THẮNG CẢNH NÚI AN HOẠCH

Ngày 18/10/2018 16:01:22

Núi An Hoạch còn có tên là núi An Khánh, núi Khế, hay núi Nhuệ. Nhân dân thường gọi là núi Nhồi, là một kho đá quý nổi tiếng của xứ Thanh, “sắc đá óng ánh như ngọc lam”, chất xanh như khói nhạt, tiếng đá vang trong, có thể dùng làm khí dụng, chiêng, khánh, bia kệ…

 Vốn là một thắng tích ở xứ Thanh, nên các danh sĩ xa đã từng đến vãn cảnh, chiêm ngưỡng. Bất cứ ai đã từng đến đấy, dẫu chỉ có một lần nhưng đều không thể nào quên được. Xung quanh núi đá quý và thắng cảnh nổi tiếng này còn có cả một hệ thống di tích lịch sử văn hóa của người đời xưa tạo dựng để lại đời nay. Núi An Hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là cụm di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia.


*Lăng Quận Mãn

 

Nằm ở giữa làng Nhuệ (làng Nhồi), cách núi An Hoạch khoảng 200m, thuộc phố Nam Sơn, phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật, lịch sử với nhiều công trình điêu khắc hoàn toàn bằng đá. Nơi đây có khu lăng và đền thờ của Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa - một danh tướng thời Lê “công danh của ông ở niên biên quận, sự nghiệp của ông ở triều đình, đức nghiệp và công huân danh tiếng truyền mãi muôn đời”.

 




*Núi Vọng Phu

 

Cách trung tâm thành phố 3km về phía Tây Nam, là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người vợ đang quay mặt về phía biển Đông, gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá. Trong dân gian Thanh Hóa còn lưu truyền câu thơ: “Vọng Phu trẻ mãi không già Thủy chung đứng đợi biết là chờ ai?”

 




*Chù Hinh Sơn

 

Dưới chân núi Vọng phu là chùa Hinh Sơn, còn gọi là chùa Hang. Là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ Khổng Minh và Thánh Mẫu. Chùa có kiến trúc gồm tiền đường, trung đường và hậu cung. Ở nhà tiền đường có đặt tấm bia “Hinh Sơn cổ tự bi” ghi về việc tu tạo chùa. Ở hậu cung là tượng Khổng Minh được khắc vào vách hang, cao gần 2m. Các pho tượng khác cũng được tạc vào thành vách của hang, đồ thờ đều được làm bằng đá quý.




 


*Đền Thượng

 

Là trung tâm sinh hoạt văn hóa và tế lễ của 4 làng (hay bốn Ban): làng Tu (tức là thôn Nhuệ), làng Nạy, làng Sau và làng Thượng Đống, cũng là nơi thờ Thành Hoàng, ông Tổ của Nghề khắc đá. Theo văn bia “An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký” thì đền được xây dựng do Lý Thường Kiệt nhân một lần đi thăm vùng An Hoạch (núi Nhồi), đã tìm được ra loại đá “sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt”, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm văn bia, văn chương. Đền Thượng là một công trình kiến trúc đá có quy mô và lại độc lập, xa làng, gần núi. Từ Đền Thượng có thể quan sát toàn bộ khu vực Tây và Tây Bắc, khu vực núi Nhồi.

 




*Chùa Tiên Sơn

Được xây dựng ở trọng động đá núi Khế, thuộc làng Nhuệ - Phường An Hoạch - Thành phố Thanh Hóa. Chùa còn lưu giữ rất nhiều bức tượng phù điêu quý như tượng Quan Đế, Chu Xương... Đồng thời, chùa còn là nơi tổ chức Hội nghị bí mật của đại biểu toàn tỉnh, bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ chính thức của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội vào tháng 4 năm 1928.


 

THẮNG CẢNH NÚI AN HOẠCH

Đăng lúc: 18/10/2018 16:01:22 (GMT+7)

Núi An Hoạch còn có tên là núi An Khánh, núi Khế, hay núi Nhuệ. Nhân dân thường gọi là núi Nhồi, là một kho đá quý nổi tiếng của xứ Thanh, “sắc đá óng ánh như ngọc lam”, chất xanh như khói nhạt, tiếng đá vang trong, có thể dùng làm khí dụng, chiêng, khánh, bia kệ…

 Vốn là một thắng tích ở xứ Thanh, nên các danh sĩ xa đã từng đến vãn cảnh, chiêm ngưỡng. Bất cứ ai đã từng đến đấy, dẫu chỉ có một lần nhưng đều không thể nào quên được. Xung quanh núi đá quý và thắng cảnh nổi tiếng này còn có cả một hệ thống di tích lịch sử văn hóa của người đời xưa tạo dựng để lại đời nay. Núi An Hoạch được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là cụm di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia.


*Lăng Quận Mãn

 

Nằm ở giữa làng Nhuệ (làng Nhồi), cách núi An Hoạch khoảng 200m, thuộc phố Nam Sơn, phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật, lịch sử với nhiều công trình điêu khắc hoàn toàn bằng đá. Nơi đây có khu lăng và đền thờ của Mãn Quận công Lê Trung Nghĩa - một danh tướng thời Lê “công danh của ông ở niên biên quận, sự nghiệp của ông ở triều đình, đức nghiệp và công huân danh tiếng truyền mãi muôn đời”.

 




*Núi Vọng Phu

 

Cách trung tâm thành phố 3km về phía Tây Nam, là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người vợ đang quay mặt về phía biển Đông, gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hoá đá. Trong dân gian Thanh Hóa còn lưu truyền câu thơ: “Vọng Phu trẻ mãi không già Thủy chung đứng đợi biết là chờ ai?”

 




*Chù Hinh Sơn

 

Dưới chân núi Vọng phu là chùa Hinh Sơn, còn gọi là chùa Hang. Là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ Khổng Minh và Thánh Mẫu. Chùa có kiến trúc gồm tiền đường, trung đường và hậu cung. Ở nhà tiền đường có đặt tấm bia “Hinh Sơn cổ tự bi” ghi về việc tu tạo chùa. Ở hậu cung là tượng Khổng Minh được khắc vào vách hang, cao gần 2m. Các pho tượng khác cũng được tạc vào thành vách của hang, đồ thờ đều được làm bằng đá quý.




 


*Đền Thượng

 

Là trung tâm sinh hoạt văn hóa và tế lễ của 4 làng (hay bốn Ban): làng Tu (tức là thôn Nhuệ), làng Nạy, làng Sau và làng Thượng Đống, cũng là nơi thờ Thành Hoàng, ông Tổ của Nghề khắc đá. Theo văn bia “An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký” thì đền được xây dựng do Lý Thường Kiệt nhân một lần đi thăm vùng An Hoạch (núi Nhồi), đã tìm được ra loại đá “sắc óng ánh như ngọc lam, chất biếc xanh như khói nhạt”, đánh lên thì tiếng ngân muôn dặm, dùng làm văn bia, văn chương. Đền Thượng là một công trình kiến trúc đá có quy mô và lại độc lập, xa làng, gần núi. Từ Đền Thượng có thể quan sát toàn bộ khu vực Tây và Tây Bắc, khu vực núi Nhồi.

 




*Chùa Tiên Sơn

Được xây dựng ở trọng động đá núi Khế, thuộc làng Nhuệ - Phường An Hoạch - Thành phố Thanh Hóa. Chùa còn lưu giữ rất nhiều bức tượng phù điêu quý như tượng Quan Đế, Chu Xương... Đồng thời, chùa còn là nơi tổ chức Hội nghị bí mật của đại biểu toàn tỉnh, bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ chính thức của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội vào tháng 4 năm 1928.