đại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, nâng cao vai trò, vị thế trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh lớn, công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được thành phố đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều kết quả nổi bật, hạ tầng đô thị phát triển nhanh theo hướng đồng bộ. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng tạo nên dáng vóc của TP Thanh Hóa hiện hữu trên những tuyến đại lộ, các khu đô thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây mới hiện đại. Đó là Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Nam sông Mã kết nối với thành phố biển Sầm Sơn, Đại lộ Đông - Tây, tuyến đường Đông - Tây, đường CSEPD... Hay các khu đô thị Vinhomes Star City Thanh Hóa, khu đô thị Eurowindow Garden City…cùng nhiều công trình dự án lớn được khởi công xây dựng theo Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và theo Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh như: Cung văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố; cải tạo nâng cấp công viên Hội An; cầu vượt đường sắt Bắc Nam; cải tạo, mở rộng Đại lộ Lê Lợi; mở rộng Đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 2, khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn…Đây là những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho thành phố, góp phần nâng cao “ sức hút” của thành phố đối với các nhà các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với tiềm lực mạnh về kinh tế cùng sự quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện của Thành ủy, UBND TP, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, mạnh, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Minh chứng rõ nhất là giai đoạn 2021- 2024, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 10%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 10,64%; Giá trị xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 40.396 triệu USD (bình quân tăng 13,4%/năm). Thành phố đứng đầu 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về xếp hạng mức độ chuyển đổi số. Công tác cải cách hành chính thành phố được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực. 100% cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố kết nối, sử dụng hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Chỉ tính năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 91,17 triệu đồng tăng 5,5 triệu so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất đạt 81,220 tỷ đồng xếp thứ 2 toàn tỉnh, chiếm tỷ trọng 18,4% giá trị xản suất của tỉnh; Thu ngân sách nhà nước đạt 4.158,8 tỷ đồng đạt 118% dự toán thành phố giao. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 27.973 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,08% vốn đầu tư cả tỉnh. Thành phố có 9.468 doanh nghiệp hoạt động chiếm 52% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, trong đó có trên 139 đơn vị tham gia xuất khẩu. Những con số “biết nói” ấy như lời khẳng định TP Thanh Hóa luôn là “đầu tàu” kinh tế của quê hương Thanh Hóa
Không gian trưng bày sách ảnh tại Công viên Hội An
Cùng với những điểm sáng trong bức tranh kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng “Đô thị văn minh – Công dân thân thiện” trọng tâm là CVĐ “ người dân thành phố nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện”.Thể thao thành tích cao ở vị trí tóp đầu của tỉnh; Giáo dục - đào tạo luôn giữ vững tóp đầu của tỉnh về kết quả kỳ thi THPT hằng năm và thi vào trường chuyên Lam Sơn. Các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách đối với đồng bào sinh sống trên sông, việc thực hiện Chỉ thị 22 của BTV Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025… các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo; số hộ nghèo thành phố giảm còn 33 hộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%; Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển.
Kết nạp đảng viên mới tại Khu tưởng niệm Bác Hồ
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Ban Thường vụ Thành ủy ban hành nhiều chương trình mang tính toàn diện về công tác xây dựng Đảng, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác phát triển đảng viên luôn vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Từ 1 đảng bộ nhỏ bé với 3 đảng viên, đến nay đảng bộ thành phố lớn mạnh nhất cả tỉnh với 107 tổ chức cơ sở đảng, gần 25 nghìn đảng viên. Hoạt động giám sát, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tiếp xúc cử tri được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc từng bước được giải quyết. Công tác Dân vận tập trung vào nội dung “xây dựng chính quyền thân thiện”; MTTQ và các đoàn thể thành phố xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường.
Như vậy, sau 220 năm (1804-2024), từ trấn lỵ của tỉnh Thanh Hóa, với địa bàn chủ yếu của huyện Đông Sơn cũ, thành phố đã phát triển liên tục qua các chặng đường và ngày càng xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của một tỉnh rộng lớn, đông dân. Trong quá trình mở rộng thành phố, nhất là 30 năm qua, nhiều xã lân cận thuộc huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa đã được sáp nhập, trở thành đơn vị xã, phường của TP Thanh Hóa.
Với sự phát triển vượt bậc, thành phố Thanh Hóa đang hướng đến xây dựng đô thị Thanh Hóa không chỉ là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa mà còn đáp ứng vai trò “đầu tàu” kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh trong khu vực. Qua đó, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng TP Thanh Hoá trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước”. Thành phố tiếp tục triển khai những giải pháp mang tính đột phá để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, đưa TP Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá, phát triển toàn diện, mạnh mẽ trong thời gian tới
Từ mốc son lịch sử mùa xuân năm 1804, trải qua 220 năm với bao thăng trầm, Hạc Thành xưa - TP Thanh Hóa ngày nay, luôn là vùng đất hội tụ khí thiêng sông núi, truyền thống, ý chí, khát vọng của người dân xứ Thanh. Tin tưởng rằng, một thành phố với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, luôn có những cách làm mới, bước đi đột phá với nhiều dấu ấn nổi bật đã được khẳng định trong thời gian qua. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố sẽ có đủ quyết tâm khát vọng cống hiến để huy động sức mạnh tổng hợp tiến những bước dài, vững chắc, tiếp tục chinh phục những mục tiêu lớn, mục tiêu quan trọng mà thành phố đã đề ra. Thành phố Thanh Hóa đang vươn mình hoà chung vào sự phát triển của Quê hương, đất nước để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành lập Đảng bộ thành phố Thanh Hóa và các quyết định về công tác cán bộ
01/01/2025 00:00:00 -
HĐND thành phố Thanh Hóa tổ chức kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2021-2026: Bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND thành phố
01/01/2025 00:00:00 -
Công bố Quyết định thành lập Ủy ban MTTQ và các đoàn thể thành phố Thanh Hóa
01/01/2025 00:00:00 -
Công bố quyết định thành lập Đảng bộ phường Hoằng Quang và Hoằng Đại
31/12/2024 00:00:00
Tự hào thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành, xây dựng và phát triển
Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử 220 năm hình thành xây dựng và phát triển, năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, giữ vai trò, vị trí trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và quốc phòng - an ninh của tỉnh. Thành phố hiện nay có 34 phường, xã, sau khi thực hiện Nghị quyết số 1238 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội khóa XV, thành phố có 47 đơn vị hành chính gồm 33 phường, 14 xã với tổng diện tích tự nhiên trên 228 km2, dân số 615.106 người
Mở đầu cho sự phát triển của tỉnh lỵ Thanh Hóa, vào năm Nhâm Tuất 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, ngay sau đó tháng 5/1804 năm Giáp Tý triều Gia Long thứ 3 đã ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hoa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa về làng Thọ Hạc và gọi là Hạc Thành (thành Chim Hạc) làm trấn lỵ. Tương truyền, khi tìm địa điểm để dời thành Tư Phố đặt trấn lị cho trấn Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay), vua Gia Long đã mộng thấy thần Bạch Hạc phái người đến chỉ dẫn nơi định đất “đó là nơi bền vững muôn đời, loạn có thể giữ, bình có thể trị, dẫu sau này có lần đổ nát nhưng lại hoàn như châu về Hợp Phố”. Từ đó Hạc Thành trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của trấn Thanh Hoa và là một trong 29 doanh trấn của nước ta thời đó. Đến năm 1889 thành lập thị xã Thanh Hóa.
Trấn thành Thanh Hoa dưới triều Nguyễn
Bản đồ về Đô thị Thanh Hóa năm 1930
Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, ngày 15/11/1945 tại nhà máy Đèn ( Nay là công viên Thanh Quảng) Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã Thanh Hóa được thành lập. Chỉ sau một thời gian ngắn, tháng 3/1946, tại hội nghị toàn thể đã bầu Thị ủy lâm thời và Chi bộ đảng được nâng lên thành Đảng bộ, một tháng sau đó cùng với cả nước, cử tri thị xã đi bầu cử ra HĐND đầu tiên và HĐND đã bầu ra cơ quan hành chính điều hành công việc của thị xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân thành phố đã cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhà máy Đèn - nơi thành lập Chi bộ đầu tiên
Thị xã Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến (1945-1975)
Với vị trí địa lí chiến lược, thị xã Thanh Hóa luôn là hậu phương vững chắc của cả nước trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, để từ đây ông cha ta ra Bắc, vào Nam đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc.
Các chiến dịch Thượng Lào (1953), Đông Xuân (1953-1954), Điện Biên Phủ… đều có hình ảnh người dân của thị xã Thanh Hóa góp công, góp sức. Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ 2 vào năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.….. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thị xã Thanh Hóa vừa là hậu phương nhưng cũng là nơi chiến trường “thử lửa” với không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại. Chiến thắng của quân và dân Hàm Rồng trong 2 ngày mùng 3, 4/4/1965 đã giáng một đòn chí mạng vào uy thế của Không lực Hoa Kỳ, người Mỹ gọi 2 ngày đó là 2 ngày “đen tối” của Không lực Hoa Kỳ. Tổng cộng trong 2 cuộc chiến tranh chống phá hoại của không quân Mỹ quân và dân thị xã Thanh Hóa ở khu vực Hàm Rồng đã bắn rơi 117 máy bay của Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái. Đảng và Nhà nước đã tuyên dương 7 đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Nhân dân và Lực lượng vũ trang nhân dân thị xã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã.
Thị xã Thanh Hóa giai đoạn 1975-1994 khôi phục và phát triển kinh tế
Gần 20 năm (1975-1994) xây dựng lại Thị xã sau chiến tranh, Đảng bộ đã tiến hành các kỳ đại hội, định ra chủ trương giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy lùi sự bao vây, cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch tiến lên giành những thắng lợi mới trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu. Trong suốt chặng đường 10 năm (1975-1985) Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt, từ năm 1985 – 1994 dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thị xã Thanh Hóa đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị. Đó là những tiền đề, rất quan trọng để thành lập đô thị loại III, trên cơ sở thị xã Thanh Hóa.
Thành phố Thanh Hóa hành trình 30 năm xây dựng và phát triển
Bắt đầu từ dấu mốc quan trọng năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 37/CP-TTg nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố với 15 phường, xã và công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh. Đến năm 2004, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II với 18 phường, xã gồm 12 phường, 6 xã với diện tích tự nhiên là 56 km2. Tám năm sau đó, ngày 29/2/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 05 về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa. Sau khi mở rộng, TP Thanh Hóa có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 14 phường và 23 xã. Năm 2014, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I. Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 ban hành Nghị quyết 1108 về việc thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, theo đó, thành phố có 34 phường, xã như hiện nay.
Một góc thành phố Thanh Hóa hôm nay
Sau 30 năm nỗ lực chuyển mình từ thị xã nhỏ bé lên thành phố, 10 năm từ đô thị loại II trở thành đô thị loại I, thành phố Thanh Hóa đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Sau mỗi chặng đường đô thị Thanh Hóa lại có một dấu ấn, diện mạo mới. Trong dòng chảy đổi mới và phát triển ngày một cao hơn, đặt ra yêu cầu phải có những định hướng khác biệt và nổi trội, mang tính động lực nên cần điều chỉnh định hướng phát triển của thành phố cho phù hợp với xu thế chung và yêu cầu thực tiễn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05 về “Xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đặc biệt, Nghị quyết số 303 của HĐND tỉnh nay là Nghị quyết số 38 về “Thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Thanh Hóa” được ví như “cú hích” tạo động lực cho kinh tế - xã hội thành phố phát triển. Tiếp thêm xung lực để hiện thực hóa mục tiêu đưa TP Thanh Hóa trở thành “thành phố hội tụ, kết nối phát triển”, ngày 17/3/2023 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Để mở ra tầm nhìn mới, vận hội mới, ngày 5/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 795 công nhận đô thị Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I. Sau 2 năm thực hiện đề án sáp nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa thành lập các phường và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Thanh Hoá. Ngày 24/10/2024 UB Thường vụ Quốc hội khóa 15 đã ban hành Nghị quyết 1238 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023-2025, nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố.
Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại
Để đáp ứng sự kỳ vọng của Trung ương, của tỉnh và hiện thực hóa mục tiêu “Đến năm 2025, TP Thanh Hóa nằm trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước; đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước, một động lực quan trọng đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc”, thành phố đã tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Bằng sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, thành phố đã có sự “bứt tốc” về tăng trưởng ghi những dấu ấn đậm nét của TP Thanh Hóa trong "dòng chảy" phát triển, đổi mới của tỉnh và của cả nước.
Biểu trưng của thành phố Thanh Hóa
Với lợi thế cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế, dân số đông, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn dồi dào, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, an ninh, an toàn đảm bảo…lại là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp thành phố phát triển đa dạng về dịch vụ thương mại, du lịch, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, TTCN và làng nghề đóng góp nguồn ngân sách lớn cho tỉnh.
Đặc biệt, trong 10 năm trở lại đây (2014-2024) thành phố kết hợp hài hòa, sáng tạo giữa các cơ chế, chính sách đặc thù mà tỉnh dành cho mình với việc khơi thông nguồn lực bên trong để xây dựng, kiến thiết thành phố thật sự xứng tầm là “trái tim” của cả tỉnh. Theo đó thành phố lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên”, cùng với thực hiện 6 vấn đề lớn để cụ thể hóa Nghị quyết số 05 của BTV Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 38 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Trong thập niên qua dưới sự lãnh đạo kịp thời, sát sao, hiệu quả của Tỉnh ủy, sự nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tốc độ đô thị hóa thành phố được đẩy nhanh.
Một số tuyến đường, công trình hiện đại trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, nâng cao vai trò, vị thế trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh lớn, công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị được thành phố đặc biệt quan tâm và đạt được nhiều kết quả nổi bật, hạ tầng đô thị phát triển nhanh theo hướng đồng bộ. Nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng tạo nên dáng vóc của TP Thanh Hóa hiện hữu trên những tuyến đại lộ, các khu đô thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây mới hiện đại. Đó là Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Nam sông Mã kết nối với thành phố biển Sầm Sơn, Đại lộ Đông - Tây, tuyến đường Đông - Tây, đường CSEPD... Hay các khu đô thị Vinhomes Star City Thanh Hóa, khu đô thị Eurowindow Garden City…cùng nhiều công trình dự án lớn được khởi công xây dựng theo Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và theo Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh như: Cung văn hóa và Trung tâm Thể dục Thể thao thành phố; cải tạo nâng cấp công viên Hội An; cầu vượt đường sắt Bắc Nam; cải tạo, mở rộng Đại lộ Lê Lợi; mở rộng Đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 2, khai trương phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn…Đây là những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho thành phố, góp phần nâng cao “ sức hút” của thành phố đối với các nhà các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với tiềm lực mạnh về kinh tế cùng sự quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai thực hiện của Thành ủy, UBND TP, kinh tế - xã hội có bước phát triển nhanh, mạnh, cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Minh chứng rõ nhất là giai đoạn 2021- 2024, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 10%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng bình quân đạt 10,64%; Giá trị xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 40.396 triệu USD (bình quân tăng 13,4%/năm). Thành phố đứng đầu 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh về xếp hạng mức độ chuyển đổi số. Công tác cải cách hành chính thành phố được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tích cực. 100% cơ quan Nhà nước trên địa bàn thành phố kết nối, sử dụng hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
Chỉ tính năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 91,17 triệu đồng tăng 5,5 triệu so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất đạt 81,220 tỷ đồng xếp thứ 2 toàn tỉnh, chiếm tỷ trọng 18,4% giá trị xản suất của tỉnh; Thu ngân sách nhà nước đạt 4.158,8 tỷ đồng đạt 118% dự toán thành phố giao. Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 27.973 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,08% vốn đầu tư cả tỉnh. Thành phố có 9.468 doanh nghiệp hoạt động chiếm 52% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, trong đó có trên 139 đơn vị tham gia xuất khẩu. Những con số “biết nói” ấy như lời khẳng định TP Thanh Hóa luôn là “đầu tàu” kinh tế của quê hương Thanh Hóa
Không gian trưng bày sách ảnh tại Công viên Hội An
Cùng với những điểm sáng trong bức tranh kinh tế, các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực, thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện xây dựng “Đô thị văn minh – Công dân thân thiện” trọng tâm là CVĐ “ người dân thành phố nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện”.Thể thao thành tích cao ở vị trí tóp đầu của tỉnh; Giáo dục - đào tạo luôn giữ vững tóp đầu của tỉnh về kết quả kỳ thi THPT hằng năm và thi vào trường chuyên Lam Sơn. Các chính sách an sinh xã hội, nhất là chính sách đối với đồng bào sinh sống trên sông, việc thực hiện Chỉ thị 22 của BTV Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025… các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn luôn được thành phố quan tâm chỉ đạo; số hộ nghèo thành phố giảm còn 33 hộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89%; Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển.
Kết nạp đảng viên mới tại Khu tưởng niệm Bác Hồ
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Ban Thường vụ Thành ủy ban hành nhiều chương trình mang tính toàn diện về công tác xây dựng Đảng, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác phát triển đảng viên luôn vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Từ 1 đảng bộ nhỏ bé với 3 đảng viên, đến nay đảng bộ thành phố lớn mạnh nhất cả tỉnh với 107 tổ chức cơ sở đảng, gần 25 nghìn đảng viên. Hoạt động giám sát, tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tiếp xúc cử tri được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc từng bước được giải quyết. Công tác Dân vận tập trung vào nội dung “xây dựng chính quyền thân thiện”; MTTQ và các đoàn thể thành phố xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố và tăng cường.
Như vậy, sau 220 năm (1804-2024), từ trấn lỵ của tỉnh Thanh Hóa, với địa bàn chủ yếu của huyện Đông Sơn cũ, thành phố đã phát triển liên tục qua các chặng đường và ngày càng xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của một tỉnh rộng lớn, đông dân. Trong quá trình mở rộng thành phố, nhất là 30 năm qua, nhiều xã lân cận thuộc huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thiệu Hóa đã được sáp nhập, trở thành đơn vị xã, phường của TP Thanh Hóa.
Với sự phát triển vượt bậc, thành phố Thanh Hóa đang hướng đến xây dựng đô thị Thanh Hóa không chỉ là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm tổng hợp của tỉnh Thanh Hóa mà còn đáp ứng vai trò “đầu tàu” kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật và an ninh - quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh trong khu vực. Qua đó, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng TP Thanh Hoá trở thành thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, là 1 trong 5 thành phố trực thuộc tỉnh dẫn đầu cả nước”. Thành phố tiếp tục triển khai những giải pháp mang tính đột phá để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, đưa TP Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá, phát triển toàn diện, mạnh mẽ trong thời gian tới
Từ mốc son lịch sử mùa xuân năm 1804, trải qua 220 năm với bao thăng trầm, Hạc Thành xưa - TP Thanh Hóa ngày nay, luôn là vùng đất hội tụ khí thiêng sông núi, truyền thống, ý chí, khát vọng của người dân xứ Thanh. Tin tưởng rằng, một thành phố với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, luôn có những cách làm mới, bước đi đột phá với nhiều dấu ấn nổi bật đã được khẳng định trong thời gian qua. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố sẽ có đủ quyết tâm khát vọng cống hiến để huy động sức mạnh tổng hợp tiến những bước dài, vững chắc, tiếp tục chinh phục những mục tiêu lớn, mục tiêu quan trọng mà thành phố đã đề ra. Thành phố Thanh Hóa đang vươn mình hoà chung vào sự phát triển của Quê hương, đất nước để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Lê Thảo