Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 565 Quang Trung - Phường Đông Vệ - Tp.Thanh Hóa Điện thoại: (037)3910.222, Fax: (037)3910475
Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020: Trường ĐHHĐ là địa chỉ tin cậy, có uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, quản lý kinh tế đạt ngang tầm với các trường đại học lớn, có uy tín trong nước.
Nhà trường đã xác định phương châm gồm:
1. Chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động đào tạo, NCKH của nhà trường; là yếu tố quyết định cho sự mở rộng hợp tác, cạnh tranh và phát triển của nhà trường;
2. Phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh phù hợp với nhu cầu của Quốc gia, khu vực và của tỉnh Thanh Hoá;
3. Lấy người học làm trung tâm trong mọi hoạt động của nhà trường, coi lợi ích của người sử dụng sản phẩm đào tạo và ứng dụng sản phẩm NCKH của trường là lợi ích của chính nhà trường.
Nhà trường hiện có ba cơ sở: Cơ sở chính tại phường Đông Vệ, cơ sở II tại phường Đông Sơn và trung tâm Giáo dục Quốc phòng tại xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích hơn 70 ha. Tổ chức, bộ máy của nhà trường gồm 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn và thực hiện theo Điều lệ trường đại học.
Trường hiện có 13 khoa: khoa Công nghệ Thông tin và truyền thông, khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Khoa học Xã hội và Nhăn văn, khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, khoa Lý luận Chính trị, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, khoa Giáo dục - Thể chất, khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, khoa Tại chức, khoa Sư phạm Mầm non, khoa Sư phạm Tiểu học, khoa Ngoại Ngữ và khoa Tâm lý Giáo dục;
Có 10 phòng: phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Đào tạo, Hành chính - Tổng hợp, Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Quản lý Khoa học và Công nghệ, Thanh tra, Tổ chức - Cán bộ, Đảm bảo chất lượng và Khảo thí và phòng Quản trị, vật tư ,Thiết bị;
Có 3 ban: Ban Quản lý Nội trú, Ban Quản lý Dự án xây dựng, Ban Bảo vệ;
Có 6 trung tâm: Trung tâm Thông tin – Thư viện, Giáo dục Quốc tế, Giáo dục Quốc phòng, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ và trung tâm Phát triển Đào tạo và hỗ trợ học tập. Ngoài ra, nhà trường còn có Trạm Y tế để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong trường.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu. Đến nay, trong tổng số 759 cán bộ, giảng viên, có 53 PGS và Tiến sĩ, 295 Thạc sĩ; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 68%, trong đó tiến sĩ là 11%. Đội ngũ giảng viên của trường cơ bản có chuyên môn vững vàng, có khả năng ứng dụng nghệ thông tin, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, NCKH và quản lý. Nhà trường đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ; quy hoạch đội ngũ giảng viên đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên Nhà trường. Hằng năm, trường đã cử hàng chục lượt cán bộ giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài. Hiện nay, có 132 GV đang học sau đại học, trong đó có 71 học NCS (21 NCS ở nước ngoài) và 61 học cao học (14 cao học ở nước ngoài). Ngoài ra, trường cũng đã mời hàng trăm lượt thỉnh giảng của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ từ các trường đại học, các viện nghiên cứu về giảng dạy.
Từ năm học 2007-2008, nhà trường đã vận hành quy trình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2000 và đến năm 2010 đã chuyển đổi và vận hành qui trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đã ban hành các quy trình hoạt động, xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo tại trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả công tác quản lý, điều hành hoạt động trong nhà trường.
Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 5 chuyên ngành sau đại học, 28 ngành bậc đại học, 21 ngành bậc cao đẳng. Cùng với đào tạo hệ chính quy, Nhà trường đang đào tạo các hình thức VLVH, liên thông, văn bằng đại học thứ 2 và bồi dưỡng ngắn hạn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người học. Quy mô đào tạo của Nhà trường hiện nay là gần 16.000 HSSV. Từ năm 2008, nhà trường từng bước thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc áp dụng phương thức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông trong đào tạo, học ngành hai. Nội dung, chương trình của các ngành đào tạo được xây dựng theo hướng nghề nghiệp ứng dụng; đảm bảo tính liên thông, hiện đại, sát với thực tiễn và yêu cầu của người sử dụng lao động. Bên cạnh tự đào tạo, Nhà trường đã và đang liên kết kết với các trường đại học đào tạo các ngành, chuyên ngành đại học và sau đại học phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Cùng với đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ là nhiệm vụ chủ yếu của trường đại học. Những năm qua, nhà trường đã thực hiện 5 đề tài khoa học cấp Nhà nước; 35 đề tài cấp bộ, 48 đề tài cấp tỉnh và hàng trăm đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài đã được áp dụng và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường và phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh. Cán bộ, giảng viên đã công bố 898 công trình NCKH trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, trong đó tạp chí quốc tế có 62 công trình. Công tác NCKH của sinh viên cũng được coi trọng, hiện có 32 đề tài NCKH sinh viên đạt giải cấp Bộ, 4 giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec). Hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo được công nhận và được áp dụng vào các hoạt động của nhà trường. Nhiều đề tài khoa học các cấp đã được ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả đáng kể trong giáo dục, đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hằng năm, trường đã thực hiện nhiều hội thảo khoa học các cấp hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Những năm tới, nhà trường sẽ tập trung phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ; hướng các đề tài vào mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ CB,GV; phục vụ đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, gắn thực hiện NCKH với việc đào tạo thạc sĩ và đề tài của nghiên cứu sinh.
Công tác hợp tác quốc tế được coi trọng góp phần phục vụ công tác đào tạo, NCKH, xây dựng đội ngũ và phát triển nhà trường trong tiến trình hội nhập. Trường đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo uy tín trong khu vực và ở các châu lục. Hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên, sinh viên đi làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, NCKH và quản lý; tham dự hội nghị hội thảo quốc tế. Trường đã đón tiếp hàng trăm lượt khách nước ngoài đến thăm và làm việc; hợp tác với các tổ chức quốc tế; tiếp nhận 34 giáo viên tình nguyện, chuyên gia tiếng Anh nước ngoài đến trường giảng dạy; đào tạo 75 lưu học sinh Lào theo Chương trình hợp tác đào tạo giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn. Bằng các nguồn kinh phí của đề án và các chương trình hợp tác quốc tế, đến nay đã có 140 người, trong đó 50% là giảng viên nhà trường được gửi đi đào tạo sau đại học tại 59 trường đại học của 18 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong giai đoạn tới, nhà trường tiếp tục xúc tiến các chương trình hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên; liên kết đào tạo, NCKH với các cơ sở đào tạo đại học tiên tiến của các nước trên thế giới, trong khu vực; tiến tới xây dựng khoa Đào tạo Quốc tế, du học tại chỗ. Thực hiện hiệu quả các đề án, dự án: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài” bằng ngân sách của Tỉnh; “Hỗ trợ phát triển Chương trình đào tạo các trường đại học Nông nghiệp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu” do Hà Lan tài trợ; “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý tỉnh Thanh Hóa” và “Xây dựng Trung tâm Đào tạo tiếng Việt tại tỉnh Hủa Phăn” (CHDCND Lào).
Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng bằng việc xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn lý thuyết với thực hành. Chuyển đổi dạy học tiếng Anh theo định hướng TOEIC, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc được trong môi trường có yếu tố quốc tế. Chất lượng đào tạo có chuyển biến tích cực, số sinh viên có kết quả học tập khá giỏi được nâng lên, trung bình có 67% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp. Hệ thống mạng thông tin được phủ kín, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thông tin, tư liệu được tăng cường đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Hiện tại, Nhà trường có 140 phòng học tiêu chuẩn, 26 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, 1 nhà học đặc thù, 20 phòng máy vi tính nối mạng, đủ cho sinh viên học tập và rèn nghề.
Nhà trường đã nhận được nhiều bằng khen và các danh hiệu cao quý do Nhà nước tặng: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhì; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT; Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hoá. Nhà trường đã phát triển đúng hướng và trở thành cơ sở đào tạo lớn nhất và ở trình độ cao nhất tỉnh Thanh Hoá, là con chim đầu đàn của hệ thống các trường đại học do địa phương quản lý.
Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá, có quy mô và cơ cấu đào tạo hợp lý theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng yêu cầu xã hội; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao và phẩm chất tốt, say mê NCKH, thành thạo ngoại ngữ và tin học; xây dựng môi trường tự do phát huy trí tuệ, độc lập sáng tạo; đảm bảo cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động, đưa trường Đại học Hồng Đức trở thành một trung tâm đào tạo và NCKH chất lượng cao, có vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà./.
Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 565 Quang Trung - Phường Đông Vệ - Tp.Thanh Hóa Điện thoại: (037)3910.222, Fax: (037)3910475
Tầm nhìn chiến lược đến năm 2020: Trường ĐHHĐ là địa chỉ tin cậy, có uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở một số chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp, quản lý kinh tế đạt ngang tầm với các trường đại học lớn, có uy tín trong nước.
Nhà trường đã xác định phương châm gồm:
1. Chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu, là nguyên tắc và định hướng cho các hoạt động đào tạo, NCKH của nhà trường; là yếu tố quyết định cho sự mở rộng hợp tác, cạnh tranh và phát triển của nhà trường;
2. Phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh phù hợp với nhu cầu của Quốc gia, khu vực và của tỉnh Thanh Hoá;
3. Lấy người học làm trung tâm trong mọi hoạt động của nhà trường, coi lợi ích của người sử dụng sản phẩm đào tạo và ứng dụng sản phẩm NCKH của trường là lợi ích của chính nhà trường.
Nhà trường hiện có ba cơ sở: Cơ sở chính tại phường Đông Vệ, cơ sở II tại phường Đông Sơn và trung tâm Giáo dục Quốc phòng tại xã Quảng Thành, Thành phố Thanh Hoá với tổng diện tích hơn 70 ha. Tổ chức, bộ máy của nhà trường gồm 3 cấp: Trường, Khoa, Bộ môn và thực hiện theo Điều lệ trường đại học.
Trường hiện có 13 khoa: khoa Công nghệ Thông tin và truyền thông, khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Khoa học Xã hội và Nhăn văn, khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, khoa Lý luận Chính trị, khoa Kỹ thuật - Công nghệ, khoa Giáo dục - Thể chất, khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, khoa Tại chức, khoa Sư phạm Mầm non, khoa Sư phạm Tiểu học, khoa Ngoại Ngữ và khoa Tâm lý Giáo dục;
Có 10 phòng: phòng Công tác Học sinh Sinh viên, Đào tạo, Hành chính - Tổng hợp, Hợp tác Quốc tế, Kế hoạch - Tài chính, Quản lý Khoa học và Công nghệ, Thanh tra, Tổ chức - Cán bộ, Đảm bảo chất lượng và Khảo thí và phòng Quản trị, vật tư ,Thiết bị;
Có 3 ban: Ban Quản lý Nội trú, Ban Quản lý Dự án xây dựng, Ban Bảo vệ;
Có 6 trung tâm: Trung tâm Thông tin – Thư viện, Giáo dục Quốc tế, Giáo dục Quốc phòng, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nghiên cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ và trung tâm Phát triển Đào tạo và hỗ trợ học tập. Ngoài ra, nhà trường còn có Trạm Y tế để phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và học sinh, sinh viên trong trường.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu. Đến nay, trong tổng số 759 cán bộ, giảng viên, có 53 PGS và Tiến sĩ, 295 Thạc sĩ; tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học đạt trên 68%, trong đó tiến sĩ là 11%. Đội ngũ giảng viên của trường cơ bản có chuyên môn vững vàng, có khả năng ứng dụng nghệ thông tin, sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, NCKH và quản lý. Nhà trường đã và đang thực hiện nhiều chính sách khuyến khích giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ; quy hoạch đội ngũ giảng viên đi đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, để góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên Nhà trường. Hằng năm, trường đã cử hàng chục lượt cán bộ giảng viên đi học thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và nước ngoài. Hiện nay, có 132 GV đang học sau đại học, trong đó có 71 học NCS (21 NCS ở nước ngoài) và 61 học cao học (14 cao học ở nước ngoài). Ngoài ra, trường cũng đã mời hàng trăm lượt thỉnh giảng của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ từ các trường đại học, các viện nghiên cứu về giảng dạy.
Từ năm học 2007-2008, nhà trường đã vận hành quy trình quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2000 và đến năm 2010 đã chuyển đổi và vận hành qui trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đã ban hành các quy trình hoạt động, xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo tại trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả công tác quản lý, điều hành hoạt động trong nhà trường.
Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 5 chuyên ngành sau đại học, 28 ngành bậc đại học, 21 ngành bậc cao đẳng. Cùng với đào tạo hệ chính quy, Nhà trường đang đào tạo các hình thức VLVH, liên thông, văn bằng đại học thứ 2 và bồi dưỡng ngắn hạn để đáp ứng tối đa nhu cầu của người học. Quy mô đào tạo của Nhà trường hiện nay là gần 16.000 HSSV. Từ năm 2008, nhà trường từng bước thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Việc áp dụng phương thức này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông trong đào tạo, học ngành hai. Nội dung, chương trình của các ngành đào tạo được xây dựng theo hướng nghề nghiệp ứng dụng; đảm bảo tính liên thông, hiện đại, sát với thực tiễn và yêu cầu của người sử dụng lao động. Bên cạnh tự đào tạo, Nhà trường đã và đang liên kết kết với các trường đại học đào tạo các ngành, chuyên ngành đại học và sau đại học phục vụ trực tiếp quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Cùng với đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ là nhiệm vụ chủ yếu của trường đại học. Những năm qua, nhà trường đã thực hiện 5 đề tài khoa học cấp Nhà nước; 35 đề tài cấp bộ, 48 đề tài cấp tỉnh và hàng trăm đề tài cấp cơ sở. Nhiều đề tài đã được áp dụng và góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường và phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh. Cán bộ, giảng viên đã công bố 898 công trình NCKH trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế, trong đó tạp chí quốc tế có 62 công trình. Công tác NCKH của sinh viên cũng được coi trọng, hiện có 32 đề tài NCKH sinh viên đạt giải cấp Bộ, 4 giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec). Hàng trăm sáng kiến kinh nghiệm và ý tưởng sáng tạo được công nhận và được áp dụng vào các hoạt động của nhà trường. Nhiều đề tài khoa học các cấp đã được ứng dụng thành công, mang lại hiệu quả đáng kể trong giáo dục, đào tạo và phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hằng năm, trường đã thực hiện nhiều hội thảo khoa học các cấp hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nhà trường và đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Những năm tới, nhà trường sẽ tập trung phát triển tiềm lực khoa học - công nghệ; hướng các đề tài vào mục tiêu nâng cao năng lực đội ngũ CB,GV; phục vụ đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, gắn thực hiện NCKH với việc đào tạo thạc sĩ và đề tài của nghiên cứu sinh.
Công tác hợp tác quốc tế được coi trọng góp phần phục vụ công tác đào tạo, NCKH, xây dựng đội ngũ và phát triển nhà trường trong tiến trình hội nhập. Trường đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với các trường đại học, các cơ sở đào tạo uy tín trong khu vực và ở các châu lục. Hàng trăm lượt cán bộ, giảng viên, sinh viên đi làm việc, học tập, trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, NCKH và quản lý; tham dự hội nghị hội thảo quốc tế. Trường đã đón tiếp hàng trăm lượt khách nước ngoài đến thăm và làm việc; hợp tác với các tổ chức quốc tế; tiếp nhận 34 giáo viên tình nguyện, chuyên gia tiếng Anh nước ngoài đến trường giảng dạy; đào tạo 75 lưu học sinh Lào theo Chương trình hợp tác đào tạo giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Hủa Phăn. Bằng các nguồn kinh phí của đề án và các chương trình hợp tác quốc tế, đến nay đã có 140 người, trong đó 50% là giảng viên nhà trường được gửi đi đào tạo sau đại học tại 59 trường đại học của 18 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong giai đoạn tới, nhà trường tiếp tục xúc tiến các chương trình hợp tác trao đổi giảng viên, sinh viên; liên kết đào tạo, NCKH với các cơ sở đào tạo đại học tiên tiến của các nước trên thế giới, trong khu vực; tiến tới xây dựng khoa Đào tạo Quốc tế, du học tại chỗ. Thực hiện hiệu quả các đề án, dự án: “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài” bằng ngân sách của Tỉnh; “Hỗ trợ phát triển Chương trình đào tạo các trường đại học Nông nghiệp Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu” do Hà Lan tài trợ; “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn lãnh đạo, quản lý tỉnh Thanh Hóa” và “Xây dựng Trung tâm Đào tạo tiếng Việt tại tỉnh Hủa Phăn” (CHDCND Lào).
Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng bằng việc xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho từng ngành đào tạo; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn lý thuyết với thực hành. Chuyển đổi dạy học tiếng Anh theo định hướng TOEIC, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc được trong môi trường có yếu tố quốc tế. Chất lượng đào tạo có chuyển biến tích cực, số sinh viên có kết quả học tập khá giỏi được nâng lên, trung bình có 67% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp. Hệ thống mạng thông tin được phủ kín, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thông tin, tư liệu được tăng cường đáp ứng yêu cầu đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ. Hiện tại, Nhà trường có 140 phòng học tiêu chuẩn, 26 phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, 1 nhà học đặc thù, 20 phòng máy vi tính nối mạng, đủ cho sinh viên học tập và rèn nghề.
Nhà trường đã nhận được nhiều bằng khen và các danh hiệu cao quý do Nhà nước tặng: Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhì; Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT; Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hoá. Nhà trường đã phát triển đúng hướng và trở thành cơ sở đào tạo lớn nhất và ở trình độ cao nhất tỉnh Thanh Hoá, là con chim đầu đàn của hệ thống các trường đại học do địa phương quản lý.
Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng Nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá, có quy mô và cơ cấu đào tạo hợp lý theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, đáp ứng yêu cầu xã hội; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ cao và phẩm chất tốt, say mê NCKH, thành thạo ngoại ngữ và tin học; xây dựng môi trường tự do phát huy trí tuệ, độc lập sáng tạo; đảm bảo cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho các hoạt động, đưa trường Đại học Hồng Đức trở thành một trung tâm đào tạo và NCKH chất lượng cao, có vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục đại học nước nhà./.