Dịch COVID -19 và những hệ lụy đối với các hộ kinh doanh
Gần 2 năm qua dịch COVID-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Không chỉ khiến một bộ phận người lao động bị ảnh hưởng việc làm, những người kinh doanh cũng đang 'điêu đứng' vì dịch COVID-19.
“Đất vàng” nhưng vẫn không có người thuê
Gần 2 năm dịch Covid-19 bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhiều cá nhân, đơn vị. Người đủ tiềm lực thì chọn cách tiếp tục duy trì. Người ít vốn thì phải đóng cửa hàng, trả lại mặt bằng kinh doanh. Trên nhiều tuyến phố được mệnh danh là “đất vàng” của thành phố như: Lê Hoàn, Lê Hữu Lập, Đào Duy Từ, Trường Thi… những tấm biển “cho thuê cửa hàng” liên tục được treo lên.
Mặt tiền đẹp nhưng vẫn cửa đóng then cài và tấm biển cho thuê nhà được đặt ngay ngắn
Được biết đến là tuyến phố “vàng” trong hoạt động kinh doanh, buôn bán, trước đây, để tìm thuê cửa hàng trên phố Lê Hoàn là điều không dễ với nhiều người, dù cho giá thuê vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên thời điểm này, dạo một vòng trên tuyến phố Lê Hoàn, không khó để bắt gặp những tấm biển “cho thuê cửa hàng”, giá giảm hơn nhiều so với trước đây. Ví như trước đây, căn nhà rộng 3,8m, sâu 18m, với giá 15 triệu đồng/tháng; hiện nay do dịch bệnh, giá giảm còn 10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không có người thuê.
Vị trí đắc địa nhưng giảm giá cho thuê hơn so với trước thời điểm có dịch
Một điều dễ nhận ra, những cửa hàng kinh doanh: thời trang quần áo, cắt tóc, gội đầu, spa… là những lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch. Trong điều kiện bình thường, đây là lĩnh vực rất “kén” mặt tiền kinh doanh, người thuê sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để có được mặt tiền đẹp trên những tuyến phố sầm uất. Dịch bệnh xảy đến, việc kinh doanh, phục vụ khách hàng ngưng trệ, phải thường xuyên đóng cửa. Chưa nói đến nguồn thu giảm sút, thậm chí không có, vì thế, việc trả mặt bằng là điều bất khả kháng phải làm.
Hiện nay, việc tạm đóng cửa hàng kinh doanh bán hàng trực tiếp, chuyển sang bán online cũng là lựa chọn của nhiều người kinh doanh khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, những trang mạng xã hội như Facebook, rồi các nền tảng bán hàng trực tuyến Lazada; Shopee… được sử dụng tối đa vào việc tăng doanh số kinh doanh. Tuy nhiên, người ta có thể mua đồ ăn, quần áo online, nhưng không thể cắt tóc, gội đầu, chăm sóc sắc đẹp trực tuyến. Vậy nên, khó khăn của những cơ sở kinh doanh các lĩnh vực “không thiết yếu” là điều hoàn toàn có thể hiểu.
Mỗi người kinh doanh, sẽ phải tự mình vượt qua khó khăn, và để dịch bệnh sớm được ngăn chặn, đẩy lùi, rất cần sự đồng lòng, nghiêm túc của toàn thể Nhân dân. Có như vậy, mới hy vọng cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chuẩn bị đại hội Đảng các cấp bảo đảm chất lượng, tiến độ
21/12/2024 00:00:00 -
Thường trực HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 18
20/12/2024 00:00:00 -
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00
Dịch COVID -19 và những hệ lụy đối với các hộ kinh doanh
Gần 2 năm qua dịch COVID-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Không chỉ khiến một bộ phận người lao động bị ảnh hưởng việc làm, những người kinh doanh cũng đang 'điêu đứng' vì dịch COVID-19.
“Đất vàng” nhưng vẫn không có người thuê
Gần 2 năm dịch Covid-19 bệnh kéo dài đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhiều cá nhân, đơn vị. Người đủ tiềm lực thì chọn cách tiếp tục duy trì. Người ít vốn thì phải đóng cửa hàng, trả lại mặt bằng kinh doanh. Trên nhiều tuyến phố được mệnh danh là “đất vàng” của thành phố như: Lê Hoàn, Lê Hữu Lập, Đào Duy Từ, Trường Thi… những tấm biển “cho thuê cửa hàng” liên tục được treo lên.
Mặt tiền đẹp nhưng vẫn cửa đóng then cài và tấm biển cho thuê nhà được đặt ngay ngắn
Được biết đến là tuyến phố “vàng” trong hoạt động kinh doanh, buôn bán, trước đây, để tìm thuê cửa hàng trên phố Lê Hoàn là điều không dễ với nhiều người, dù cho giá thuê vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên thời điểm này, dạo một vòng trên tuyến phố Lê Hoàn, không khó để bắt gặp những tấm biển “cho thuê cửa hàng”, giá giảm hơn nhiều so với trước đây. Ví như trước đây, căn nhà rộng 3,8m, sâu 18m, với giá 15 triệu đồng/tháng; hiện nay do dịch bệnh, giá giảm còn 10 triệu đồng/tháng nhưng vẫn không có người thuê.
Vị trí đắc địa nhưng giảm giá cho thuê hơn so với trước thời điểm có dịch
Một điều dễ nhận ra, những cửa hàng kinh doanh: thời trang quần áo, cắt tóc, gội đầu, spa… là những lĩnh vực đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch. Trong điều kiện bình thường, đây là lĩnh vực rất “kén” mặt tiền kinh doanh, người thuê sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn để có được mặt tiền đẹp trên những tuyến phố sầm uất. Dịch bệnh xảy đến, việc kinh doanh, phục vụ khách hàng ngưng trệ, phải thường xuyên đóng cửa. Chưa nói đến nguồn thu giảm sút, thậm chí không có, vì thế, việc trả mặt bằng là điều bất khả kháng phải làm.
Hiện nay, việc tạm đóng cửa hàng kinh doanh bán hàng trực tiếp, chuyển sang bán online cũng là lựa chọn của nhiều người kinh doanh khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, những trang mạng xã hội như Facebook, rồi các nền tảng bán hàng trực tuyến Lazada; Shopee… được sử dụng tối đa vào việc tăng doanh số kinh doanh. Tuy nhiên, người ta có thể mua đồ ăn, quần áo online, nhưng không thể cắt tóc, gội đầu, chăm sóc sắc đẹp trực tuyến. Vậy nên, khó khăn của những cơ sở kinh doanh các lĩnh vực “không thiết yếu” là điều hoàn toàn có thể hiểu.
Mỗi người kinh doanh, sẽ phải tự mình vượt qua khó khăn, và để dịch bệnh sớm được ngăn chặn, đẩy lùi, rất cần sự đồng lòng, nghiêm túc của toàn thể Nhân dân. Có như vậy, mới hy vọng cuộc sống sớm trở lại bình thường.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa