Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Ngày 23/02/2022 00:00:00

Ngày 30 tháng 12 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022, một số nội dung cần lưu ý như sau:

1. Thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước; Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.

Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước (các Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...).

b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

c) Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

- Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương (Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc).

Đối với cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn một tỉnh nhưng phạm vi hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trụ sở có thẩm quyền kiểm tra đối với những nội dung liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

- Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc cùng cấp thuộc phạm vi địa bàn quản lý (Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc).

e) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.

2. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra:

a) Người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trong các trường hợp sau đây:

- Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;

- Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;

- Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;

- Các trường hợp khác nhằm bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra.

b) Trường hợp phát hiện kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung kiểm tra và thời gian kiểm tra với các kế hoạch kiểm tra đã được ban hành trước đó, thì xử lý như sau:

- Cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra sau có trùng lặp, chồng chéo phải thực hiện việc điều chỉnh nội dung kế hoạch.

- Trường hợp các kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo được ban hành cùng một thời điểm, thì kế hoạch nào được gửi đến đối tượng được kiểm tra sau sẽ phải điều chỉnh nội dung kế hoạch.

3. Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Việc kiểm tra phải được tạm dừng trong các trường hợp:

- Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;

- Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;

b) Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra;

c) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra;

d) Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng;

đ) Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành;

e) Việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.

4. Các trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP:

a) Cuộc kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh, làm rõ; đối tượng được kiểm tra không phối hợp hoặc gây khó khăn cho việc kiểm tra;

b) Địa điểm kiểm tra ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn.

Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định gia hạn thời gian kiểm tra. Thời gian được gia hạn đối với mỗi cuộc kiểm tra tối đa không quá 07 (bảy) ngày làm việc.

5. Hình thức công khai kết luận kiểm tra:

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm công khai kết luận kiểm tra theo một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức họp công bố kết luận kiểm tra với thành phần gồm người ra quyết định kiểm tra hoặc người được ủy quyền, đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đăng tải đầy đủ nội dung thông báo kết luận kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày;

6. Thông tư ban hành 11 biểu mẫu áp dụng trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính./.

                                                             

 

Phòng Tư pháp TP Thanh Hoá

Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Đăng lúc: 23/02/2022 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 30 tháng 12 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022, một số nội dung cần lưu ý như sau:

1. Thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước; Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.

Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước (các Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...).

b) Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

c) Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

- Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương (Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc).

Đối với cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn một tỉnh nhưng phạm vi hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trụ sở có thẩm quyền kiểm tra đối với những nội dung liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:

- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

- Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc cùng cấp thuộc phạm vi địa bàn quản lý (Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc).

e) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.

2. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra:

a) Người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trong các trường hợp sau đây:

- Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;

- Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;

- Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;

- Các trường hợp khác nhằm bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra.

b) Trường hợp phát hiện kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung kiểm tra và thời gian kiểm tra với các kế hoạch kiểm tra đã được ban hành trước đó, thì xử lý như sau:

- Cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra sau có trùng lặp, chồng chéo phải thực hiện việc điều chỉnh nội dung kế hoạch.

- Trường hợp các kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo được ban hành cùng một thời điểm, thì kế hoạch nào được gửi đến đối tượng được kiểm tra sau sẽ phải điều chỉnh nội dung kế hoạch.

3. Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Việc kiểm tra phải được tạm dừng trong các trường hợp:

- Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;

- Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;

b) Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra;

c) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra;

d) Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng;

đ) Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành;

e) Việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.

4. Các trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP:

a) Cuộc kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh, làm rõ; đối tượng được kiểm tra không phối hợp hoặc gây khó khăn cho việc kiểm tra;

b) Địa điểm kiểm tra ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn.

Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định gia hạn thời gian kiểm tra. Thời gian được gia hạn đối với mỗi cuộc kiểm tra tối đa không quá 07 (bảy) ngày làm việc.

5. Hình thức công khai kết luận kiểm tra:

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm công khai kết luận kiểm tra theo một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức họp công bố kết luận kiểm tra với thành phần gồm người ra quyết định kiểm tra hoặc người được ủy quyền, đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đăng tải đầy đủ nội dung thông báo kết luận kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày;

6. Thông tư ban hành 11 biểu mẫu áp dụng trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính./.

                                                             

 

Phòng Tư pháp TP Thanh Hoá