Trường Tiểu học Nam Ngạn
2. Địa chỉ: 12 Ngõ Chùa Mật Đa, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.
3.n Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục tiểu học; Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; Quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm tra chất lượng giáo dục của cơ quan cấp trên.
Huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em khó khăn. Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi trong cộng đồng.
Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường. Xây dựng phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT, nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Phối hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Tiểu sử Trường Tiểu học Nam Ngạn
Sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, quân và dân ta đánh thắng giặc ngoại xâm thực dân Pháp và phát xít Nhật, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng nền độc lập tự chủ. Năm 1946 chính phủ ta tổ chức củng cố lại các trường học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tại khu vực đền Văn Thánh, Hàm Rồng chính phủ ta xây dựng Trường cấp 1 Văn Thánh, là nơi trung tâm giữa các làng, có con em học sinh làng Nam Ngạn, xóm Hạnh Phúc, xóm Tân Hà, làng Nghĩa Phương, Đông Sơn, Hạc Oa, Định Hòa, Đông Tác, làng Hạc, phố cầu Sâng. Từ năm 1946 – 1948 trường có 4 lớp từ lớp 1 đến lớp 4, thầy giáo Võ Văn Trưng là Hiệu trưởng trường Văn Thánh. Từ năm 1949 – 1951 thầy giáo Nguyễn Hữu Thanh là Hiệu trưởng trường cấp 1 Văn Thánh. Trường cấp 1 Văn Thánh sau chuyển về các xã để xây dựng, tạo điều kiện cho học sinh đi lại thuận tiện học tập.
Làng Nam Ngạn thuộc xã Đông Giang do đó thành lập Trường phổ thông cấp 1 Đông Giang học tại đình làng Nam Ngạn. Con em ở các khu vực: làng Nam Ngạn, Sông Mã, Hạnh Phúc, Nghĩa Phương, Hàm Rồng và làng Đông Sơn đến học tại đình làng Nam Ngạn. Năm 1952 – 1956, thầy giáo Ngô Sĩ Phong là Hiệu trưởng trường cấp 1 Đông Giang, trường có 8 lớp, từ lớp 1 đến lớp 4. Từ năm 1957 – 1959, thầy giáo Trịnh Văn Phụng là Hiệu trưởng trường cấp 1 Đông Giang.
Năm 1960 trường lại chuyển đi xây dựng rìa chân núi Hàm Rồng, gần nhà máy đóng tàu thuyền. Từ trường cấp 1 Đông Giang chuyển thành Trường phổ thông cấp 1 Hàm Rồng, trường có 12 lớp. Từ năm 1960 – 1965 thầy giáo Lê Lương Điểm là Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp 1 Hàm Rồng.
Đến giữa năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, và khu vực Hàm Rồng. Lệnh chỉ huy phòng không của UBND thị xã Thanh Hóa chỉ thị đóng cửa các trường học trong thị xã. Các thầy cô giáo và học sinh đi sơ tán về các xã lân cận gần thị xã để giảng dạy và học tập.
Năm 1968 mặc dù chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, nhân dân làng Nam Ngạn đi sơ tán ở các vùng lân cận. Đảng, chính quyền địa phương động viên nhân dân trở về làng vừa sản xuất đảm bảo cuộc sống và chiến đấu để bảo vệ quê hương. Đảng, chính quyền tiếp tục xây dựng trường phổ thông cấp 1 Nam Ngạn từ lớp 1 đến lớp 4, xây dựng 4 phòng học cho con em làng Nam Ngạn, Sông Mã. Hạnh Phúc. Từ năm 1968 – 1969 cô giáo Nguyễn Tường Vi là Hiệu trưởng trường cấp 1 Nam Ngạn. Từ năm 1970 – 1972 thầy giáo Vũ Mão là Hiệu trưởng Trường cấp 1 Nam Ngạn. Từ năm 1973 – 1976 thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Hiệu trưởng Trường cấp 1 Nam Ngạn.
Năm 1976 đến năm 1977, ba trường sáp nhập lại: Trường phổ thông cấp 1 Sông Mã, Trường phổ thông cấp 1 Nam Ngạn, Trường phổ thông cấp 2 Nam Ngạn và thành lập Trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn. Thầy giáo Nguyễn Bá Dong là Hiệu trưởng Trường PTCS Nam Ngạn, cô giáo Nguyễn Tường Vân là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng.
Rồi tiếp đến thầy giáo Lê Xuân Khoát là Hiệu trưởng, thầy giáo Lê Ứng là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Thầy giáo Bùi Sĩ Tỵ là Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Khuê là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Cô giáo Trương Thị Thường là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Phụ là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng.
Năm 1996, tách Trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn thành hai trường: Trường Trung học cơ sở Nam Ngạn và trường Tiểu học Nam Ngạn. Trường Tiểu học Nam Ngạn do cô giáo Trương Thị Thường là Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Đến năm 1997, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ về hưu cô giáo Hàn Thị Chúng là Phó Hiệu trưởng. Năm 2000 cô giáo Trương Thị Thường về hưu cô giáo Hàn Thị Chúng là Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Ngạn.
Năm 2000 Trường Tiểu học Nam Ngạn nhờ sự hỗ trợ của bà Nguyễn Thị Hằng, là người con của quê hương Nam Ngạn. Lúc bấy giờ, bà là Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội, bà đã tham mưu đến các cơ quan cấp Tỉnh, thành phố và Phường Nam Ngạn, hỗ trợ kinh phí xây dựng trường khu 2 tầng có 10 phòng học khang trang, khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, tường rào bao quanh. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hằng cũng đã hỗ trợ toàn bộ bàn ghế cho học sinh và các thiết bị phục vụ dạy học cho nhà trường.
Từ năm 2000 – 2005, cô giáo Hàn Thị Chúng là Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Ngô Thị Mai là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2006- 2013, cô giáo Ngô Thị Mai là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Nụ là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2014, cô giáo Hoàng Thị Loan là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Nụ và cô giáo Hoàng Thị Hương là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2018 đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Hương là Hiệu trưởng, năm 2022 cô giáo Đỗ Thị Hà về trường là Phó Hiệu trưởng.
Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương Nam Ngạn và tinh thần hiếu học của nhân dân Nam Ngạn, tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường không ngừng phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thi đua dạy tốt - học tốt, thực hiện khẩu hiệu “Kiên trì - vượt khó - vươn lên”, “Tất cả vì học sinh thân yêu” đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng vững chắc. Các em học sinh quyết tâm thi đua học tập tốt - rèn luyện tốt mai sau góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
5. Thành tích và khen thưởng:
Năm học 2018-2019:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018. QĐ số 99-QĐ/ĐU ngày 30/11/ 2018 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
Đat thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn. Số 31/ QĐ-LĐLĐ ngày 25/6/2019 của Chủ tịch LĐLĐ thành phố.
Năm học 2019-2020:
- Danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến Số 7296/QĐ-UBND ngày 12/8/2019 của Chủ tịch UBND TPTH.
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019. QĐ số 99-QĐ/ĐU ngày 20/12/ 2019 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
Năm học 2020 - 2021:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. QĐ số 16-QĐ/ĐU ngày 11/12/ 2020 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Đơn vị đạt chuẩn Văn hóa 5 năm (2016-2020), Số 5519/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Công đoàn vững mạnh. Số 30/ QĐ-LĐLĐ ngày 9/7/2021 của LĐLĐ thành phố.
- Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc Số 6585/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND TPTH.
Năm học 2021 – 2022.
- Cơ quan - Đơn vị kiểu mẫu năm 2021. QĐ số 4412/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021. QĐ số 42-QĐ/ĐU ngày 6/12/ 2021 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Công đoàn vững mạnh. Số 33/ QĐ-LĐLĐ ngày 30/6/2022 của LĐLĐ thành phố.
- Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, QĐ số 7087/QĐ-UBND ngày 09/8/2022.
Năm học 2022 – 2023:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022. QĐ số 77-QĐ/ĐU ngày 30/11/ 2022 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, QĐ số 6499/QĐ-UBND ngày 17/7/2023
Trường Tiểu học Nam Ngạn
2. Địa chỉ: 12 Ngõ Chùa Mật Đa, đường Trần Hưng Đạo, phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.
3.n Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
Nhà trường tổ chức giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục tiểu học; Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên; Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; Quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm tra chất lượng giáo dục của cơ quan cấp trên.
Huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em khó khăn. Thực hiện phổ cập giáo dục đúng độ tuổi trong cộng đồng.
Thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường. Xây dựng phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT, nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học. Phối hợp với phụ huynh học sinh, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Tiểu sử Trường Tiểu học Nam Ngạn
Sau ngày cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, quân và dân ta đánh thắng giặc ngoại xâm thực dân Pháp và phát xít Nhật, bảo vệ Tổ Quốc và xây dựng nền độc lập tự chủ. Năm 1946 chính phủ ta tổ chức củng cố lại các trường học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tại khu vực đền Văn Thánh, Hàm Rồng chính phủ ta xây dựng Trường cấp 1 Văn Thánh, là nơi trung tâm giữa các làng, có con em học sinh làng Nam Ngạn, xóm Hạnh Phúc, xóm Tân Hà, làng Nghĩa Phương, Đông Sơn, Hạc Oa, Định Hòa, Đông Tác, làng Hạc, phố cầu Sâng. Từ năm 1946 – 1948 trường có 4 lớp từ lớp 1 đến lớp 4, thầy giáo Võ Văn Trưng là Hiệu trưởng trường Văn Thánh. Từ năm 1949 – 1951 thầy giáo Nguyễn Hữu Thanh là Hiệu trưởng trường cấp 1 Văn Thánh. Trường cấp 1 Văn Thánh sau chuyển về các xã để xây dựng, tạo điều kiện cho học sinh đi lại thuận tiện học tập.
Làng Nam Ngạn thuộc xã Đông Giang do đó thành lập Trường phổ thông cấp 1 Đông Giang học tại đình làng Nam Ngạn. Con em ở các khu vực: làng Nam Ngạn, Sông Mã, Hạnh Phúc, Nghĩa Phương, Hàm Rồng và làng Đông Sơn đến học tại đình làng Nam Ngạn. Năm 1952 – 1956, thầy giáo Ngô Sĩ Phong là Hiệu trưởng trường cấp 1 Đông Giang, trường có 8 lớp, từ lớp 1 đến lớp 4. Từ năm 1957 – 1959, thầy giáo Trịnh Văn Phụng là Hiệu trưởng trường cấp 1 Đông Giang.
Năm 1960 trường lại chuyển đi xây dựng rìa chân núi Hàm Rồng, gần nhà máy đóng tàu thuyền. Từ trường cấp 1 Đông Giang chuyển thành Trường phổ thông cấp 1 Hàm Rồng, trường có 12 lớp. Từ năm 1960 – 1965 thầy giáo Lê Lương Điểm là Hiệu trưởng Trường phổ thông cấp 1 Hàm Rồng.
Đến giữa năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, và khu vực Hàm Rồng. Lệnh chỉ huy phòng không của UBND thị xã Thanh Hóa chỉ thị đóng cửa các trường học trong thị xã. Các thầy cô giáo và học sinh đi sơ tán về các xã lân cận gần thị xã để giảng dạy và học tập.
Năm 1968 mặc dù chiến tranh ác liệt của giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, nhân dân làng Nam Ngạn đi sơ tán ở các vùng lân cận. Đảng, chính quyền địa phương động viên nhân dân trở về làng vừa sản xuất đảm bảo cuộc sống và chiến đấu để bảo vệ quê hương. Đảng, chính quyền tiếp tục xây dựng trường phổ thông cấp 1 Nam Ngạn từ lớp 1 đến lớp 4, xây dựng 4 phòng học cho con em làng Nam Ngạn, Sông Mã. Hạnh Phúc. Từ năm 1968 – 1969 cô giáo Nguyễn Tường Vi là Hiệu trưởng trường cấp 1 Nam Ngạn. Từ năm 1970 – 1972 thầy giáo Vũ Mão là Hiệu trưởng Trường cấp 1 Nam Ngạn. Từ năm 1973 – 1976 thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Hiệu trưởng Trường cấp 1 Nam Ngạn.
Năm 1976 đến năm 1977, ba trường sáp nhập lại: Trường phổ thông cấp 1 Sông Mã, Trường phổ thông cấp 1 Nam Ngạn, Trường phổ thông cấp 2 Nam Ngạn và thành lập Trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn. Thầy giáo Nguyễn Bá Dong là Hiệu trưởng Trường PTCS Nam Ngạn, cô giáo Nguyễn Tường Vân là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng.
Rồi tiếp đến thầy giáo Lê Xuân Khoát là Hiệu trưởng, thầy giáo Lê Ứng là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Thầy giáo Bùi Sĩ Tỵ là Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Khuê là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Cô giáo Trương Thị Thường là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Phụ là Phó Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng.
Năm 1996, tách Trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn thành hai trường: Trường Trung học cơ sở Nam Ngạn và trường Tiểu học Nam Ngạn. Trường Tiểu học Nam Ngạn do cô giáo Trương Thị Thường là Hiệu trưởng, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ là Phó Hiệu trưởng. Đến năm 1997, thầy giáo Nguyễn Văn Cừ về hưu cô giáo Hàn Thị Chúng là Phó Hiệu trưởng. Năm 2000 cô giáo Trương Thị Thường về hưu cô giáo Hàn Thị Chúng là Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Ngạn.
Năm 2000 Trường Tiểu học Nam Ngạn nhờ sự hỗ trợ của bà Nguyễn Thị Hằng, là người con của quê hương Nam Ngạn. Lúc bấy giờ, bà là Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội, bà đã tham mưu đến các cơ quan cấp Tỉnh, thành phố và Phường Nam Ngạn, hỗ trợ kinh phí xây dựng trường khu 2 tầng có 10 phòng học khang trang, khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ, tường rào bao quanh. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Hằng cũng đã hỗ trợ toàn bộ bàn ghế cho học sinh và các thiết bị phục vụ dạy học cho nhà trường.
Từ năm 2000 – 2005, cô giáo Hàn Thị Chúng là Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Ngô Thị Mai là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2006- 2013, cô giáo Ngô Thị Mai là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Nụ là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2014, cô giáo Hoàng Thị Loan là Hiệu trưởng, cô giáo Lê Thị Nụ và cô giáo Hoàng Thị Hương là Phó Hiệu trưởng.
Từ năm 2018 đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Hương là Hiệu trưởng, năm 2022 cô giáo Đỗ Thị Hà về trường là Phó Hiệu trưởng.
Phát huy truyền thống anh hùng của quê hương Nam Ngạn và tinh thần hiếu học của nhân dân Nam Ngạn, tập thể giáo viên và học sinh của nhà trường không ngừng phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, thi đua dạy tốt - học tốt, thực hiện khẩu hiệu “Kiên trì - vượt khó - vươn lên”, “Tất cả vì học sinh thân yêu” đảm bảo chất lượng giáo dục ngày càng vững chắc. Các em học sinh quyết tâm thi đua học tập tốt - rèn luyện tốt mai sau góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
5. Thành tích và khen thưởng:
Năm học 2018-2019:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018. QĐ số 99-QĐ/ĐU ngày 30/11/ 2018 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
Đat thành tích xuất sắc trong phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn. Số 31/ QĐ-LĐLĐ ngày 25/6/2019 của Chủ tịch LĐLĐ thành phố.
Năm học 2019-2020:
- Danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến Số 7296/QĐ-UBND ngày 12/8/2019 của Chủ tịch UBND TPTH.
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019. QĐ số 99-QĐ/ĐU ngày 20/12/ 2019 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
Năm học 2020 - 2021:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2020. QĐ số 16-QĐ/ĐU ngày 11/12/ 2020 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Đơn vị đạt chuẩn Văn hóa 5 năm (2016-2020), Số 5519/QĐ-UBND ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Công đoàn vững mạnh. Số 30/ QĐ-LĐLĐ ngày 9/7/2021 của LĐLĐ thành phố.
- Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc Số 6585/QĐ-UBND ngày 13/8/2021 của UBND TPTH.
Năm học 2021 – 2022.
- Cơ quan - Đơn vị kiểu mẫu năm 2021. QĐ số 4412/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa.
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021. QĐ số 42-QĐ/ĐU ngày 6/12/ 2021 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Công đoàn vững mạnh. Số 33/ QĐ-LĐLĐ ngày 30/6/2022 của LĐLĐ thành phố.
- Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, QĐ số 7087/QĐ-UBND ngày 09/8/2022.
Năm học 2022 – 2023:
- Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022. QĐ số 77-QĐ/ĐU ngày 30/11/ 2022 của BCH Đảng bộ phường Nam Ngạn.
- Danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, QĐ số 6499/QĐ-UBND ngày 17/7/2023