BÁNH GAI TỨ TRỤ
Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã.
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Nguyên liệu làm bánh gồm lá gai, gạo nếp (nếp nương hoặc nếp hoa cau) được xay thành bột. Phần không thể thiếu được để chiếc bánh thơm ngon là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Bột lá gai, bột nếp, trộn cùng mật mía cho thật kỹ đều rồi ủ trong một đêm. Người thạo nghề nếu thấy mật loãng thường phải đem cô lại và phải để cho mật nguội tự nhiên mới ngâm ủ. Bột được đem vào cối giã sao cho kết dính, hòa thấm vào nhau. Khâu giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Phải trộn thật đều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên sao cho bột mịn mềm dẻo có màu đen bóng. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn. Công đoạn này nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhão hoặc cứng. Những người làm nghề có kinh nghiệm pha chế mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết nữa. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt để nhận biết. Bột là thành phần chính của bánh, lấy nhân cho vào giữa vê tròn rồi lăn bánh trên mâm đã rải vừng. Làm bánh gai không thể thiếu vừng vì nó tạo cho chiếc bánh thêm ngọt, bùi, béo và dễ bóc. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải mịn và ngon có được vị thơm của lá gai, dầu chuối; dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, bùi của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng.
Gói bánh cũng đòi hỏi nghệ thuật!Đó phải là lá chuối khô, già tự nhiên mà không phải là lá chuối đem phơi nắng hoặc hong khô. Lá phải được gói nhiều lượt vừa để tạo mùi thơm đặc trưng, vừa định hình cho chiếc bánh và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ bánh được lâu, giữ được hương vị.
Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng. Chính cái hương vị quê hương ấy đã trở thành món quà không thể thiếu của du khách khi đến với Thọ Xuân hay về dự hội Lam Kinh.
(thanhhoatourism)
BÁNH GAI TỨ TRỤ
Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã.
Quy trình làm bánh gai tuy không khó nhưng khá công phu. Nguyên liệu làm bánh gồm lá gai, gạo nếp (nếp nương hoặc nếp hoa cau) được xay thành bột. Phần không thể thiếu được để chiếc bánh thơm ngon là nhân bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, dầu chuối, đường và thịt lợn nạc. Bột lá gai, bột nếp, trộn cùng mật mía cho thật kỹ đều rồi ủ trong một đêm. Người thạo nghề nếu thấy mật loãng thường phải đem cô lại và phải để cho mật nguội tự nhiên mới ngâm ủ. Bột được đem vào cối giã sao cho kết dính, hòa thấm vào nhau. Khâu giã bánh góp phần quyết định chất lượng của bánh. Phải trộn thật đều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên sao cho bột mịn mềm dẻo có màu đen bóng. Đây là công đoạn khó, đòi hỏi phải có kinh nghiệm thực tiễn. Công đoạn này nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến tình trạng nhão hoặc cứng. Những người làm nghề có kinh nghiệm pha chế mật “non” hoặc “già” còn tùy thuộc vào thời tiết nữa. Những người thợ giàu kinh nghiệm thường lấy mắt để nhận biết. Bột là thành phần chính của bánh, lấy nhân cho vào giữa vê tròn rồi lăn bánh trên mâm đã rải vừng. Làm bánh gai không thể thiếu vừng vì nó tạo cho chiếc bánh thêm ngọt, bùi, béo và dễ bóc. Một chiếc bánh đạt yêu cầu phải mịn và ngon có được vị thơm của lá gai, dầu chuối; dẻo của gạo nếp, vị ngọt của mật mía, bùi của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng.
Gói bánh cũng đòi hỏi nghệ thuật!Đó phải là lá chuối khô, già tự nhiên mà không phải là lá chuối đem phơi nắng hoặc hong khô. Lá phải được gói nhiều lượt vừa để tạo mùi thơm đặc trưng, vừa định hình cho chiếc bánh và cũng là cách tốt nhất để bảo vệ bánh được lâu, giữ được hương vị.
Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng. Chính cái hương vị quê hương ấy đã trở thành món quà không thể thiếu của du khách khi đến với Thọ Xuân hay về dự hội Lam Kinh.
(thanhhoatourism)