TP Thanh Hóa – TP Hội An – Nghĩa nặng tình sâu
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, cách đây 63 năn (12/02/1961-12/02/2024), ngày 12-3-1960, hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, là minh chứng cụ thể cho chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, và còn là nguồn động lực to lớn để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân hai thành phố Thanh Hóa – Hội An, anh dũng đấu tranh, hăng say lao động, sản xuất cùng với cả nước xây dựng nên một nước Việt Nam hung cường, phồn thịnh.
Phiên Bản dãy phố cổ Hội an, tại công viên Văn hóa Hội An, phường Lam Sơn TP Thanh Hóa.
Sau lễ ký kết cấp tỉnh ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa (nay là thành TP Hóa) và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đã tiến hành tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã (nay là hai TP Thanh Hóa – TP Hội An). Từ đây Nhân dân thị xã thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã khắc ghi TP Hội An trong trái tim mình. Trong tâm trí của mỗi người dân TP Thanh Hóa mang tình yêu Hội An với quyết tâm đẩy mạnh mọi mặt công tác, nỗ lực xây dựng và phát triển thành phố ngày càng văn minh giàu đẹp, cùng với cả nước…Phong trào kết nghĩa TP Thanh Hóa – TP Hội An đã trở thành phong trào sâu rộng, liên tục động viên đông đảo các tầng lớp Nhân dân thành phố Thanh Hóa hăng say lao động, sản xuất xây dựng và phát triển thành phố.
Du khách tham quan dãy phố cổ Hội An tại Công viên Hội An - thành phố Thanh Hóa
Trong những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn người con Thanh Hóa đã lên đường “Nam tiến” hòa cùng Nhân dân Hội An đánh giặc, bảo vệ quê hương. Thời kỳ này, Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt”, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, từ Thanh Hóa gửi vào, mỗi kỷ vật chiến tranh từ Hội An gửi ra là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ và thực sự đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân hai địa phương cùng tiếp thêm nghị lực ra sức lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều trận làm khiếp vía quân thù. Nhiều công trình ý nghĩa mang tên Hội An đã được xây dựng tại Thanh Hóa ngay trong những năm tháng chiến tranh như rạp chiếu phim, công viên, thư viện... Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam, vì Hội An ruột thịt” các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi được đẩy mạnh tiêu biểu như các hợp tác xã: Cơ khí Nam Kỳ 40, Thành Công, Minh Thành, Phương Nam, thủy tinh Thống Nhất, xí nghiệp mộc xẻ Bến Cốc, Nhà máy điện, Đồn công an vũ trang Hàm Rồng...Đáp lại tình cảm của Đảng bộ và Nhân dân thị xã Thanh Hóa, quân dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng Hội An ngày 28/3/1975, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, động viên và tổ chức các phong trào thi đua lao động, sản xuất xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chi viện cán bộ và các nguồn lực giúp các tỉnh ở miền Nam nhanh chóng ổn định tình hình sau giải phóng. Nhân dân TP Thanh Hóa quyết tâm vươn lên phấn đấu thực hiện kế hoạch mới, quyết tâm làm tròn nghĩa vụ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hội An kết nghĩa”.
Trong thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển, nhiều năm liên tiếp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai thành phố đã thống nhất đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện. TP Thanh Hóa đã hỗ trợ, đầu tư, chia sẻ cho TP Hội An trên nhiều lĩnh vực và ngược lạị. Nhiều công trình mang tên Thanh Hóa ở Hội An và những công trình mang tên Hội An ở Thanh Hóa ra đời, được đầu tư xây dựng như một phần thông điệp để Đảng bộ và nhân dân hai địa phương luôn nhớ về nhau, như Công viên Hội An tại TP Thanh Hóa, trong đó Hội An hỗ trợ xây dựng mô hình Chùa Cầu – một biểu trưng của TP Hội An ngay giữa lòng TP Thanh Hóa; nhà lưu niệm – nơi trưng bày những hiện vật của 2 thành phố và trụ biểu; Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng thư viện Thanh Hóa tại Hội An, Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An. Những ngôi nhà tình nghĩa mà hai địa phương đã san sẻ cho nhau ở Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Châu- Phú Sơn, Nam Ngạn; những chuyến thăm cứu trợ thiên tai bão lũ,các hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật, những ngày văn hóa Hội An tại TP Thanh Hóa thường xuyên được tổ chức, đã làm sâu sắc thêm nghĩa tình Bắc - Nam ruột thịt, thấm đẫm tình đất, tình người Thanh Hóa - Hội An. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa hai địa phương thường xuyên được quan tâm góp phần làm sâu sắc hơn nghĩa tình Thanh Hóa-Hội An.
Trên chặng đường hơn 63 năm thắt chặt mối lương duyên kết giao nghĩa tình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai thành phố Thanh Hóa – Hội An luôn trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó son sắt một lòng, là nguồn động lực to lớn đẩy mạnh giao lưu và hợp tác toàn diện, cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp nối truyền thống đã dày công vun đắp, thắp lên ngọn lửa tình nghĩa keo sơn Thanh Hóa - Hội An. Nhiều năm qua, TP Thanh Hóa đã tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao, ẩm thực Hội An (xứ Quảng), hướng đến kỷ niệm ngày kết nghĩa Thanh Hóa – Hội An và được đông đảo cá cơ quan, đơn vị, Ban ngành, đoàn thể thành phố và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt là sự kiện tuần lễ văn hóa – Hội An diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn đặc trưng của hai thành phố.
Đây chính là dịp để ôn lại tình cảm keo sơn gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi; tri ân những hy sinh mất mát của quân và dân hai hai địa phương, để cùng nhau hướng đến hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để có nhiều hơn nữa những công trình mang tên Thanh Hóa, Hội An tại mỗi địa phương, góp phần xây dựng hai thành phố Thanh Hóa - Hội An ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thu Hà
Tin cùng chuyên mục
-
Nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn tại phố đi bộ Phan Chu Trinh và Văn hóa Quảng Trường Lam Sơn
04/08/2024 00:00:00 -
Để du lịch thành phố Thanh Hoá phát triển toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập
11/07/2024 00:00:00 -
TP Thanh Hóa rút kinh nghiệm tổ chức Phố đi bộ Phan Chu Trinh và Không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn
09/07/2024 00:00:00 -
Phố đi bộ Phan Chu Trinh và Không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn – điểm tham quan, tản bộ hấp dẫn
07/07/2024 00:00:00
TP Thanh Hóa – TP Hội An – Nghĩa nặng tình sâu
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, cách đây 63 năn (12/02/1961-12/02/2024), ngày 12-3-1960, hai tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã long trọng tổ chức lễ kết nghĩa. Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, là minh chứng cụ thể cho chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, và còn là nguồn động lực to lớn để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân hai thành phố Thanh Hóa – Hội An, anh dũng đấu tranh, hăng say lao động, sản xuất cùng với cả nước xây dựng nên một nước Việt Nam hung cường, phồn thịnh.
Phiên Bản dãy phố cổ Hội an, tại công viên Văn hóa Hội An, phường Lam Sơn TP Thanh Hóa.
Sau lễ ký kết cấp tỉnh ngày 12-02-1961, tại thị xã Thanh Hóa, Thị ủy, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Thanh Hóa (nay là thành TP Hóa) và Hội đồng hương Hội An tại Hà Nội đã tiến hành tổ chức lễ kết nghĩa giữa hai thị xã (nay là hai TP Thanh Hóa – TP Hội An). Từ đây Nhân dân thị xã thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã khắc ghi TP Hội An trong trái tim mình. Trong tâm trí của mỗi người dân TP Thanh Hóa mang tình yêu Hội An với quyết tâm đẩy mạnh mọi mặt công tác, nỗ lực xây dựng và phát triển thành phố ngày càng văn minh giàu đẹp, cùng với cả nước…Phong trào kết nghĩa TP Thanh Hóa – TP Hội An đã trở thành phong trào sâu rộng, liên tục động viên đông đảo các tầng lớp Nhân dân thành phố Thanh Hóa hăng say lao động, sản xuất xây dựng và phát triển thành phố.
Du khách tham quan dãy phố cổ Hội An tại Công viên Hội An - thành phố Thanh Hóa
Trong những năm tháng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng nghìn người con Thanh Hóa đã lên đường “Nam tiến” hòa cùng Nhân dân Hội An đánh giặc, bảo vệ quê hương. Thời kỳ này, Thanh Hóa đã phát động các phong trào “tay búa tay súng”, “tay cày, tay súng”, “đảm bảo giao thông thông suốt”, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng “Những bức thư sâu nặng nghĩa tình”, từ Thanh Hóa gửi vào, mỗi kỷ vật chiến tranh từ Hội An gửi ra là niềm tin, là cả tấm lòng, là nguồn cổ vũ tinh thần mạnh mẽ và thực sự đã trở thành sức mạnh vật chất to lớn để Đảng bộ, quân và dân hai địa phương cùng tiếp thêm nghị lực ra sức lao động, học tập, chiến đấu và chiến thắng quân thù. Những vùng đất rất đỗi anh hùng của quê hương Thanh Hóa như Hàm Rồng, Phú Sơn, Nam Ngạn, Đông Hương, Đông Thọ... luôn kề vai sát cánh cùng Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Hà, Cẩm Hải, Cẩm Châu, Cẩm Kim, Cẩm Nam...nhiều trận làm khiếp vía quân thù. Nhiều công trình ý nghĩa mang tên Hội An đã được xây dựng tại Thanh Hóa ngay trong những năm tháng chiến tranh như rạp chiếu phim, công viên, thư viện... Với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam, vì Hội An ruột thịt” các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu giỏi được đẩy mạnh tiêu biểu như các hợp tác xã: Cơ khí Nam Kỳ 40, Thành Công, Minh Thành, Phương Nam, thủy tinh Thống Nhất, xí nghiệp mộc xẻ Bến Cốc, Nhà máy điện, Đồn công an vũ trang Hàm Rồng...Đáp lại tình cảm của Đảng bộ và Nhân dân thị xã Thanh Hóa, quân dân Hội An đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm lập nhiều chiến công xuất sắc, giải phóng Hội An ngày 28/3/1975, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngay sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, động viên và tổ chức các phong trào thi đua lao động, sản xuất xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồng thời chi viện cán bộ và các nguồn lực giúp các tỉnh ở miền Nam nhanh chóng ổn định tình hình sau giải phóng. Nhân dân TP Thanh Hóa quyết tâm vươn lên phấn đấu thực hiện kế hoạch mới, quyết tâm làm tròn nghĩa vụ đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hội An kết nghĩa”.
Trong thời kỳ hội nhập, đổi mới và phát triển, nhiều năm liên tiếp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai thành phố đã thống nhất đẩy mạnh quan hệ hợp tác toàn diện. TP Thanh Hóa đã hỗ trợ, đầu tư, chia sẻ cho TP Hội An trên nhiều lĩnh vực và ngược lạị. Nhiều công trình mang tên Thanh Hóa ở Hội An và những công trình mang tên Hội An ở Thanh Hóa ra đời, được đầu tư xây dựng như một phần thông điệp để Đảng bộ và nhân dân hai địa phương luôn nhớ về nhau, như Công viên Hội An tại TP Thanh Hóa, trong đó Hội An hỗ trợ xây dựng mô hình Chùa Cầu – một biểu trưng của TP Hội An ngay giữa lòng TP Thanh Hóa; nhà lưu niệm – nơi trưng bày những hiện vật của 2 thành phố và trụ biểu; Thanh Hóa hỗ trợ xây dựng thư viện Thanh Hóa tại Hội An, Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An. Những ngôi nhà tình nghĩa mà hai địa phương đã san sẻ cho nhau ở Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Cẩm Châu- Phú Sơn, Nam Ngạn; những chuyến thăm cứu trợ thiên tai bão lũ,các hoạt động giao lưu văn hóa - nghệ thuật, những ngày văn hóa Hội An tại TP Thanh Hóa thường xuyên được tổ chức, đã làm sâu sắc thêm nghĩa tình Bắc - Nam ruột thịt, thấm đẫm tình đất, tình người Thanh Hóa - Hội An. Các hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kinh tế du lịch, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa hai địa phương thường xuyên được quan tâm góp phần làm sâu sắc hơn nghĩa tình Thanh Hóa-Hội An.
Trên chặng đường hơn 63 năm thắt chặt mối lương duyên kết giao nghĩa tình Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hai thành phố Thanh Hóa – Hội An luôn trân trọng, giữ gìn, phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó son sắt một lòng, là nguồn động lực to lớn đẩy mạnh giao lưu và hợp tác toàn diện, cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp nối truyền thống đã dày công vun đắp, thắp lên ngọn lửa tình nghĩa keo sơn Thanh Hóa - Hội An. Nhiều năm qua, TP Thanh Hóa đã tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao, ẩm thực Hội An (xứ Quảng), hướng đến kỷ niệm ngày kết nghĩa Thanh Hóa – Hội An và được đông đảo cá cơ quan, đơn vị, Ban ngành, đoàn thể thành phố và nhân dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt là sự kiện tuần lễ văn hóa – Hội An diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ hấp dẫn đặc trưng của hai thành phố.
Đây chính là dịp để ôn lại tình cảm keo sơn gắn bó, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi; tri ân những hy sinh mất mát của quân và dân hai hai địa phương, để cùng nhau hướng đến hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực để có nhiều hơn nữa những công trình mang tên Thanh Hóa, Hội An tại mỗi địa phương, góp phần xây dựng hai thành phố Thanh Hóa - Hội An ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thu Hà