Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa (15/11/1945-15/11/2023)

Ngày 14/11/2023 00:00:00

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thị xã Thanh Hóa trước kia, thành phố Thanh Hóa ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, luôn là địa danh đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã chung sức chung lòng cùng với nhân dân toàn tỉnh và cả nước góp phần hun đúc những giá trị lịch sử - văn hóa cao quý giàu bản sắc viết nên những thành tựu lịch sử vĩ đại.

 z4879484317089_38b75cf9e55b6ea3d4cbc365e3cb97a5.jpg

Toàn cảnh thành phố Thanh Hóa (ảnh internet)
 

QÚA TRÌNH RA ĐỜI ĐẢNG BỘ THỊ XÃ THANH HÓA (1930-1945)

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa ) cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng. Ngày 29-7-1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi giành được chính quyền (20-8-1945), nhiệm vụ cấp bách là tiến tới thành lập tổ chức đảng để lãnh đạo nhân dân chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Tỉnh ủy cử đồng chí Trần Tiến Quân về thị xã Thanh Hóa để phát triển đảng viên, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc; phát triển cơ sở trung kiên và tạo lập những điều kiện quan trọng để thành lập tổ chức cơ sở đảng đầu tiên của thị xã Thanh Hóa.

Ngày 15 - 11 - 1945, tại Nhà máy Đèn, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân (Trịnh Huy Lãng) làm Bí thư. Sự ra đời của chi bộ Đảng là đỉnh cao của phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân thị xã, một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng tại thị xã Thanh Hóa.

Chấp hành Chỉ thị của Tỉnh ủy, tháng 3-1946, tại tầng 2 Nhà máy đèn, đã diễn ra Hội nghị toàn thể bầu Thị ủy lâm thời gồm 3 đồng chí Trần Tiến Quân, Nguyễn Thị Nghiên và Võ Nguyên Lượng, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Đây là tiền thân của Đảng bộ thành phố hiện nay.

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ THANH HÓA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)

Quyết bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã kiên quyết, khéo léo, đối phó với thù trong giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt, chuẩn bị điều kiện tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân trong thị xã vừa sản xuất, vừa xây dựng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân ở hậu phương vừa sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐỒNG THỜI 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, Đảng bộ đã tiến hành 8 kỳ đại hội từ đại hội I đến đại hội IX (trong khoảng thời gian từ 1959 đến 1975) xác định chủ trương giải pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương Thanh Hóa, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Cùng với việc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ thị xã bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong khi Đảng bộ và Nhân dân thị xã đang nỗ lực thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) thì ngày 05/8/1964 máy bay giặc Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc. Ngày 03,04/4/1965, giặc Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay đánh phá Thanh Hóa mà trọng điểm là cầu Hàm Rồng. Trong hai ngày quân dân Hàm Rồng cùng với quân dân toàn tỉnh đã bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã.

Cùng với xây dựng, bảo vệ hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, quân dân thị xã Thanh Hóa đã tích cực chi viện sức người, sức của cho các chiến trường bằng các phong trào thi đua “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “3 mẫu mực”, “Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, giao thông-vận tải giỏi”...” Tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”...Những thành tựu đạt được, những bài học kinh nghiệm được tích lũy trong khói lửa chiến tranh chính là nguồn lực quí báu để Đảng bộ và nhân dân Thị xã bước tiếp sang một thời kỳ mới - thời kỳ cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

THỊ XÃ THANH HÓA TIẾP TỤC KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, GÓP PHẦN BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1985)

10 năm (1975-1985) xây dựng lại Thị xã sau chiến tranh, Đảng bộ đã tiến hành 3 kỳ đại hội ( X, XI, XII), định ra chủ trương giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy lùi sự bao vây, cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch tiến lên giành những thắng lợi mới trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu.

Trong suốt chặng đường 10 năm cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1985),  Đảng bộ và Nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là về kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã có bước tiến bộ. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nói chung được giữ vững và có bước phát triển. Nông nghiệp tăng cả năng suất và sản lượng lương thực. Nghĩa vụ đối với Nhà nước về nhiều mặt đều hoàn thành. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh - quốc phòng được bảo đảm. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố.

Đó là những tiền đề, rất quan trọng để Đảng bộ thị xã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI  (1986-2023)

Trong khoảng thời gian gần 40 năm, Đảng bộ thành phố đã tổ chức thành công 9 kỳ đại hội từ (đại hội XIII đến đại hội XXI). Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và định ra những chủ trương quan trọng xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thành phố đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị hiện đại, văn minh.

Các hoạt động văn hóa-xã hội được nâng cao, giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, luôn duy trì việc dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; Phong trào thể dục - thể thao phát triển sâu rộng. An sinh xã hội được chăm lo, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự xã hội bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ được chú trọng. Với phương châm hành động Đoàn kết – Kỷ cương – Nêu gương - Sáng tạo – Phát triển mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, thành phố phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại

Gần 40 năm qua, với những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực, thành phố đã tổ chức những sự kiện trọng đại và vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng. Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đón nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, năm 1995 thành phố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm 2004, thành phố được công nhận là đô thị loại II. Năm 2010, Nhân dân thành phố Thanh Hóa vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đặc biệt, năm 2014 thành phố Thanh Hóa vinh dự được Thủ tướng chính phủ công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước. Sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của thành phố đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sâu đậm trong lòng nhân dân, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm để xây dựng và phát triển thành phố nhanh và bền vững. Những thành tựu đạt được là minh chứng sống động ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Thành phố trên hành trình đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa, hội nhập và phát triển.

Với lịch sử 78 năm ra đời và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân thành phố đã lập nên những thành tích to lớn mang tính lịch sử đó là cùng cả nước đấu tranh kiên cường bất khuất giành lại và giữ vững độc lập, tự do cho dân tộc và sự bình yên hạnh phúc cho Nhân dân và hôm nay đang tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước sẽ ngày càng phát triển, thành phố Thanh Hóa sẽ ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.



Lê Thảo

Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa (15/11/1945-15/11/2023)

Đăng lúc: 14/11/2023 00:00:00 (GMT+7)

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thị xã Thanh Hóa trước kia, thành phố Thanh Hóa ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, luôn là địa danh đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân thành phố Thanh Hóa đã chung sức chung lòng cùng với nhân dân toàn tỉnh và cả nước góp phần hun đúc những giá trị lịch sử - văn hóa cao quý giàu bản sắc viết nên những thành tựu lịch sử vĩ đại.

 z4879484317089_38b75cf9e55b6ea3d4cbc365e3cb97a5.jpg

Toàn cảnh thành phố Thanh Hóa (ảnh internet)
 

QÚA TRÌNH RA ĐỜI ĐẢNG BỘ THỊ XÃ THANH HÓA (1930-1945)

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa ) cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng. Ngày 29-7-1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thanh Hoá được thành lập. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình phát triển của phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi giành được chính quyền (20-8-1945), nhiệm vụ cấp bách là tiến tới thành lập tổ chức đảng để lãnh đạo nhân dân chống thù trong, giặc ngoài, xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Tỉnh ủy cử đồng chí Trần Tiến Quân về thị xã Thanh Hóa để phát triển đảng viên, xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc; phát triển cơ sở trung kiên và tạo lập những điều kiện quan trọng để thành lập tổ chức cơ sở đảng đầu tiên của thị xã Thanh Hóa.

Ngày 15 - 11 - 1945, tại Nhà máy Đèn, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân (Trịnh Huy Lãng) làm Bí thư. Sự ra đời của chi bộ Đảng là đỉnh cao của phong trào yêu nước, cách mạng của nhân dân thị xã, một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng tại thị xã Thanh Hóa.

Chấp hành Chỉ thị của Tỉnh ủy, tháng 3-1946, tại tầng 2 Nhà máy đèn, đã diễn ra Hội nghị toàn thể bầu Thị ủy lâm thời gồm 3 đồng chí Trần Tiến Quân, Nguyễn Thị Nghiên và Võ Nguyên Lượng, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Đây là tiền thân của Đảng bộ thành phố hiện nay.

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ THANH HÓA LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945-1954)

Quyết bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã kiên quyết, khéo léo, đối phó với thù trong giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt, chuẩn bị điều kiện tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân trong thị xã vừa sản xuất, vừa xây dựng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân ở hậu phương vừa sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN ĐỒNG THỜI 2 NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975)

Thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, Đảng bộ đã tiến hành 8 kỳ đại hội từ đại hội I đến đại hội IX (trong khoảng thời gian từ 1959 đến 1975) xác định chủ trương giải pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương Thanh Hóa, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Cùng với việc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ thị xã bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong khi Đảng bộ và Nhân dân thị xã đang nỗ lực thi đua hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) thì ngày 05/8/1964 máy bay giặc Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc. Ngày 03,04/4/1965, giặc Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay đánh phá Thanh Hóa mà trọng điểm là cầu Hàm Rồng. Trong hai ngày quân dân Hàm Rồng cùng với quân dân toàn tỉnh đã bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã.

Cùng với xây dựng, bảo vệ hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, quân dân thị xã Thanh Hóa đã tích cực chi viện sức người, sức của cho các chiến trường bằng các phong trào thi đua “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, “3 mẫu mực”, “Sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi, giao thông-vận tải giỏi”...” Tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”...Những thành tựu đạt được, những bài học kinh nghiệm được tích lũy trong khói lửa chiến tranh chính là nguồn lực quí báu để Đảng bộ và nhân dân Thị xã bước tiếp sang một thời kỳ mới - thời kỳ cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

THỊ XÃ THANH HÓA TIẾP TỤC KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, CHĂM LO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN, GÓP PHẦN BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975-1985)

10 năm (1975-1985) xây dựng lại Thị xã sau chiến tranh, Đảng bộ đã tiến hành 3 kỳ đại hội ( X, XI, XII), định ra chủ trương giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức, đẩy lùi sự bao vây, cấm vận, phá hoại của các thế lực thù địch tiến lên giành những thắng lợi mới trong cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu.

Trong suốt chặng đường 10 năm cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1975-1985),  Đảng bộ và Nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là về kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã có bước tiến bộ. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nói chung được giữ vững và có bước phát triển. Nông nghiệp tăng cả năng suất và sản lượng lương thực. Nghĩa vụ đối với Nhà nước về nhiều mặt đều hoàn thành. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh - quốc phòng được bảo đảm. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố.

Đó là những tiền đề, rất quan trọng để Đảng bộ thị xã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI  (1986-2023)

Trong khoảng thời gian gần 40 năm, Đảng bộ thành phố đã tổ chức thành công 9 kỳ đại hội từ (đại hội XIII đến đại hội XXI). Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và định ra những chủ trương quan trọng xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng-an ninh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thành phố đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị hiện đại, văn minh.

Các hoạt động văn hóa-xã hội được nâng cao, giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, luôn duy trì việc dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; Phong trào thể dục - thể thao phát triển sâu rộng. An sinh xã hội được chăm lo, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời.

Nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự xã hội bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ được chú trọng. Với phương châm hành động Đoàn kết – Kỷ cương – Nêu gương - Sáng tạo – Phát triển mà Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra, thành phố phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại

Gần 40 năm qua, với những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực, thành phố đã tổ chức những sự kiện trọng đại và vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý của Đảng. Năm 1994, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đón nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh, năm 1995 thành phố được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Năm 2004, thành phố được công nhận là đô thị loại II. Năm 2010, Nhân dân thành phố Thanh Hóa vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Đặc biệt, năm 2014 thành phố Thanh Hóa vinh dự được Thủ tướng chính phủ công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước. Sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của thành phố đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và sâu đậm trong lòng nhân dân, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm để xây dựng và phát triển thành phố nhanh và bền vững. Những thành tựu đạt được là minh chứng sống động ghi nhận sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Thành phố trên hành trình đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hóa, hội nhập và phát triển.

Với lịch sử 78 năm ra đời và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân thành phố đã lập nên những thành tích to lớn mang tính lịch sử đó là cùng cả nước đấu tranh kiên cường bất khuất giành lại và giữ vững độc lập, tự do cho dân tộc và sự bình yên hạnh phúc cho Nhân dân và hôm nay đang tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước sẽ ngày càng phát triển, thành phố Thanh Hóa sẽ ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh.



Lê Thảo