Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn dẫn đầu trong triển khai hóa đơn điện tử
Nhờ chủ động, nỗ lực của cơ quan thuế và sự phối hợp, đồng hành của các cơ quan, đơn vị có liên quan và người nộp thuế (NTT), việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại thành phố Thanh Hóa đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn là đơn vị dẫn đầu trong việc áp dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn là một trong những đơn vị có số lượng NNT cao của tỉnh Thanh Hóa, với tổng số 4.535 doanh nghiệp, 319 hộ kinh doanh, trong đó thành phố Thanh Hóa có 4.206 doanh nghiệp, 297 hộ kinh doanh còn lại là huyện Đông Sơn. Vì vậy, ngay khi UBND tỉnh có kế hoạch triển khai HĐĐT, Chi cục Thuế đã phân công cho các bộ phận chuyên môn có liên quan triển khai việc thực hiện HĐĐT nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý dữ liệu HĐĐT của NNT. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, thông tin đến NNT được quan tâm đẩy mạnh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Anh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn cho biết, xác định việc triển khai HĐĐT là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, Chi cục Thuế chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng HĐĐT và trực tiếp gửi thư ngỏ cũng như điện thoại liên hệ với các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh để đôn đốc, tuyên truyền NNT hiểu rõ việc sử dụng HĐĐT là thực hiện chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trên hết là tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho chính NNT, để họ đồng hành cùng ngành thuế đẩy nhanh tiến độ đăng ký sử dụng HĐĐT.
Tính đến tháng 6/2022, Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn đã có 100% NNT áp dụng HĐĐT, trở thành đơn vị dẫn đầu của tỉnh trong việc triển khai thực hiện HĐĐT từ ngày 1/4/2022 theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38,Nghị định số 123 của Chính phủ và Thông tư số 78 của Bộ Tài chính.
Có thể khẳng định, việc áp dụng hóa đơn điện tử đem lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị được thuận lợi hơn. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ, giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn và kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế và góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
Thông qua việc áp dụng hóa đơn điện tử còn góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao nguồn thu ngân sách và góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng
05/12/2024 00:00:00 -
Cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp tại phường An Hưng
29/11/2024 00:00:00 -
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại thành phố Thanh Hóa
15/11/2024 00:00:00
Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn dẫn đầu trong triển khai hóa đơn điện tử
Nhờ chủ động, nỗ lực của cơ quan thuế và sự phối hợp, đồng hành của các cơ quan, đơn vị có liên quan và người nộp thuế (NTT), việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) tại thành phố Thanh Hóa đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Hiện Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn là đơn vị dẫn đầu trong việc áp dụng HĐĐT trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn là một trong những đơn vị có số lượng NNT cao của tỉnh Thanh Hóa, với tổng số 4.535 doanh nghiệp, 319 hộ kinh doanh, trong đó thành phố Thanh Hóa có 4.206 doanh nghiệp, 297 hộ kinh doanh còn lại là huyện Đông Sơn. Vì vậy, ngay khi UBND tỉnh có kế hoạch triển khai HĐĐT, Chi cục Thuế đã phân công cho các bộ phận chuyên môn có liên quan triển khai việc thực hiện HĐĐT nhằm kịp thời tiếp nhận, xử lý dữ liệu HĐĐT của NNT. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, thông tin đến NNT được quan tâm đẩy mạnh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Anh – Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn cho biết, xác định việc triển khai HĐĐT là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, Chi cục Thuế chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc sử dụng HĐĐT và trực tiếp gửi thư ngỏ cũng như điện thoại liên hệ với các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh để đôn đốc, tuyên truyền NNT hiểu rõ việc sử dụng HĐĐT là thực hiện chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và trên hết là tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho chính NNT, để họ đồng hành cùng ngành thuế đẩy nhanh tiến độ đăng ký sử dụng HĐĐT.
Tính đến tháng 6/2022, Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa – Đông Sơn đã có 100% NNT áp dụng HĐĐT, trở thành đơn vị dẫn đầu của tỉnh trong việc triển khai thực hiện HĐĐT từ ngày 1/4/2022 theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38,Nghị định số 123 của Chính phủ và Thông tư số 78 của Bộ Tài chính.
Có thể khẳng định, việc áp dụng hóa đơn điện tử đem lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế. Đối với các doanh nghiệp sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị được thuận lợi hơn. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh cá thể tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ, giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn. Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan, việc sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn và kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về người nộp thuế đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế và góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
Thông qua việc áp dụng hóa đơn điện tử còn góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp, nâng cao nguồn thu ngân sách và góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới.
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa