Ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa: Đổi mới căn bản, toàn diện sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29, ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thành phố, cho tỉnh và cho đất nước.
Trường mầm non Vườn Mặt Trời được đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục ở từng địa phương, đơn vị, thực hiện chặt chẽ từ khâu tổ chức học tập, xây dựng kế hoạch đến phân công và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham mưu xây dựng chương trình hành động sát hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Thành phố đã ban hành các chương trình, đề án về Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025; dạy học song ngữ trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Chuyên đề "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông"; Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; “Xây dựng Trường THCS Trần Mai Ninh thành trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030”; “Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố đến năm 2025”; Xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW đã làm thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.
Với quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước 1 buớc trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội” điểm nổi bật thành phố đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học 100% học sinh tiểu học, THCS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt (không có yếu kém).
Trong các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai, thành phố thực hiện đổi mới nội dung giáo dục theo hướng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật, ý thức cộng đồng. Tập trung vào chương trình đô thị văn minh, công dân thân thiện mà trọng tâm là cuộc vận động “người dân thành phố nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện”.
Đối với bậc học mầm non thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục trẻ tự lập, ổn định về cảm xúc, khả năng làm việc theo nhóm, tính đoàn kết, tự giác, tăng sức tập trung “Nghe - Nhìn” và tăng khả năng biểu hiện; năm 2014 toàn thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đối với bậc tiểu học tập trung chỉ đạo việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tin học, ngoại ngữ và rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua mô hình VNEN, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch… Đối với bậc THCS và THPT thực hiện quản lý sinh hoạt chuyên môn trên website: “truonghocketnoi.edu.vn”, 100% cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các nhà trường được cấp tài khoản để trao đổi, truy cập hệ thống thông tin trên mạng, bước đầu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề và tổ chức dạy học, thảo luận với học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiết học ngoại ngữ của trường Tiểu học Ba Đình.
Đối với Trung tâm GDNN-GDTX điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tạo điều kiện cho học sinh tự học, chủ động trong học tập và phát huy năng lực tư duy. Các trường nghề, cơ sở dạy nghề trực thuộc thành phố cũng đã tích cực đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá với những biện pháp hiệu quả như: thành lập ngân hàng đề thi; lồng ghép kiểm tra, đánh giá bằng kỹ năng thực hành kết hợp vấn đáp. Tính đến hết năm 2022, thành phố có 29/34 đơn vị phường, xã đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã đạt 85,3%.
Cùng với phát triển phẩm chất, năng lực của người học thành phố quan tâm đẩy mạnh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cho các em học sinh. Theo đó, hệ thông giáo dục được hoàn thiện theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo UBND thành phố ban hành Đề án “Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố đến năm 2025”, từ năm 2016 đến hết năm 2022 thành phố đã tiến hành sáp nhập 15 trường đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh,
Một trong điểm nổi bật của thành phố đã huy động sự tham gia đóng góp của xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Hiện tại thành phố là địa phương có quy mô trường lớp cơ bản đầy đủ, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đến tháng 3/ 2023, thành phố có 131 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 89.72%, trong đó chuẩn mức độ 2 đạt tỉ lệ 38,35%. Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 thành phố chi thường xuyên cho giáo dục là 3.969 tỷ đồng; huy động xã hội hóa đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường được 173 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng; ngân sách thành phố 751 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư 1.236 tỷ đồng.
Bên cạnh Ngân sách nhà nước hỗ trợ, các trường đã tích cực kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các tập thể, cá nhân để đầu tư mua sắm tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Bình quân vận động 1 năm khoảng 22 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật khác. Đặc biệt, nhận thức về xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thành phố tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong xây dựng trường chất lượng cao, xây dựng trung tâm thể dục, thể thao… Tính đến tháng 4/2023 thành phố có 155 trường, tăng 22 trường ngoài công lập trong đó có 15 trường mầm non; 2 trường tiểu học; 1 trường TH&THCS; 4 trường TH,THCS&THPT. Chất lượng giáo dục toàn diện phát triển vững chắc luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm, đầu tư, năm học 2022-2023 thành phố xếp thứ 3 toàn tỉnh kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa bậc THCS (tăng 3 bặc so với năm học 2021-2022). Thành phố cũng là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển giáo dục ngoài công lập, đây thực sự là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục thành phố, góp phần giảm tải cho các trường công lập, nhiều trường đã xây dựng được thương hiệu chất lượng cao, được nhân dân tin tưởng.
Hiệu quả từ quá trình thực hiện Nghị quyết 29, thành phô đã đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng hiện tại, đến nay đã có 121/121 trường công lập thuộc 3 bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Trung tâm GDNN-GDTX được giao một phần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đạt 100%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên được rà soát, sắp xếp gắn với vị trí việc làm, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về số lượng, chất lượng giữa các bậc học, giữa các đơn vị, trường học trên địa bàn. Tính đến tháng 3/2023, toàn ngành Giáo dục thành phố có có 3.395 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cán bộ quản lý 100% đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý giáo dục ; có trình độ lý luận chính trị (tăng 20% so với năm 2013); 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn.
Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Thành uỷ đã chỉ đạo cấp uỷ cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố triển khai có hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII, XIII về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hướng dẫn nội dung tuyên truyền giảng dạy Lịch sử đảng bộ thành phố Thanh Hoá và chương trình lịch sử địa phương vào hệ thống giáo dục phổ thông thành phố; giao chỉ tiêu xây dựng tổ chức Đảng, kết nạp đảng viên trong giáo viên, nhân viên và học sinh trung học phổ thông. Trong 10 năm qua, ngành giáo dục thành phố đã thành lập được 18 tổ chức Đảng ở các trường tư thục, kết nạp mới 101 đảng viên là giáo viên, nhân viên và 75 đảng viên là học sinh. Ngành giáo dục và đào tạo đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và dạy học, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Lễ kết nạp đảng viên tuổi 18 tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Đổi mới” cũng là một quá trình lâu dài, có thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Song, để sự nghiệp “trồng người” đạt được các mục tiêu kỳ vọng, cả trước mắt và lâu dài, thì ngoài sự nỗ lực của ngành giáo dục rất cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận của xã hội để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của thành phố trong thời gian tới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế.
Lê Thảo
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Tự hào thành phố Thanh Hóa 220 năm hình thành, xây dựng và phát triển
13/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV
12/12/2024 00:00:00 -
Tự hào Đảng bộ thành phố Thanh Hóa 79 mùa xuân
15/11/2024 00:00:00
Ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa: Đổi mới căn bản, toàn diện sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29, ngày 4/11/2013 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thành phố, cho tỉnh và cho đất nước.
Trường mầm non Vườn Mặt Trời được đầu tư cơ sở vật chất khang trang hiện đại.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã xác định rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục ở từng địa phương, đơn vị, thực hiện chặt chẽ từ khâu tổ chức học tập, xây dựng kế hoạch đến phân công và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tham mưu xây dựng chương trình hành động sát hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Thành phố đã ban hành các chương trình, đề án về Đổi mới giáo dục và đào tạo thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025; dạy học song ngữ trong các nhà trường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025. Chuyên đề "Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông"; Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục Trường THCS Cù Chính Lan, thành phố Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”; “Xây dựng Trường THCS Trần Mai Ninh thành trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030”; “Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố đến năm 2025”; Xây dựng trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025. Quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW đã làm thay đổi nhận thức về mục tiêu giáo dục và đào tạo, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục, trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục.
Với quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước 1 buớc trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội” điểm nổi bật thành phố đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học 100% học sinh tiểu học, THCS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt (không có yếu kém).
Trong các Chương trình, Kế hoạch, Đề án triển khai, thành phố thực hiện đổi mới nội dung giáo dục theo hướng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật, ý thức cộng đồng. Tập trung vào chương trình đô thị văn minh, công dân thân thiện mà trọng tâm là cuộc vận động “người dân thành phố nói lời hay làm việc tốt hành động thân thiện”.
Đối với bậc học mầm non thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục mầm non, phương pháp giáo dục trẻ tự lập, ổn định về cảm xúc, khả năng làm việc theo nhóm, tính đoàn kết, tự giác, tăng sức tập trung “Nghe - Nhìn” và tăng khả năng biểu hiện; năm 2014 toàn thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Đối với bậc tiểu học tập trung chỉ đạo việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, tin học, ngoại ngữ và rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua mô hình VNEN, phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dạy Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch… Đối với bậc THCS và THPT thực hiện quản lý sinh hoạt chuyên môn trên website: “truonghocketnoi.edu.vn”, 100% cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các nhà trường được cấp tài khoản để trao đổi, truy cập hệ thống thông tin trên mạng, bước đầu tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề và tổ chức dạy học, thảo luận với học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tiết học ngoại ngữ của trường Tiểu học Ba Đình.
Đối với Trung tâm GDNN-GDTX điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng tạo điều kiện cho học sinh tự học, chủ động trong học tập và phát huy năng lực tư duy. Các trường nghề, cơ sở dạy nghề trực thuộc thành phố cũng đã tích cực đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá với những biện pháp hiệu quả như: thành lập ngân hàng đề thi; lồng ghép kiểm tra, đánh giá bằng kỹ năng thực hành kết hợp vấn đáp. Tính đến hết năm 2022, thành phố có 29/34 đơn vị phường, xã đạt chuẩn “Cộng đồng học tập” cấp xã đạt 85,3%.
Cùng với phát triển phẩm chất, năng lực của người học thành phố quan tâm đẩy mạnh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cho các em học sinh. Theo đó, hệ thông giáo dục được hoàn thiện theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo UBND thành phố ban hành Đề án “Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố đến năm 2025”, từ năm 2016 đến hết năm 2022 thành phố đã tiến hành sáp nhập 15 trường đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh,
Một trong điểm nổi bật của thành phố đã huy động sự tham gia đóng góp của xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Hiện tại thành phố là địa phương có quy mô trường lớp cơ bản đầy đủ, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đến tháng 3/ 2023, thành phố có 131 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 89.72%, trong đó chuẩn mức độ 2 đạt tỉ lệ 38,35%. Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 thành phố chi thường xuyên cho giáo dục là 3.969 tỷ đồng; huy động xã hội hóa đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường được 173 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng; ngân sách thành phố 751 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư 1.236 tỷ đồng.
Bên cạnh Ngân sách nhà nước hỗ trợ, các trường đã tích cực kêu gọi các nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các tập thể, cá nhân để đầu tư mua sắm tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Bình quân vận động 1 năm khoảng 22 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật khác. Đặc biệt, nhận thức về xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, thành phố tạo cơ chế thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư trong xây dựng trường chất lượng cao, xây dựng trung tâm thể dục, thể thao… Tính đến tháng 4/2023 thành phố có 155 trường, tăng 22 trường ngoài công lập trong đó có 15 trường mầm non; 2 trường tiểu học; 1 trường TH&THCS; 4 trường TH,THCS&THPT. Chất lượng giáo dục toàn diện phát triển vững chắc luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh, chất lượng giáo dục mũi nhọn được quan tâm, đầu tư, năm học 2022-2023 thành phố xếp thứ 3 toàn tỉnh kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa bậc THCS (tăng 3 bặc so với năm học 2021-2022). Thành phố cũng là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển giáo dục ngoài công lập, đây thực sự là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục thành phố, góp phần giảm tải cho các trường công lập, nhiều trường đã xây dựng được thương hiệu chất lượng cao, được nhân dân tin tưởng.
Hiệu quả từ quá trình thực hiện Nghị quyết 29, thành phô đã đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng hiện tại, đến nay đã có 121/121 trường công lập thuộc 3 bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và Trung tâm GDNN-GDTX được giao một phần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đạt 100%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thường xuyên được rà soát, sắp xếp gắn với vị trí việc làm, đảm bảo sự cân đối, hợp lý về số lượng, chất lượng giữa các bậc học, giữa các đơn vị, trường học trên địa bàn. Tính đến tháng 3/2023, toàn ngành Giáo dục thành phố có có 3.395 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Cán bộ quản lý 100% đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý giáo dục ; có trình độ lý luận chính trị (tăng 20% so với năm 2013); 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn.
Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Thành uỷ đã chỉ đạo cấp uỷ cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố triển khai có hiệu quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII, XIII về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; hướng dẫn nội dung tuyên truyền giảng dạy Lịch sử đảng bộ thành phố Thanh Hoá và chương trình lịch sử địa phương vào hệ thống giáo dục phổ thông thành phố; giao chỉ tiêu xây dựng tổ chức Đảng, kết nạp đảng viên trong giáo viên, nhân viên và học sinh trung học phổ thông. Trong 10 năm qua, ngành giáo dục thành phố đã thành lập được 18 tổ chức Đảng ở các trường tư thục, kết nạp mới 101 đảng viên là giáo viên, nhân viên và 75 đảng viên là học sinh. Ngành giáo dục và đào tạo đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và dạy học, đáp ứng nguồn nhân lực trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Lễ kết nạp đảng viên tuổi 18 tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Đổi mới” cũng là một quá trình lâu dài, có thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Song, để sự nghiệp “trồng người” đạt được các mục tiêu kỳ vọng, cả trước mắt và lâu dài, thì ngoài sự nỗ lực của ngành giáo dục rất cần sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và sự đồng thuận của xã hội để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của thành phố trong thời gian tới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế.
Lê Thảo