Tự hào Đảng bộ thành phố Thanh Hóa 79 mùa xuân
Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa gần 80 năm qua (1945-2024) là lịch sử hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, gắn liền với những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 15-11-1945, tại Hồ Máy Đèn, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân (Trịnh Huy Lãng) làm Bí thư. Đến tháng 3/1946, tại tầng 2 Hồ Máy Đèn đã diễn ra Hội nghị toàn thể bầu Thị ủy lâm thời, gồm 3 đồng chí: Trần Tiến Quân, Nguyễn Thị Nghiên và Võ Nguyên Lượng, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Đây là tiền thân của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa hiện nay.
Hồ Máy Đèn nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thị xã Thanh Hóa
Sau 79 năm thành lập và phát triển, đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã tổ chức thành công 21 kỳ đại hội và đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giai đoạn (1945 – 1975), Đảng bộ thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, trải qua 8 kỳ đại hội từ đại hội I đến đại hội IX, xác định chủ trương giải pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương Thanh Hóa, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Cùng với việc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ thị xã bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã ghi dấu ấn đậm nét vào những thời khắc lịch sử cùng cả nước.
Gần 50 năm từ sau ngày giải phóng là chặng đường đánh dấu sự trưởng thành và đóng góp tích cực của Đảng bộ và Nhân dân thành phố Thanh Hóa. Vượt qua khó khăn chồng chất trong 10 năm đầu sau giải phóng, Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là về kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã có bước tiến bộ. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nói chung được giữ vững và có bước phát triển. Nông nghiệp tăng cả năng suất và sản lượng lương thực. Nghĩa vụ đối với Nhà nước về nhiều mặt đều hoàn thành. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh - quốc phòng được bảo đảm. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố. Đó là những tiền đề, rất quan trọng để Đảng bộ thị xã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Gần 40 năm tiếp theo, Đảng bộ thành phố đã tổ chức thành công 9 kỳ đại hội từ (đại hội XIII đến đại hội XXI). Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và định ra những chủ trương quan trọng xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thị xã đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị hiện đại, văn minh.
Các hoạt động văn hóa - xã hội được nâng cao, giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, luôn duy trì việc dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; Phong trào thể dục - thể thao phát triển sâu rộng. An sinh xã hội được chăm lo, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự xã hội bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ được chú trọng.
Quyết tâm thực hiện toàn diện mục tiêu
Trải qua 4 lần mở rộng địa giới hành chính, quy mô thành phố Thanh Hóa ngày càng lớn mạnh; kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp; nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng, như: Hạ tầng giao thông nội đô và hệ thống giao thông kết nối thành phố với vùng phụ cận; các khu đô thị mới và Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm hành chính TP Thanh Hóa, Khu đô thị Vinhomes Star City... . Đó là Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Nam sông Mã kết nối với thành phố biển Sầm Sơn, Đại lộ Đông - Tây, tuyến đường Đông - Tây, đường CSEPD... cùng nhiều công trình dự án lớn được khởi công xây dựng theo Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và theo Nghị quyết 303 của HĐND tỉnh. Những công trình ấy đã trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho TP Thanh Hóa, đặc biệt đã góp phần mở rộng không gian phát triển, nâng cao “sức hút” của thành phố đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những kết quả đạt được của TP Thanh Hóa trong thời gian qua tiếp tục khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ, tạo tiền đề để thành phố hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng”.
Thành phố Thanh Hóa hôm nay
Mới đây nhất, ngày 24/10/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết 1238 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Theo đó, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là 101.272 người của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Sau khi nhập, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 228,22 km2 và quy mô dân số là 615.106 người, thành phố Thanh Hóa có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã. Thành phố Thanh Hóa ngày càng được mở rộng, thể hiện rõ vai trò là trung tâm động lực của tỉnh Thanh Hóa và của vùng.
Thành phố ngày càng phát triển hiện đại, bề thế, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố quyết tâm cao, nỗ lực lớn hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra trong đó có 3 chương trình trọng tâm và 2 đột phá gồm: Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với hoàn thiện hạ tầng đô thị; chương trình phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao; chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, trọng tâm là là thực hiện tốt cuộc vận động “Người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện”. Đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với cải cách hành chính và xây dựng chính quyền đô thị, thành phố thông minh; đột phá về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, gắn đường hướng phát triển thành phố Thanh Hóa với chiến lược phát triển chung của tỉnh, đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực của tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề an ninh trật tự, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng bộ và nhân dân thành phố đang hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
Thành phố đã tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Bằng sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, thành phố đã có sự “bứt tốc” về tăng trưởng để ghi dấu ấn đậm nét lên bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nổi bật: như tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.826 tỷ đồng, bằng 51,01% kế hoạch cả nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 05 đề ra (180.000 tỷ đồng). Thu ngân sách Nhà nước đạt 10.183,2 tỷ đồng, đạt 128% dự toán tỉnh và 110% dự toán thành phố giao. Doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề hoạt động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 84,86 triệu đồng, cao gấp 1,53 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2024 thu ngân sách Nhà nước đạt 3.163 tỷ đồng, vượt 8% dự toán tỉnh giao và tăng 27% so với cùng kỳ; giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 1.642 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ và chiếm 36% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh; nhiều dự án lớn, trọng điểm góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố như: Hoàn thành dự án đường từ Trung tâm thành phố nối Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Với lịch sử 79 năm ra đời và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân thành phố đã lập nên những thành tích to lớn mang tính lịch sử đó là cùng cả nước đấu tranh kiên cường bất khuất giành lại và giữ vững độc lập, tự do cho dân tộc và sự bình yên hạnh phúc cho Nhân dân và hôm nay đang tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước sẽ ngày càng phát triển, thành phố Thanh Hóa sẽ ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh
Đây cũng chính là động lực để các cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương chào mừng kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố và 10 năm đô thị loại I trực thuộc tỉnh./
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá xây dựng phương án dự toán thu ngân sách và phân bổ ngân sách năm 2025
28/12/2024 00:00:00 -
HĐND thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức kỳ họp thứ nhất nhiệm kỳ 2021 - 2026
27/12/2024 00:00:00 -
Chuẩn bị tốt các điều kiện nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
27/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
24/12/2024 00:00:00
Tự hào Đảng bộ thành phố Thanh Hóa 79 mùa xuân
Lịch sử hình thành và phát triển của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa gần 80 năm qua (1945-2024) là lịch sử hào hùng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ quê hương, gắn liền với những trang sử vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 15-11-1945, tại Hồ Máy Đèn, đồng chí Bùi Đạt, đại diện Tỉnh ủy đã triệu tập Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân (Trịnh Huy Lãng) làm Bí thư. Đến tháng 3/1946, tại tầng 2 Hồ Máy Đèn đã diễn ra Hội nghị toàn thể bầu Thị ủy lâm thời, gồm 3 đồng chí: Trần Tiến Quân, Nguyễn Thị Nghiên và Võ Nguyên Lượng, do đồng chí Trần Tiến Quân làm Bí thư. Đây là tiền thân của Đảng bộ thành phố Thanh Hóa hiện nay.
Hồ Máy Đèn nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Thị xã Thanh Hóa
Sau 79 năm thành lập và phát triển, đảng bộ thành phố Thanh Hóa đã tổ chức thành công 21 kỳ đại hội và đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Giai đoạn (1945 – 1975), Đảng bộ thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, trải qua 8 kỳ đại hội từ đại hội I đến đại hội IX, xác định chủ trương giải pháp xây dựng, bảo vệ hậu phương Thanh Hóa, chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Cùng với việc khắc phục hậu quả chiến tranh, Đảng bộ thị xã bắt tay vào nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, tiến hành cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ và nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã ghi dấu ấn đậm nét vào những thời khắc lịch sử cùng cả nước.
Gần 50 năm từ sau ngày giải phóng là chặng đường đánh dấu sự trưởng thành và đóng góp tích cực của Đảng bộ và Nhân dân thành phố Thanh Hóa. Vượt qua khó khăn chồng chất trong 10 năm đầu sau giải phóng, Đảng bộ và nhân dân thị xã đã có nhiều cố gắng phấn đấu vượt qua gian khổ, khó khăn, đạt những thành tích đáng khích lệ. Việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là về kinh tế, văn hóa, xã hội của thị xã có bước tiến bộ. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nói chung được giữ vững và có bước phát triển. Nông nghiệp tăng cả năng suất và sản lượng lương thực. Nghĩa vụ đối với Nhà nước về nhiều mặt đều hoàn thành. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, an ninh - quốc phòng được bảo đảm. Các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể được củng cố. Đó là những tiền đề, rất quan trọng để Đảng bộ thị xã lãnh đạo các tầng lớp nhân dân bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Gần 40 năm tiếp theo, Đảng bộ thành phố đã tổ chức thành công 9 kỳ đại hội từ (đại hội XIII đến đại hội XXI). Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng bộ thành phố đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và định ra những chủ trương quan trọng xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng - an ninh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, thị xã đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, nhanh chóng xây dựng và phát triển với tốc độ nhanh tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển lên tầm cao mới; Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được đầu tư xây dựng đồng bộ, kết hợp với các công trình kiến trúc hiện đại, tạo nên vóc dáng của một đô thị hiện đại, văn minh.
Các hoạt động văn hóa - xã hội được nâng cao, giáo dục - đào tạo phát triển mạnh, luôn duy trì việc dẫn đầu tỉnh về chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; Phong trào thể dục - thể thao phát triển sâu rộng. An sinh xã hội được chăm lo, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự xã hội bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng, tổ chức cán bộ được chú trọng.
Quyết tâm thực hiện toàn diện mục tiêu
Trải qua 4 lần mở rộng địa giới hành chính, quy mô thành phố Thanh Hóa ngày càng lớn mạnh; kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp; nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng, như: Hạ tầng giao thông nội đô và hệ thống giao thông kết nối thành phố với vùng phụ cận; các khu đô thị mới và Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm hành chính TP Thanh Hóa, Khu đô thị Vinhomes Star City... . Đó là Đại lộ Nguyễn Hoàng, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Đại lộ Nam sông Mã kết nối với thành phố biển Sầm Sơn, Đại lộ Đông - Tây, tuyến đường Đông - Tây, đường CSEPD... cùng nhiều công trình dự án lớn được khởi công xây dựng theo Nghị quyết 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và theo Nghị quyết 303 của HĐND tỉnh. Những công trình ấy đã trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho TP Thanh Hóa, đặc biệt đã góp phần mở rộng không gian phát triển, nâng cao “sức hút” của thành phố đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những kết quả đạt được của TP Thanh Hóa trong thời gian qua tiếp tục khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ, tạo tiền đề để thành phố hiện thực hóa “khát vọng thịnh vượng”.
Thành phố Thanh Hóa hôm nay
Mới đây nhất, ngày 24/10/2024, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết 1238 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Theo đó, sẽ nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 82,87 km2, quy mô dân số là 101.272 người của huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa. Sau khi nhập, thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 228,22 km2 và quy mô dân số là 615.106 người, thành phố Thanh Hóa có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã. Thành phố Thanh Hóa ngày càng được mở rộng, thể hiện rõ vai trò là trung tâm động lực của tỉnh Thanh Hóa và của vùng.
Thành phố ngày càng phát triển hiện đại, bề thế, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thành phố quyết tâm cao, nỗ lực lớn hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra trong đó có 3 chương trình trọng tâm và 2 đột phá gồm: Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với hoàn thiện hạ tầng đô thị; chương trình phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ du lịch và các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao; chương trình xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện, trọng tâm là là thực hiện tốt cuộc vận động “Người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện”. Đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với cải cách hành chính và xây dựng chính quyền đô thị, thành phố thông minh; đột phá về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đảng bộ thành phố Thanh Hóa tập trung cao cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, gắn đường hướng phát triển thành phố Thanh Hóa với chiến lược phát triển chung của tỉnh, đáp ứng vai trò đầu tàu kết nối, trung tâm động lực phát triển mọi lĩnh vực của tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề an ninh trật tự, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chăm lo làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảng bộ và nhân dân thành phố đang hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại.
Thành phố đã tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh. Bằng sự đồng tâm, đồng sức, đồng lòng, thành phố đã có sự “bứt tốc” về tăng trưởng để ghi dấu ấn đậm nét lên bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nổi bật: như tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt 91.826 tỷ đồng, bằng 51,01% kế hoạch cả nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 05 đề ra (180.000 tỷ đồng). Thu ngân sách Nhà nước đạt 10.183,2 tỷ đồng, đạt 128% dự toán tỉnh và 110% dự toán thành phố giao. Doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề hoạt động. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 84,86 triệu đồng, cao gấp 1,53 lần thu nhập bình quân chung của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2024 thu ngân sách Nhà nước đạt 3.163 tỷ đồng, vượt 8% dự toán tỉnh giao và tăng 27% so với cùng kỳ; giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 1.642 triệu USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ và chiếm 36% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh; nhiều dự án lớn, trọng điểm góp phần làm thay đổi bộ mặt thành phố như: Hoàn thành dự án đường từ Trung tâm thành phố nối Cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu Kinh tế Nghi Sơn.
Với lịch sử 79 năm ra đời và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân thành phố đã lập nên những thành tích to lớn mang tính lịch sử đó là cùng cả nước đấu tranh kiên cường bất khuất giành lại và giữ vững độc lập, tự do cho dân tộc và sự bình yên hạnh phúc cho Nhân dân và hôm nay đang tập trung trí tuệ, tâm huyết, công sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước sẽ ngày càng phát triển, thành phố Thanh Hóa sẽ ngày càng vững mạnh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh
Đây cũng chính là động lực để các cán bộ, đảng viên và Nhân dân tiếp tục ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế làm giàu cho quê hương chào mừng kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập thành phố và 10 năm đô thị loại I trực thuộc tỉnh./
Lê Thảo