Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị
Sáng18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước.Hội nghị được kết nối với 37 nghìn điểm cầu với hơn 1,5 triệu đại biểu dự trong cả nước.

Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; các đồng chí Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, trưởng phó các phòng, ban đoàn thể thành phố. Thành phố Thanh Hóa có 178 điểm cầu với 3.541 đại biểu trong đó 2 điểm cầu cấp thành phố với 186 đại biểu, 47 điểm cầu phường, xã, 129 điểm cầu phố, thôn với 3.355 đại biểu. Tổng 178 điểm cầu với 3.541 đại biểu.
Các đại biểu dự tại điểm cầu TP Thanh Hóa
Tại hội nghị các đại biểu đã nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt chuyên đề: “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW”. Trong đó nhấn mạnh 5 nhóm nội dung chủ yếu gồm: Khái quát thực trạng khu vực kinh tế tư nhân (KTTN); Các nội dung cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị; Các nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ; Các nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân; Tổ chức thực hiện.
Các đại biểu dự tại điểm cầu xã Đông Nam
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt chuyên đề: “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW”. Trong đó khẳng định pháp luật là “đột phá của đột phá”, yêu cầu nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện đại.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Những đổi mới, cải cách đang được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. Đồng thời nhấn mạnh về bốn nghị quyết gồm: Nghị quyết số 57 về thúc đẩy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết số 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết số 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật và khẳng định đây là 4 Nghị quyết của “Bộ tứ trụ cột” để giúp đất nước cất cánh.
Tổng Bí thư kêu gọi toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hãy chung tay, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, biến khát vọng thành hành động, biến tiềm năng thành sức mạnh thực tế, để cùng nhau đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường của dân tộc Việt. Tổng Bí thư nêu rõ: Cả bốn nghị quyết đều thống nhất mục tiêu: xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Điểm đột phá chung của cả bốn nghị quyết là tư duy phát triển mới: từ “quản lý” sang “phục vụ”, từ “bảo hộ” sang “cạnh tranh sáng tạo”, từ “hội nhập bị động” sang “hội nhập chủ động”, từ “cải cách phân tán” sang “đột phá toàn diện, đồng bộ và sâu sắc”. Đây là bước chuyển tư duy căn bản, kế thừa thành tựu đổi mới 40 năm qua và phù hợp với xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên số.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới (2025-2030) để triển khai thực hiện bốn nghị quyết và 8 nhiệm cấp bách trong năm 2025, và nhấn mạnh: Hơn bao giờ bao giờ hết, hiện nay Ban Chấp hành Trung ương là một khối đoàn kết, thống nhất, quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, chuẩn bị thật tốt để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.
Phát biểu kết thúc hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị các đại biểu, cán bộ, đảng viên trong tỉnh nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các nội dung, những điểm mới tại 2 chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt tại hội nghị, đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đây là những chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa định hướng phát triển đất nước, liên quan trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương, đơn vị trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị quán triệt, triển khai và xin ý kiến dự thảo các quy định công tác bộ máy, tổ chức cán bộ khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
18/05/2025 00:00:00 -
Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị
18/05/2025 00:00:00 -
Khai mạc kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố khóa XXII
17/05/2025 00:00:00 -
HĐND thành phố Thanh Hóa Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
16/05/2025 00:00:00
Hội nghị quán triệt Nghị quyết số 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị
Sáng18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước.Hội nghị được kết nối với 37 nghìn điểm cầu với hơn 1,5 triệu đại biểu dự trong cả nước.

Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Thanh Hóa có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; các đồng chí Ủy viên ban Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, trưởng phó các phòng, ban đoàn thể thành phố. Thành phố Thanh Hóa có 178 điểm cầu với 3.541 đại biểu trong đó 2 điểm cầu cấp thành phố với 186 đại biểu, 47 điểm cầu phường, xã, 129 điểm cầu phố, thôn với 3.355 đại biểu. Tổng 178 điểm cầu với 3.541 đại biểu.
Các đại biểu dự tại điểm cầu TP Thanh Hóa
Tại hội nghị các đại biểu đã nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt chuyên đề: “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW”. Trong đó nhấn mạnh 5 nhóm nội dung chủ yếu gồm: Khái quát thực trạng khu vực kinh tế tư nhân (KTTN); Các nội dung cốt lõi của Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị; Các nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ; Các nội dung trọng tâm của Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân; Tổ chức thực hiện.
Các đại biểu dự tại điểm cầu xã Đông Nam
Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt chuyên đề: “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW”. Trong đó khẳng định pháp luật là “đột phá của đột phá”, yêu cầu nâng cao hiệu quả xây dựng và thi hành pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện đại.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Những đổi mới, cải cách đang được Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ triển khai không chỉ là yêu cầu khách quan của phát triển mà còn là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc. Đồng thời nhấn mạnh về bốn nghị quyết gồm: Nghị quyết số 57 về thúc đẩy khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; Nghị quyết số 59 về chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; Nghị quyết số 68 về phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 66 về đổi mới toàn diện công tác xây dựng, thi hành pháp luật và khẳng định đây là 4 Nghị quyết của “Bộ tứ trụ cột” để giúp đất nước cất cánh.
Tổng Bí thư kêu gọi toàn hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hãy chung tay, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, biến khát vọng thành hành động, biến tiềm năng thành sức mạnh thực tế, để cùng nhau đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng, hùng cường của dân tộc Việt. Tổng Bí thư nêu rõ: Cả bốn nghị quyết đều thống nhất mục tiêu: xây dựng nền tảng vững chắc để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Điểm đột phá chung của cả bốn nghị quyết là tư duy phát triển mới: từ “quản lý” sang “phục vụ”, từ “bảo hộ” sang “cạnh tranh sáng tạo”, từ “hội nhập bị động” sang “hội nhập chủ động”, từ “cải cách phân tán” sang “đột phá toàn diện, đồng bộ và sâu sắc”. Đây là bước chuyển tư duy căn bản, kế thừa thành tựu đổi mới 40 năm qua và phù hợp với xu thế toàn cầu trong kỷ nguyên số.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu rõ 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới (2025-2030) để triển khai thực hiện bốn nghị quyết và 8 nhiệm cấp bách trong năm 2025, và nhấn mạnh: Hơn bao giờ bao giờ hết, hiện nay Ban Chấp hành Trung ương là một khối đoàn kết, thống nhất, quyết tâm, quyết liệt lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra, chuẩn bị thật tốt để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, phồn vinh và hạnh phúc.
Phát biểu kết thúc hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị các đại biểu, cán bộ, đảng viên trong tỉnh nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các nội dung, những điểm mới tại 2 chuyên đề được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn quán triệt tại hội nghị, đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm. Đây là những chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong việc cụ thể hóa định hướng phát triển đất nước, liên quan trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương, đơn vị trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Lê Thảo