Tích cực số hóa và chuyển đổi số tư liệu lưu trữ

Ngày 03/12/2024 00:00:00

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 vào ngày 1/12 vừa qua.

z6152962899750_86ffb09051dc3264a7bb5ab263de98ce.jpg
Việt Nam đã có và còn nhiều di sản tư liệu quý giá. Đây là nguồn sử liệu gốc phản ánh các lĩnh vực thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử. Những di sản tư liệu này có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, nghệ thuật và tín ngưỡng, tôn giáo..., do vậy cần phải được kiểm kê, bảo vệ, số hóa, thống nhất hoạt động quản lý và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại.

Từ những hoạt động thực tiễn trong ngành lưu trữ, Thạc sĩ Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cho biết: “Muốn di sản tư liệu được bảo vệ tốt và phát huy giá trị hiệu quả hơn, phải đồng thời thực hiện hai công việc; đó là, bảo quản hiện vật gốc và số hóa các tư liệu. Việc số hóa giúp bảo quản tốt nhất tư liệu gốc mà vẫn phát huy được rộng rãi hơn các giá trị của di sản tư liệu. Bài viết quan trọng của đồng chí Tô Lâm đã tăng thêm tự tin và quyết tâm cho ngành lưu trữ, để chúng tôi nỗ lực hơn khi thực hiện cuộc cách mạng số hóa”.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Tư liệu sản xuất đã và đang chuyển mạnh từ hữu hình sang vô hình và ngày càng chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Ðiều này càng minh chứng cho nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực... Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa Nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội.

Hiện nay các tư liệu quý đã được lưu trữ tập trung trong các trung tâm lưu trữ quốc gia với những điều kiện kỹ thuật đặc thù. Việc số hóa tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã được ngành lưu trữ quan tâm và triển khai từ khá sớm. Những tài liệu quan trọng được số hóa từ cuối những năm 1990, sau đó tiếp tục số hóa ưu tiên cho các phông tư liệu có tần suất sử dụng cao. Luật Lưu trữ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tháng 6/2024 có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó tư liệu lưu trữ điện tử và tư liệu lưu trữ số được đưa vào quy định chi tiết. Đây là cơ sở pháp lý cho việc điện tử hóa tư liệu lưu trữ và thực hiện Chính phủ số.

 

Thạc sĩ Nguyễn Thu Hoài thông tin: “Hiện nay, lượng tư liệu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 có quy mô hơn 6km giá tài liệu. Trung tâm đã thực hiện số hóa và phục vụ văn bản số hóa tư liệu lưu trữ được khoảng 30% số lượng tài liệu. Độc giả đã khai thác sử dụng tài liệu hoàn toàn trên máy tại Phòng đọc của Trung tâm bằng văn bản đã số hóa để tránh tác động làm hư hại đến tài liệu gốc”.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành lưu trữ nói riêng phải dựa trên sự thống nhất về nhận thức, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực, đầu tư thích đáng cho nguồn lực con người bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quá trình đó vẫn đang tiếp tục và cần nhiều nỗ lực.

Hiện nay, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đang thực hiện Đề án tư liệu lưu trữ điện tử, trong đó ưu tiên số hóa tài liệu để tích hợp vào kho Dữ liệu lưu trữ quốc gia để vận hành Chính phủ số. Mục tiêu của ngành là đến năm 2030 sẽ cơ bản số hóa và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số tư liệu lưu trữ những phông quan trọng, để có thể tích hợp vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tư liệu lưu trữ số quốc gia và phục vụ rộng rãi công chúng tiếp cận thông tin tư liệu lưu trữ theo luật định, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

 

Tích cực số hóa và chuyển đổi số tư liệu lưu trữ

Đăng lúc: 03/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 vào ngày 1/12 vừa qua.

z6152962899750_86ffb09051dc3264a7bb5ab263de98ce.jpg
Việt Nam đã có và còn nhiều di sản tư liệu quý giá. Đây là nguồn sử liệu gốc phản ánh các lĩnh vực thiên nhiên, xã hội, con người Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử. Những di sản tư liệu này có giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học, nghệ thuật và tín ngưỡng, tôn giáo..., do vậy cần phải được kiểm kê, bảo vệ, số hóa, thống nhất hoạt động quản lý và phát huy giá trị trong cuộc sống hiện đại.

Từ những hoạt động thực tiễn trong ngành lưu trữ, Thạc sĩ Nguyễn Thu Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 cho biết: “Muốn di sản tư liệu được bảo vệ tốt và phát huy giá trị hiệu quả hơn, phải đồng thời thực hiện hai công việc; đó là, bảo quản hiện vật gốc và số hóa các tư liệu. Việc số hóa giúp bảo quản tốt nhất tư liệu gốc mà vẫn phát huy được rộng rãi hơn các giá trị của di sản tư liệu. Bài viết quan trọng của đồng chí Tô Lâm đã tăng thêm tự tin và quyết tâm cho ngành lưu trữ, để chúng tôi nỗ lực hơn khi thực hiện cuộc cách mạng số hóa”.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội. Tư liệu sản xuất đã và đang chuyển mạnh từ hữu hình sang vô hình và ngày càng chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế tri thức, kinh tế số. Ðiều này càng minh chứng cho nhận định của Tổng Bí thư Tô Lâm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực... Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa Nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội.

Hiện nay các tư liệu quý đã được lưu trữ tập trung trong các trung tâm lưu trữ quốc gia với những điều kiện kỹ thuật đặc thù. Việc số hóa tư liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ đã được ngành lưu trữ quan tâm và triển khai từ khá sớm. Những tài liệu quan trọng được số hóa từ cuối những năm 1990, sau đó tiếp tục số hóa ưu tiên cho các phông tư liệu có tần suất sử dụng cao. Luật Lưu trữ (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tháng 6/2024 có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó tư liệu lưu trữ điện tử và tư liệu lưu trữ số được đưa vào quy định chi tiết. Đây là cơ sở pháp lý cho việc điện tử hóa tư liệu lưu trữ và thực hiện Chính phủ số.

 

Thạc sĩ Nguyễn Thu Hoài thông tin: “Hiện nay, lượng tư liệu được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 có quy mô hơn 6km giá tài liệu. Trung tâm đã thực hiện số hóa và phục vụ văn bản số hóa tư liệu lưu trữ được khoảng 30% số lượng tài liệu. Độc giả đã khai thác sử dụng tài liệu hoàn toàn trên máy tại Phòng đọc của Trung tâm bằng văn bản đã số hóa để tránh tác động làm hư hại đến tài liệu gốc”.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong ngành lưu trữ nói riêng phải dựa trên sự thống nhất về nhận thức, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực, đầu tư thích đáng cho nguồn lực con người bên cạnh việc nâng cấp trang thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quá trình đó vẫn đang tiếp tục và cần nhiều nỗ lực.

Hiện nay, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đang thực hiện Đề án tư liệu lưu trữ điện tử, trong đó ưu tiên số hóa tài liệu để tích hợp vào kho Dữ liệu lưu trữ quốc gia để vận hành Chính phủ số. Mục tiêu của ngành là đến năm 2030 sẽ cơ bản số hóa và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số tư liệu lưu trữ những phông quan trọng, để có thể tích hợp vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tư liệu lưu trữ số quốc gia và phục vụ rộng rãi công chúng tiếp cận thông tin tư liệu lưu trữ theo luật định, góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.