Trường THPT Đào Duy Từ
Địa điểm: số 33 Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, Thành phố thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 0913310345; Email: thpt.daoduytu@thanhhoa.edu.vn
Cơ cấu tổ chức:
+ Đảng bộ nhà trường gồm 03 chi bộ trực thuộc với 74 đảng viên. Bí thư Đảng ủy: Thầy giáo Chu Hồng Văn.
+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 88 người. Trường có 07 tổ chuyên môn (Toán-Tin, Lí-KTCN, Hóa-Sinh, Văn, Sử-Địa-GDCD, NN, TDQP) và Tổ văn phòng. Hiệu trưởng: Thầy giáo Chu Hồng Văn. Phó hiệu trưởng: Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng.
I. Quá trình xây dựng và phát triển
Ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử của đất nước, ngôi trường này không chỉ là vùng ký ức riêng của những ai đã một thời gắn bó, mà còn là không gian văn hóa lịch sử mang đậm những dấu ấn thời đại về đất và người xứ Thanh. Nơi đã chấp cánh cho bao thế hệ trưởng thành, tung cánh muôn phương, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Collège de Thanh Hóa, Cấp III Lam Sơn và nay là trường THPT Đào Duy Từ - mái trường đã khẳng định mình như thế trước thời gian.
Khi đặt ách đô hộ lên xứ An Nam, người Pháp đã chủ trương hình thành trường học tại vùng này với mục đích đào tạo một đội ngũ viên chức để phục vụ cho bộ máy cai trị của họ nên Collège de Thanh Hóa đã ra đời vào năm 1931. Có điều, dưới một góc nhìn khác thì không hẳn chỉ để phục vụ cho việc cai trị mà bản thân những học sinh Collège de Thanh Hóa, họ cũng đã được tiếp thu một nền văn minh mới, được trang bị nền học vấn mới, trong đó có cả những nội dung giáo dục về ngôn ngữ, về lịch sử, về văn hóa bản địa của người Việt.
Xứ Thanh vốn “địa linh, nhân kiệt”, nơi có truyền thống hiếu học, yêu nước và
cách mạng. Từ buổi đầu mái trường đã là nơi tập hợp của những trái tim yêu nước, thương nòi. Vượt qua mọi ràng buộc của nền giáo dục thực dân, từ trong lòng của nhà trường Collège de Thanh Hóa, lớp học sinh ưu tú đã thức tỉnh, tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thanh Hóa, đã phát huy tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh cách mạng như các anh Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Lý Chính Thắng…Nhiều phong trào yêu nước trong lòng ngôi trường này diễn ra sôi nổi như: tẩy chay phường xiếc Harmiston’s năm 1936; kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, ngày Quốc tế lao động; giải truyền đơn hưởng ứng “Đông Dương đại hội” mùa thu năm 1936; hưởng ứng phong trào vận động truyền bá Quốc ngữ năm 1937…
Năm 1943, Collège de Thanh Hóa đổi tên thành Collège Đào Duy Từ. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Ngày 10 tháng 12 năm 1945, nhà trường tiến hành buổi Lễ khai giảng năm học đầu tiên dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cứ vậy, xuyên suốt một thời kỳ dài từ năm 1931 đến năm 1945 với danh nghĩa là nhà trường của Pháp trên đất Việt, nhưng Collège de Thanh Hóa lại trở thành cái nôi đào tạo cho biết bao thế hệ những học sinh tiêu biểu, những người con yêu nước như: Trần Mai Ninh (Nguyễn Thường Khanh), Thôi Hữu (Nguyễn Đắc Giới), Lê Hữu Kiều, Lê Văn Giạng, Nguyễn Trác, Hồ Sĩ Phấn, Nguyễn Trinh Tiếp, Nguyễn Xuân Phương, Trương Khâm, Lê Duy Hoàn, Đỗ Trọng Thuận, Nguyễn Trọng Chơn, Nguyễn Duy Tính…
Những ngày cuối năm 1946, ngọn lửa yêu nước càng bùng cháy mãnh liệt, khi đất nước ta chính thức bước vào cuộc chiến chống thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương, thầy trò trường Collège Đào Duy Từ phải sơ tán về nông thôn và sẵn sàng lên đường kháng chiến. Lịch sử ghi danh những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, những vị tướng lừng danh là cựu học sinh của trường đã cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Và cũng trong gian khó đó, ngày 01 tháng 5 năm 1948 Chi bộ Lam Sơn được thành lập tại Thọ Lộc, Thọ Xuân, tiền thân của Đảng bộ trường THPT Đào Duy Từ ngày nay. Phải sơ tán trong khói lửa chiến tranh, nhưng với tinh thần bền bỉ, đảm bảo nhiệm vụ dạy và học, các thầy cô giáo đầy tâm huyết đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1950, đất nước ta bắt đầu cuộc cải cách Giáo dục lần thứ nhất. Để phù hợp với chủ trương của toàn ngành giáo dục lúc bấy giờ, trường Collège Đào Duy Từ đã chính thức đổi tên thành trường Cấp III Lam Sơn vào ngày 12 tháng 4 năm 1951, đây là trường trung học đầu tiên của Thanh Hóa kể từ sau cách mạng tháng Tám. Với truyền thống yêu nước sẵn có, thầy và trò nhà trường đã tham gia công tác xã hội chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhiều thế hệ thầy và trò đã hết mình đóng góp trí tuệ, tuổi thanh xuân và cả máu xương của mình cùng dân tộc làm nên chiến thắng vang dội Điện biên phủ năm 1954, để rồi hân hoan trong niềm vui thắng lợi, trường Cấp III Lam sơn cùng cả nước, kiêu hãnh bước sang một trang mới. Tháng 12 năm 1954, trường trở về thị xã Thanh Hóa, thầy trò vui mừng ra sức góp công hoàn thành xây dựng khu trường mới trên mảnh đất hiện nay vào năm 1959. Ở giai đoạn này xuất hiện các tên tuổi là học sinh ưu tú của nhà trường như: Lương Ngọc Toản, Võ Văn Trác, Trịnh Tự, Tôn Gia Huyên, Đỗ Ánh, Trịnh Thương Mại, Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Quốc Vượng, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Văn Phong, Vũ Tuyên Hoàng, Phan Diễn, Hà Hiệp, Nguyễn Dy Niên, Huỳnh Hữu Bình, Nguyễn Ân Niên, Đặng Thanh Lê, Đặng Anh Đào, Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Bao, Nguyễn Tài Lương, Tống Duy Thanh, Nguyễn Xuân Quỳnh, Nguyễn Tài, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Trọng Vinh…
Năm 1965, Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thầy và trò trường Cấp III Lam Sơn lại cùng nhau sơ tán, biến gian khó thành động lực để vươn lên. Bom đạn nuôi khí thế học tập, nuôi khát vọng chiến đấu, những hoạt động giáo dục giảng dạy của trường vẫn đảm bảo liên tục và toàn diện. Năm 1970, thầy trò vui mừng trở về thị xã Thanh Hóa. Năm 1972, đế quốc Mỹ điên cuồng tàn phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân lần thứ hai. Thầy trò nhà trường lại tiếp tục sơ tán về Đông Sơn, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, vừa đảm bảo nhiệm vụ dạy và học, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Biết bao học sinh đã giã từ người thân, tạm biệt mái trường để lên đường vào miền Nam chiến đấu, máu xương và thanh xuân của học sinh Lam Sơn tiếp tục đổ xuống cho đất nước hôm nay được hòa bình, hạnh phúc. Năm 1973, hiệp định Paris được ký, thầy trò nhà trường hân hoan trở về nơi đất cũ. Những tài năng là học sinh của nhà trường trong giai đoạn này lại xuất hiện và không thua kém thế hệ đi trước như: Nguyễn Tiến Quang, Lê Dụng Mưu, Vũ Văn Thông, Lê Trường Tùng, Nguyễn Thúc Anh, Vũ Hoàng Dũng, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Văn Quang, Phạm Hưng, Vũ Xuân Hạ, Lê Tuấn Anh…
Ngày 20 tháng 8 năm 1992, bộ phận chuyên tách ta thành lập Trường PTTH Lam Sơn (có trách nhiệm đào tạo học sinh giỏi toàn tỉnh). Một lần nữa trường Cấp III Lam Sơn lại trở về với cái tên năm xưa: Trường PTTH Đào Duy Từ. Ngày nay, những dãy nhà A, nhà B, nhà D với lối thiết kế mang đậm phong cách châu Âu vẫn còn đó, bền bỉ qua năm tháng. Nơi đây, hàng trăm thế hệ cựu học sinh đã và đang thành đạt, sinh sống ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới vẫn luôn hướng về, luôn chờ mong những ngày thu hội ngộ. Có những người đã được lưu danh trong sử sách, nhiều người đã trở thành anh hùng. Nhiều người đang giữ những trọng trách của Đảng và nhà nước, là doanh nhân thành đạt và có những người bình dị với cuộc sống đời thường, góp phần xây dựng gia đình, xây dựng thành phố và đất nước. Nhiều người lại trở về với trường, đứng trên bục giảng, tiếp tục sự nghiệp trồng người chính tại nơi mà mình đã được ươm trồng, được dạy dỗ lớn khôn.
Biết ơn lịch sử và trả ơn bằng chính sự kế thừa phát huy truyền thống trồng người, đó là những gì mà tập thể thầy trò trường THPT Đào Duy Từ đang dày công xây dựng. Để đến hôm nay, mái trường mang tên Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ chính là niềm tự hào của biết bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh đang ngày đêm nỗ lực cống hiến. Trường THPT Đào Duy Từ, tên gọi ngày nay của Collège de Thanh Hóa và cấp III Lam Sơn giờ đây đã trở thành một thương hiệu của ngành Giáo dục Thanh Hóa, là địa chỉ đào tạo nhân lực, nhân tài chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Từ đó tạo điểm tựa để nơi đây luôn hội tụ được đội ngũ nhà giáo Tâm huyết - Tài năng - Nhân ái và lớp học trò Tự tin - Năng động - Sáng tạo, biết kế thừa truyền thống quý báu trong hành trình hoàn thiện bản thân, viết tiếp trang sử vẻ vang của ngôi trường. Với sự nỗ lực của thầy - trò nhà trường cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Sở GĐ-ĐT, Thành ủy, UBND thành phố Thanh Hóa:
Nhà trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu Trường tiên tiến cấp tỉnh các năm học: 1995-1996; 1996 -1997; 1999-2000. |
Năm học 1998 -1999 trường được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen. |
Nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh các năm học: 1997 - 1998; 2000- 2001; 2001-2002. |
Năm học 2002 - 2003 nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. |
Năm học 2003 -2004 nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. |
Năm học 2004-2005; 2006-2007 trường được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen. |
Năm học 2005-2006 nhà trường đạt Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. |
Năm học 2007 - 2008 nhà trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. |
Nhà trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen các năm học: 2008 - 2009; 2009 -2010. |
Đặc biệt năm học 2010 - 2011 nhà trường được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; QĐ số: 1957/QĐ - CTN ngày 02/11/2011. |
Năm học 2012 - 2013 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ Số: 3279/QĐ - UBND ngày 11/10/2013. |
Năm học 2013 - 2014 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ số: 3646/QĐ-UBND ngày 30/10/2014. |
Năm học 2016 - 2017 nhà trường được UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua; QĐ số: 3269/QĐ-UBND ngày 31/08/2017. |
Năm học 2019 - 2020 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ số: 4993/QĐ-UBND ngày 20/11/2020. |
Năm học 2020 – 2021 nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. |
III. Định hướng nâng cao chất giáo dục của nhà trường
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường đã đề ra những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ từng thời kỳ, từng năm học. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà trường đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động: “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “ Xây dựng trường học hạnh phúc”.... Những cuộc vận động và phòng trào lớn đó đã thực sự có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Đào Duy Từ.
Trường THPT Đào Duy Từ luôn quan tâm chú trọng chất lượng đạo đức của học sinh. Đó là sự kết hợp giáo dục đạo đức thông qua giáo dục chính khóa và giáo dục ngoài giờ, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điểm trong năm học do nhà trường và Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức. Hưởng ứng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trường THPT Đào Duy Từ đã tham gia nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đối với cộng đồng và toàn xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên nhân cách cho học sinh trường THPT Đào Duy Từ với sự phát triển toàn diện của Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, dạy tốt và học tốt nên chất lượng luôn được giữ vững và ngày càng nâng cao. Hàng năm trường có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt cao. Kết quả học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT hàng năm luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh. Có nhiều học sinh đạt giải quốc gia về văn hóa, KHKT và hội khỏe Phù Đổng toàn quốc...
Không chỉ chú trọng dạy và học chính khóa, nhà trường còn quan tâm chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao như: tổ chức văn nghệ, TDTT thường xuyên cho học sinh; các hoạt động câu lạc bộ; tham quan ngoại khóa; các cuộc thi giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, về đất nước, về Bác Hồ, về quê hương, nhà trường... Nhằm làm cho học sinh có nhận thức đầy đủ, phát triển một cách toàn diện các kỹ năng cần thiết, đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Để các em có điều kiện cọ sát, thử thách và trải nghiệm chính mình tại những môi trường sáng tạo và hội nhập.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được nhà trường chú trọng đề ra cho các tổ chuyên môn thực hiện hàng năm thông qua hội thảo chuyên đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm. Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Từ năm 2011 đến năm 2022 có 131
sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp ngành, 8 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, 2 đề tài KHKT đạt giải quốc gia, có 17 thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có 3 thầy giáo vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen là: thầy giáo Hoàng Khắc Thành, thầy giáo Chu Hồng Văn và thầy giáo Hoàng Văn Quang. Có 8 thầy cô giáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: cô Nguyễn Thị Thu Hằng, thầy Trần Như Chuyên, Chu Hồng Văn, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Hồng Chính, Trần Đức Thu, Hoàng Văn Quang, Nguyễn Việt Dũng, 15 thầy cô giáo được UBND tỉnh tặng Bằng khen... Đặc biệt trong những năm gần đây nhà trường đã triển khai các hoạt động đổi mới của ngành: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá; tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Năm học 2021 - 2022 nhà trường đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường - một năm có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử hình thành và phát triển của Collège de Thanh Hóa - Collège Đào Duy Từ - Cấp III Lam Sơn - THPT Đào Duy Từ. Là dịp nhìn lại chặng đường 90 năm, để tổng kết những thành quả đã đạt được và tôn vinh những giá trị cốt lõi của nhà trường, kết nối truyền thống với hiện đại, định hướng xây dựng và phát triển nhà trường trong tương lai. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh là để phát triển chất lượng giáo dục trong yêu cầu hội nhập, nhà trường đặc biệt quan tâm tới ba yếu tố: thứ nhất là chất lượng đội ngũ nhà giáo, thứ hai là nội dung phương pháp và thứ ba là cơ sở vật chất hiện đại. Trường THPT Đào Duy Từ đã và sẽ mãi là một mái trường mà ở đó tính tự giác, tiên phong, gương mẫu, tận tụy, sáng tạo, nhân ái của giáo viên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trang của nghề dạy học. Tập thể thầy cô giáo, các thế hệ học sinh đã và đang giảng dạy, học tập dưới mái trường này sẽ là một khối đại đoàn kết vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp trồng người trong thời kỳ đổi mới.
Hơn 90 năm qua, cán bộ giáo viên và học sinh trường Collège de Thanh Hóa - THPT Đào Duy Từ, mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh đã từng trải qua đủ mọi khó khăn, gian nan thử thách, nhưng có một điểm chung: dù thuận lợi hay gian khổ đến mấy, các thế hệ thầy trò đã nối tiếp nhau để không ngưng nghỉ đứt đoạn ngày nào sự nghiệp trồng người; ngọn lửa truyền thống hiếu học, yêu nước và cách mạng của nhà trường vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi thời kỳ.
Từ lịch sử bến đò Collège de Thanh Hóa - Collège Đào Duy Từ - Cấp III Lam Sơn, bao thế hệ thầy - trò đã nắm chặt tay nhau để ươm mầm cuộc sống mới, như một chiếc nôi đã vươn ra đủ lớn để nâng cánh cho hàng vạn học sinh nay đang có mặt và lập nghiệp trên mọi miền tổ quốc. Diện mạo trường THPT Đào Duy Từ hôm nay là kết tinh của một quá trình liền mạch, kết nối của nhiều thế hệ, mang dấu ấn khát vọng, lý tưởng sống và phong cách thầy và trò xứ Thanh. Lịch sử là điểm tựa, là hành trang để đi tới, thầy trò trường THPT Đào Duy Từ hôm nay đang phát huy năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, quyết tâm phấn đấu và hội đủ điều kiện để phát triển nhà trường lên một tầm cao mới, góp phần hiện thực hóa “khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng”, giai đoạn 2021 - 2030, xứng danh với vùng đất hiếu học, yêu nước, cách mạng và làm rạng danh quê hương Thanh Hóa anh hùng.
Trường THPT Đào Duy Từ
Địa điểm: số 33 Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, Thành phố thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 0913310345; Email: thpt.daoduytu@thanhhoa.edu.vn
Cơ cấu tổ chức:
+ Đảng bộ nhà trường gồm 03 chi bộ trực thuộc với 74 đảng viên. Bí thư Đảng ủy: Thầy giáo Chu Hồng Văn.
+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 88 người. Trường có 07 tổ chuyên môn (Toán-Tin, Lí-KTCN, Hóa-Sinh, Văn, Sử-Địa-GDCD, NN, TDQP) và Tổ văn phòng. Hiệu trưởng: Thầy giáo Chu Hồng Văn. Phó hiệu trưởng: Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng.
I. Quá trình xây dựng và phát triển
Ra đời từ những năm đầu của thế kỷ XX, trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử của đất nước, ngôi trường này không chỉ là vùng ký ức riêng của những ai đã một thời gắn bó, mà còn là không gian văn hóa lịch sử mang đậm những dấu ấn thời đại về đất và người xứ Thanh. Nơi đã chấp cánh cho bao thế hệ trưởng thành, tung cánh muôn phương, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Collège de Thanh Hóa, Cấp III Lam Sơn và nay là trường THPT Đào Duy Từ - mái trường đã khẳng định mình như thế trước thời gian.
Khi đặt ách đô hộ lên xứ An Nam, người Pháp đã chủ trương hình thành trường học tại vùng này với mục đích đào tạo một đội ngũ viên chức để phục vụ cho bộ máy cai trị của họ nên Collège de Thanh Hóa đã ra đời vào năm 1931. Có điều, dưới một góc nhìn khác thì không hẳn chỉ để phục vụ cho việc cai trị mà bản thân những học sinh Collège de Thanh Hóa, họ cũng đã được tiếp thu một nền văn minh mới, được trang bị nền học vấn mới, trong đó có cả những nội dung giáo dục về ngôn ngữ, về lịch sử, về văn hóa bản địa của người Việt.
Xứ Thanh vốn “địa linh, nhân kiệt”, nơi có truyền thống hiếu học, yêu nước và
cách mạng. Từ buổi đầu mái trường đã là nơi tập hợp của những trái tim yêu nước, thương nòi. Vượt qua mọi ràng buộc của nền giáo dục thực dân, từ trong lòng của nhà trường Collège de Thanh Hóa, lớp học sinh ưu tú đã thức tỉnh, tiếp thu ánh sáng cách mạng của Đảng, chịu ảnh hưởng trực tiếp của phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Thanh Hóa, đã phát huy tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh cách mạng như các anh Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Lý Chính Thắng…Nhiều phong trào yêu nước trong lòng ngôi trường này diễn ra sôi nổi như: tẩy chay phường xiếc Harmiston’s năm 1936; kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, ngày Quốc tế lao động; giải truyền đơn hưởng ứng “Đông Dương đại hội” mùa thu năm 1936; hưởng ứng phong trào vận động truyền bá Quốc ngữ năm 1937…
Năm 1943, Collège de Thanh Hóa đổi tên thành Collège Đào Duy Từ. Cách mạng tháng Tám thành công mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Ngày 10 tháng 12 năm 1945, nhà trường tiến hành buổi Lễ khai giảng năm học đầu tiên dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cứ vậy, xuyên suốt một thời kỳ dài từ năm 1931 đến năm 1945 với danh nghĩa là nhà trường của Pháp trên đất Việt, nhưng Collège de Thanh Hóa lại trở thành cái nôi đào tạo cho biết bao thế hệ những học sinh tiêu biểu, những người con yêu nước như: Trần Mai Ninh (Nguyễn Thường Khanh), Thôi Hữu (Nguyễn Đắc Giới), Lê Hữu Kiều, Lê Văn Giạng, Nguyễn Trác, Hồ Sĩ Phấn, Nguyễn Trinh Tiếp, Nguyễn Xuân Phương, Trương Khâm, Lê Duy Hoàn, Đỗ Trọng Thuận, Nguyễn Trọng Chơn, Nguyễn Duy Tính…
Những ngày cuối năm 1946, ngọn lửa yêu nước càng bùng cháy mãnh liệt, khi đất nước ta chính thức bước vào cuộc chiến chống thực dân Pháp trong chiến tranh Đông Dương, thầy trò trường Collège Đào Duy Từ phải sơ tán về nông thôn và sẵn sàng lên đường kháng chiến. Lịch sử ghi danh những giáo sư, tiến sĩ, những nhà khoa học, những vị tướng lừng danh là cựu học sinh của trường đã cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Và cũng trong gian khó đó, ngày 01 tháng 5 năm 1948 Chi bộ Lam Sơn được thành lập tại Thọ Lộc, Thọ Xuân, tiền thân của Đảng bộ trường THPT Đào Duy Từ ngày nay. Phải sơ tán trong khói lửa chiến tranh, nhưng với tinh thần bền bỉ, đảm bảo nhiệm vụ dạy và học, các thầy cô giáo đầy tâm huyết đào tạo nhân tài cho đất nước. Năm 1950, đất nước ta bắt đầu cuộc cải cách Giáo dục lần thứ nhất. Để phù hợp với chủ trương của toàn ngành giáo dục lúc bấy giờ, trường Collège Đào Duy Từ đã chính thức đổi tên thành trường Cấp III Lam Sơn vào ngày 12 tháng 4 năm 1951, đây là trường trung học đầu tiên của Thanh Hóa kể từ sau cách mạng tháng Tám. Với truyền thống yêu nước sẵn có, thầy và trò nhà trường đã tham gia công tác xã hội chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nhiều thế hệ thầy và trò đã hết mình đóng góp trí tuệ, tuổi thanh xuân và cả máu xương của mình cùng dân tộc làm nên chiến thắng vang dội Điện biên phủ năm 1954, để rồi hân hoan trong niềm vui thắng lợi, trường Cấp III Lam sơn cùng cả nước, kiêu hãnh bước sang một trang mới. Tháng 12 năm 1954, trường trở về thị xã Thanh Hóa, thầy trò vui mừng ra sức góp công hoàn thành xây dựng khu trường mới trên mảnh đất hiện nay vào năm 1959. Ở giai đoạn này xuất hiện các tên tuổi là học sinh ưu tú của nhà trường như: Lương Ngọc Toản, Võ Văn Trác, Trịnh Tự, Tôn Gia Huyên, Đỗ Ánh, Trịnh Thương Mại, Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Văn Thưởng, Trần Quốc Vượng, Đoàn Quỳnh, Nguyễn Văn Phong, Vũ Tuyên Hoàng, Phan Diễn, Hà Hiệp, Nguyễn Dy Niên, Huỳnh Hữu Bình, Nguyễn Ân Niên, Đặng Thanh Lê, Đặng Anh Đào, Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Bao, Nguyễn Tài Lương, Tống Duy Thanh, Nguyễn Xuân Quỳnh, Nguyễn Tài, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Trọng Vinh…
Năm 1965, Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thầy và trò trường Cấp III Lam Sơn lại cùng nhau sơ tán, biến gian khó thành động lực để vươn lên. Bom đạn nuôi khí thế học tập, nuôi khát vọng chiến đấu, những hoạt động giáo dục giảng dạy của trường vẫn đảm bảo liên tục và toàn diện. Năm 1970, thầy trò vui mừng trở về thị xã Thanh Hóa. Năm 1972, đế quốc Mỹ điên cuồng tàn phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân lần thứ hai. Thầy trò nhà trường lại tiếp tục sơ tán về Đông Sơn, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, vừa đảm bảo nhiệm vụ dạy và học, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam. Biết bao học sinh đã giã từ người thân, tạm biệt mái trường để lên đường vào miền Nam chiến đấu, máu xương và thanh xuân của học sinh Lam Sơn tiếp tục đổ xuống cho đất nước hôm nay được hòa bình, hạnh phúc. Năm 1973, hiệp định Paris được ký, thầy trò nhà trường hân hoan trở về nơi đất cũ. Những tài năng là học sinh của nhà trường trong giai đoạn này lại xuất hiện và không thua kém thế hệ đi trước như: Nguyễn Tiến Quang, Lê Dụng Mưu, Vũ Văn Thông, Lê Trường Tùng, Nguyễn Thúc Anh, Vũ Hoàng Dũng, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Văn Quang, Phạm Hưng, Vũ Xuân Hạ, Lê Tuấn Anh…
Ngày 20 tháng 8 năm 1992, bộ phận chuyên tách ta thành lập Trường PTTH Lam Sơn (có trách nhiệm đào tạo học sinh giỏi toàn tỉnh). Một lần nữa trường Cấp III Lam Sơn lại trở về với cái tên năm xưa: Trường PTTH Đào Duy Từ. Ngày nay, những dãy nhà A, nhà B, nhà D với lối thiết kế mang đậm phong cách châu Âu vẫn còn đó, bền bỉ qua năm tháng. Nơi đây, hàng trăm thế hệ cựu học sinh đã và đang thành đạt, sinh sống ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới vẫn luôn hướng về, luôn chờ mong những ngày thu hội ngộ. Có những người đã được lưu danh trong sử sách, nhiều người đã trở thành anh hùng. Nhiều người đang giữ những trọng trách của Đảng và nhà nước, là doanh nhân thành đạt và có những người bình dị với cuộc sống đời thường, góp phần xây dựng gia đình, xây dựng thành phố và đất nước. Nhiều người lại trở về với trường, đứng trên bục giảng, tiếp tục sự nghiệp trồng người chính tại nơi mà mình đã được ươm trồng, được dạy dỗ lớn khôn.
Biết ơn lịch sử và trả ơn bằng chính sự kế thừa phát huy truyền thống trồng người, đó là những gì mà tập thể thầy trò trường THPT Đào Duy Từ đang dày công xây dựng. Để đến hôm nay, mái trường mang tên Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ chính là niềm tự hào của biết bao thế hệ thầy cô giáo và học sinh đang ngày đêm nỗ lực cống hiến. Trường THPT Đào Duy Từ, tên gọi ngày nay của Collège de Thanh Hóa và cấp III Lam Sơn giờ đây đã trở thành một thương hiệu của ngành Giáo dục Thanh Hóa, là địa chỉ đào tạo nhân lực, nhân tài chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Từ đó tạo điểm tựa để nơi đây luôn hội tụ được đội ngũ nhà giáo Tâm huyết - Tài năng - Nhân ái và lớp học trò Tự tin - Năng động - Sáng tạo, biết kế thừa truyền thống quý báu trong hành trình hoàn thiện bản thân, viết tiếp trang sử vẻ vang của ngôi trường. Với sự nỗ lực của thầy - trò nhà trường cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Sở GĐ-ĐT, Thành ủy, UBND thành phố Thanh Hóa:
Nhà trường được UBND tỉnh tặng danh hiệu Trường tiên tiến cấp tỉnh các năm học: 1995-1996; 1996 -1997; 1999-2000. |
Năm học 1998 -1999 trường được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen. |
Nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh các năm học: 1997 - 1998; 2000- 2001; 2001-2002. |
Năm học 2002 - 2003 nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. |
Năm học 2003 -2004 nhà trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh. |
Năm học 2004-2005; 2006-2007 trường được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen. |
Năm học 2005-2006 nhà trường đạt Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. |
Năm học 2007 - 2008 nhà trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. |
Nhà trường được UBND tỉnh tặng Bằng khen các năm học: 2008 - 2009; 2009 -2010. |
Đặc biệt năm học 2010 - 2011 nhà trường được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; QĐ số: 1957/QĐ - CTN ngày 02/11/2011. |
Năm học 2012 - 2013 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ Số: 3279/QĐ - UBND ngày 11/10/2013. |
Năm học 2013 - 2014 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ số: 3646/QĐ-UBND ngày 30/10/2014. |
Năm học 2016 - 2017 nhà trường được UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua; QĐ số: 3269/QĐ-UBND ngày 31/08/2017. |
Năm học 2019 - 2020 nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc; QĐ số: 4993/QĐ-UBND ngày 20/11/2020. |
Năm học 2020 – 2021 nhà trường được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. |
III. Định hướng nâng cao chất giáo dục của nhà trường
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường đã đề ra những biện pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ từng thời kỳ, từng năm học. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà trường đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động: “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”; “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “ Xây dựng trường học hạnh phúc”.... Những cuộc vận động và phòng trào lớn đó đã thực sự có ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng giáo dục toàn diện của trường THPT Đào Duy Từ.
Trường THPT Đào Duy Từ luôn quan tâm chú trọng chất lượng đạo đức của học sinh. Đó là sự kết hợp giáo dục đạo đức thông qua giáo dục chính khóa và giáo dục ngoài giờ, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điểm trong năm học do nhà trường và Đoàn thanh niên phối hợp tổ chức. Hưởng ứng phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, học sinh trường THPT Đào Duy Từ đã tham gia nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa đối với cộng đồng và toàn xã hội. Đây chính là cơ sở quan trọng để hình thành nên nhân cách cho học sinh trường THPT Đào Duy Từ với sự phát triển toàn diện của Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo, dạy tốt và học tốt nên chất lượng luôn được giữ vững và ngày càng nâng cao. Hàng năm trường có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt cao. Kết quả học sinh giỏi và tốt nghiệp THPT hàng năm luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh. Có nhiều học sinh đạt giải quốc gia về văn hóa, KHKT và hội khỏe Phù Đổng toàn quốc...
Không chỉ chú trọng dạy và học chính khóa, nhà trường còn quan tâm chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao như: tổ chức văn nghệ, TDTT thường xuyên cho học sinh; các hoạt động câu lạc bộ; tham quan ngoại khóa; các cuộc thi giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, về đất nước, về Bác Hồ, về quê hương, nhà trường... Nhằm làm cho học sinh có nhận thức đầy đủ, phát triển một cách toàn diện các kỹ năng cần thiết, đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Để các em có điều kiện cọ sát, thử thách và trải nghiệm chính mình tại những môi trường sáng tạo và hội nhập.
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được nhà trường chú trọng đề ra cho các tổ chuyên môn thực hiện hàng năm thông qua hội thảo chuyên đề, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm. Đồng thời tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Từ năm 2011 đến năm 2022 có 131
sáng kiến kinh nghiệm được công nhận cấp ngành, 8 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, 2 đề tài KHKT đạt giải quốc gia, có 17 thầy cô giáo đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh. Có 3 thầy giáo vinh dự được Thủ tướng Chính Phủ tặng Bằng khen là: thầy giáo Hoàng Khắc Thành, thầy giáo Chu Hồng Văn và thầy giáo Hoàng Văn Quang. Có 8 thầy cô giáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh: cô Nguyễn Thị Thu Hằng, thầy Trần Như Chuyên, Chu Hồng Văn, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Hồng Chính, Trần Đức Thu, Hoàng Văn Quang, Nguyễn Việt Dũng, 15 thầy cô giáo được UBND tỉnh tặng Bằng khen... Đặc biệt trong những năm gần đây nhà trường đã triển khai các hoạt động đổi mới của ngành: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh; đổi mới kiểm tra đánh giá; tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Năm học 2021 - 2022 nhà trường đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 90 năm thành lập trường - một năm có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử hình thành và phát triển của Collège de Thanh Hóa - Collège Đào Duy Từ - Cấp III Lam Sơn - THPT Đào Duy Từ. Là dịp nhìn lại chặng đường 90 năm, để tổng kết những thành quả đã đạt được và tôn vinh những giá trị cốt lõi của nhà trường, kết nối truyền thống với hiện đại, định hướng xây dựng và phát triển nhà trường trong tương lai. Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh là để phát triển chất lượng giáo dục trong yêu cầu hội nhập, nhà trường đặc biệt quan tâm tới ba yếu tố: thứ nhất là chất lượng đội ngũ nhà giáo, thứ hai là nội dung phương pháp và thứ ba là cơ sở vật chất hiện đại. Trường THPT Đào Duy Từ đã và sẽ mãi là một mái trường mà ở đó tính tự giác, tiên phong, gương mẫu, tận tụy, sáng tạo, nhân ái của giáo viên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trang của nghề dạy học. Tập thể thầy cô giáo, các thế hệ học sinh đã và đang giảng dạy, học tập dưới mái trường này sẽ là một khối đại đoàn kết vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp trồng người trong thời kỳ đổi mới.
Hơn 90 năm qua, cán bộ giáo viên và học sinh trường Collège de Thanh Hóa - THPT Đào Duy Từ, mỗi giai đoạn, mỗi hoàn cảnh đã từng trải qua đủ mọi khó khăn, gian nan thử thách, nhưng có một điểm chung: dù thuận lợi hay gian khổ đến mấy, các thế hệ thầy trò đã nối tiếp nhau để không ngưng nghỉ đứt đoạn ngày nào sự nghiệp trồng người; ngọn lửa truyền thống hiếu học, yêu nước và cách mạng của nhà trường vẫn luôn được gìn giữ và phát huy ở mọi thời kỳ.
Từ lịch sử bến đò Collège de Thanh Hóa - Collège Đào Duy Từ - Cấp III Lam Sơn, bao thế hệ thầy - trò đã nắm chặt tay nhau để ươm mầm cuộc sống mới, như một chiếc nôi đã vươn ra đủ lớn để nâng cánh cho hàng vạn học sinh nay đang có mặt và lập nghiệp trên mọi miền tổ quốc. Diện mạo trường THPT Đào Duy Từ hôm nay là kết tinh của một quá trình liền mạch, kết nối của nhiều thế hệ, mang dấu ấn khát vọng, lý tưởng sống và phong cách thầy và trò xứ Thanh. Lịch sử là điểm tựa, là hành trang để đi tới, thầy trò trường THPT Đào Duy Từ hôm nay đang phát huy năng lực, kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, quyết tâm phấn đấu và hội đủ điều kiện để phát triển nhà trường lên một tầm cao mới, góp phần hiện thực hóa “khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng”, giai đoạn 2021 - 2030, xứng danh với vùng đất hiếu học, yêu nước, cách mạng và làm rạng danh quê hương Thanh Hóa anh hùng.