Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa phát huy truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 15-11-1945 chi bộ đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa ngày nay được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ. 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, Nhân dân thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn, chung sức, đồng lòng xây dựng thành phố Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Ngày 15-11-1945, tại nhà máy đèn, phường Ba Đình, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị công bố quyết định thành lập chi bộ đảng đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Lịch sử ra đời, đấu tranh, xây dựng và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Trong mỗi thời kỳ, đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã lãnh đạo phong trào cách mạng đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế thừa và phát huy truyền thống bất khuất, ý chí kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thành phố đã ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh CNH, HĐH, làm thay đổi toàn diện bộ mặt đô thị, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Những công trình hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hiện đại không chỉ làm bừng lên sức sống mới mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố phát triển.
Một góc thành phố hôm nay.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thành phố vững vàng vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 84,67 triệu đồng, cao hơn 14,67 triệu đồng so với năm 2020, gấp 1,53 thu nhập bình quân chung của tỉnh. Các ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá; Dịch vụ - thương mại phát triển về quy mô, loại hình dịch vụ; Giá trị sản xuất ước đạt 24.873 tỷ đồng, tăng 34,94% so với năm 2020. Hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 3 xã. Thành phố có hơn 80 mặt hàng xuất khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Tổng huy vốn đầu tư phát triển ước đạt 93.867 tỷ đồng, bằng 52,15% kế hoạch cả nhiệm kỳ; thành lập mới 4.919 doanh nghiệp, bằng 75,67% so với Nghị quyết Đại hội. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 9.710,8 tỷ đồng, đạt 122% dự toán tỉnh và 105% dự toán thành phố giao.
Với việc cụ thể hóa các Nghị quyết, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của việc mở rộng địa giới hành chính; nhiều khu đô thị mới được hình thành, làm thay đổi diện mạo, tạo thêm điểm nhấn cho thành phố. Ngoài tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng; thành phố được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 303 của HĐND tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình dự án trọng điểm trên địa bàn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của thành phố. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, đây là tiền đề quan trọng tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi, mở ra thời cơ, động lực mới để tỉnh Thanh Hóa phát triển.
Lễ hội Khinh khí cầu tại Quảng trường Lam Sơn.
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên bức tranh tăng trưởng kinh tế; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến, nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ, các sự kiện quan trọng của đất nước, tỉnh, thành phố đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố như: tuần Văn hóa thành phố Thanh Hóa - TP Hội An, chương trình Countdown chào năm mới, lễ hội khinh khí cầu… thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao thành phố Thanh Hóa lần thứ IX năm 2022. Thể thao thành tích cao duy trì vị trí tốp đầu của tỉnh, tham gia đại hội TDTT tỉnh xếp thứ 1 toàn đoàn.
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và hoạt động hiệu quả, 100% xã, phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế. Công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở các cấp học, bậc học theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Giáo dục mũi nhọn nhiều năm xếp tóp đầu toàn tỉnh, xây dựng được các đề án cho phát triển giáo dục; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao và dẫn đầu toàn tỉnh; năm 2023 có 134 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 91,7%, trong đó có 60 trường đạt chuẩn mức độ 2.Các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với đồng bào sinh sống trên sông, các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn... được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,10%.
Trung tâm hành chính thành phố Thành phố.
Chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, liên tục, đồng bộ, quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả. Đã triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Bên cạnh đó, thành phố đã chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt; phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến nhận xét của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường công tác dân vận, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, công tác tổ chức, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt kết nạp đảng viên mới luôn vượt chỉ tiêu tỉnh giao.
Với sự chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vị thế của một đô thị trung tâm, hàng đầu của tỉnh. Bước sang giai đoạn phát triển mới, thành phố có nhiều cơ hội để phát triển nhanh về mọi mặt và trong tương lai, sẽ trở thành một thành phố “đáng sống” khi nhiều dự án “tầm cỡ” đã đang tiếp tục được quy hoạch và đầu tư. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra định hướng phát triển là: “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Thanh Hóa cần tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Chuẩn bị đại hội Đảng các cấp bảo đảm chất lượng, tiến độ
21/12/2024 00:00:00 -
Thường trực HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 18
20/12/2024 00:00:00 -
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00 -
Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XXII
20/12/2024 00:00:00
Đảng bộ Thành phố Thanh Hóa phát huy truyền thống 78 năm xây dựng và phát triển
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 15-11-1945 chi bộ đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa ngày nay được thành lập, đánh dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của phong trào cách mạng thị xã Thanh Hóa lúc bấy giờ. 78 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cán bộ, Nhân dân thành phố đã vượt qua nhiều khó khăn, chung sức, đồng lòng xây dựng thành phố Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Ngày 15-11-1945, tại nhà máy đèn, phường Ba Đình, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy Thanh Hóa đã triệu tập hội nghị công bố quyết định thành lập chi bộ đảng đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Lịch sử ra đời, đấu tranh, xây dựng và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. Trong mỗi thời kỳ, đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã lãnh đạo phong trào cách mạng đạt được nhiều thành tựu to lớn, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kế thừa và phát huy truyền thống bất khuất, ý chí kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước, trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thành phố đã ra sức thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh CNH, HĐH, làm thay đổi toàn diện bộ mặt đô thị, xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật của cả tỉnh. Những công trình hạ tầng, các khu đô thị mới, trung tâm thương mại hiện đại không chỉ làm bừng lên sức sống mới mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội của thành phố phát triển.
Một góc thành phố hôm nay.
Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, thành phố vững vàng vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 84,67 triệu đồng, cao hơn 14,67 triệu đồng so với năm 2020, gấp 1,53 thu nhập bình quân chung của tỉnh. Các ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá; Dịch vụ - thương mại phát triển về quy mô, loại hình dịch vụ; Giá trị sản xuất ước đạt 24.873 tỷ đồng, tăng 34,94% so với năm 2020. Hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao tại 3 xã. Thành phố có hơn 80 mặt hàng xuất khẩu, trong đó có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh. Tổng huy vốn đầu tư phát triển ước đạt 93.867 tỷ đồng, bằng 52,15% kế hoạch cả nhiệm kỳ; thành lập mới 4.919 doanh nghiệp, bằng 75,67% so với Nghị quyết Đại hội. Thu ngân sách nhà nước ước đạt 9.710,8 tỷ đồng, đạt 122% dự toán tỉnh và 105% dự toán thành phố giao.
Với việc cụ thể hóa các Nghị quyết, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế của việc mở rộng địa giới hành chính; nhiều khu đô thị mới được hình thành, làm thay đổi diện mạo, tạo thêm điểm nhấn cho thành phố. Ngoài tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng; thành phố được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù từ Nghị quyết 303 của HĐND tỉnh để thực hiện đầu tư xây dựng các công trình dự án trọng điểm trên địa bàn, góp phần tạo động lực cho sự phát triển của thành phố. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, đây là tiền đề quan trọng tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi, mở ra thời cơ, động lực mới để tỉnh Thanh Hóa phát triển.
Lễ hội Khinh khí cầu tại Quảng trường Lam Sơn.
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên bức tranh tăng trưởng kinh tế; các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến, nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ, các sự kiện quan trọng của đất nước, tỉnh, thành phố đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố như: tuần Văn hóa thành phố Thanh Hóa - TP Hội An, chương trình Countdown chào năm mới, lễ hội khinh khí cầu… thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao thành phố Thanh Hóa lần thứ IX năm 2022. Thể thao thành tích cao duy trì vị trí tốp đầu của tỉnh, tham gia đại hội TDTT tỉnh xếp thứ 1 toàn đoàn.
Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và hoạt động hiệu quả, 100% xã, phường được công nhận chuẩn quốc gia về y tế. Công tác giáo dục và đào tạo được chú trọng, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở các cấp học, bậc học theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Giáo dục mũi nhọn nhiều năm xếp tóp đầu toàn tỉnh, xây dựng được các đề án cho phát triển giáo dục; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao và dẫn đầu toàn tỉnh; năm 2023 có 134 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 91,7%, trong đó có 60 trường đạt chuẩn mức độ 2.Các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với đồng bào sinh sống trên sông, các gia đình chính sách, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn... được quan tâm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,10%.
Trung tâm hành chính thành phố Thành phố.
Chính trị ổn định, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, liên tục, đồng bộ, quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả. Đã triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, sáng tạo các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương, “Về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Bên cạnh đó, thành phố đã chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Nêu cao tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt; phát huy vai trò giám sát, góp ý kiến nhận xét của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường công tác dân vận, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, công tác tổ chức, quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt kết nạp đảng viên mới luôn vượt chỉ tiêu tỉnh giao.
Với sự chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vị thế của một đô thị trung tâm, hàng đầu của tỉnh. Bước sang giai đoạn phát triển mới, thành phố có nhiều cơ hội để phát triển nhanh về mọi mặt và trong tương lai, sẽ trở thành một thành phố “đáng sống” khi nhiều dự án “tầm cỡ” đã đang tiếp tục được quy hoạch và đầu tư. Đặc biệt, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra định hướng phát triển là: “Xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại”. Để thực hiện mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Thanh Hóa cần tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng.
Lê Thảo