Giải pháp ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, các hộ chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ, phân tán, các hoạt động kinh doanh, vận chuyển trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò chủ yếu từ các huyện lân cận vận chuyển vào địa bàn thành phố nên nguy cơ đưa vi rút dịch bệnh viêm da nổi cục xâm nhiễm vào địa bàn thành phố là rất cao.
Cán bộ Trạm thú y xã Đông Vinh tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại nơi có nguy cơ cao
Để chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò vào địa bàn thành phố, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố phối hợp với các phường, xã tập trung triển khai các giải pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn thành phố như tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống và cách xử lý trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục; thực hiện cách ly toàn bộ trâu, bò chưa có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục; phân công cán bộ thú y nắm bắt tình hình dịch bệnh sớm phát hiện các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch ngay sau khi mới phát sinh, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng; nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trâu, bò bệnh với các triệu chứng của dịch bệnh viêm da nổi cục thì báo ngay Trung tâm hoặc Trạm Thú y để xử lý theo quy định; tập trung chỉ đạo tiêm phòng bổ sung đối với đàn trâu, bò mới tái đàn hoặc chưa được tiêm phòng; vận động người dân thường xuyên vệ sinh, phun thuốc diệt côn trùng chuồng trại tại khu vực chăn nuôi, nơi có nguy cơ cao mắc bệnh, nơi buôn bán gia súc, gia cầm và các phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy định.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa phối hợp với cán bộ thú y tiêm vắc xin cho trâu, bò.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, dịch
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có 2.700 con trâu, bò. Trung tâm đã phối hợp với các phường, xã đã tổ chức tiêm được hơn 2.220 con trâu, bò. Đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố có 3con trâu, bò ở 3 hộ chăn nuôi thuộc phường Đông Cương, Tào Xuyên và xã Hoằng Đại bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
24/12/2024 00:00:00 -
Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thanh Hoá cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
24/12/2024 00:00:00 -
Đảng ủy xã Đông Vinh khánh thành xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình
24/12/2024 00:00:00 -
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00
Giải pháp ngăn chặn dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, các hộ chăn nuôi trâu, bò nhỏ lẻ, phân tán, các hoạt động kinh doanh, vận chuyển trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò chủ yếu từ các huyện lân cận vận chuyển vào địa bàn thành phố nên nguy cơ đưa vi rút dịch bệnh viêm da nổi cục xâm nhiễm vào địa bàn thành phố là rất cao.
Cán bộ Trạm thú y xã Đông Vinh tiến hành phun tiêu độc khử trùng tại nơi có nguy cơ cao
Để chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò vào địa bàn thành phố, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thành phố phối hợp với các phường, xã tập trung triển khai các giải pháp ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn thành phố như tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống và cách xử lý trâu, bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục; thực hiện cách ly toàn bộ trâu, bò chưa có biểu hiện của bệnh viêm da nổi cục; phân công cán bộ thú y nắm bắt tình hình dịch bệnh sớm phát hiện các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch ngay sau khi mới phát sinh, kiên quyết không để lây lan ra diện rộng; nếu nghi ngờ hoặc phát hiện trâu, bò bệnh với các triệu chứng của dịch bệnh viêm da nổi cục thì báo ngay Trung tâm hoặc Trạm Thú y để xử lý theo quy định; tập trung chỉ đạo tiêm phòng bổ sung đối với đàn trâu, bò mới tái đàn hoặc chưa được tiêm phòng; vận động người dân thường xuyên vệ sinh, phun thuốc diệt côn trùng chuồng trại tại khu vực chăn nuôi, nơi có nguy cơ cao mắc bệnh, nơi buôn bán gia súc, gia cầm và các phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy định.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa phối hợp với cán bộ thú y tiêm vắc xin cho trâu, bò.
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp phòng, dịch
Theo thống kê của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa, hiện trên địa bàn thành phố có 2.700 con trâu, bò. Trung tâm đã phối hợp với các phường, xã đã tổ chức tiêm được hơn 2.220 con trâu, bò. Đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố có 3con trâu, bò ở 3 hộ chăn nuôi thuộc phường Đông Cương, Tào Xuyên và xã Hoằng Đại bị mắc bệnh viêm da nổi cục.