Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa
Ngay sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2025 đã ban hành Nghị quyết số 303/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa.
Theo đó, ngân sách thành phố Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tiền sử dụng đất thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố với số tiền thu tiền sử dụng đất không quá 7.000 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng 10 công trình dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, với điều kiện hằng năm phải hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất điều tiết về ngân sách tỉnh và tăng thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ 10% trở lên. Trường hợp số thu tiền sử dụng đất thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất lớn hơn 7.000 tỷ đồng, thì phần vượt thu thực hiện theo quy định hiện hành về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ hạn mức vay của tỉnh, hình thức vay, đối tượng vay và tình hình thực tế, tỉnh sẽ ưu tiên lựa chọn và đầu tư một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ nguồn vốn tỉnh vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay từ các tổ chức tài chính trong nước và các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật.
Thành phố Thanh Hóa được bổ sung đến mức tối đa lên 140 tỷ đồng/năm theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ năm 2023 để thực hiện các nhiệm vụ kiến thiết thị chính trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phục vụ phát triển đô thị hiện đại.
Thành phố Thanh Hóa được hưởng tỷ lệ điều tiết 100% từ nguồn thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong điều kiện tổng nguồn thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền của thành phố trong năm không hụt thu.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
*Xem chi tiết Nghị quyết số 303/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa tại đây:
NQ 303.PDF
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng
05/12/2024 00:00:00 -
Cưỡng chế thu hồi đất nông nghiệp tại phường An Hưng
29/11/2024 00:00:00 -
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại thành phố Thanh Hóa
15/11/2024 00:00:00
Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa
Ngay sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2025 đã ban hành Nghị quyết số 303/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa.
Theo đó, ngân sách thành phố Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tiền sử dụng đất thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố với số tiền thu tiền sử dụng đất không quá 7.000 tỷ đồng để thực hiện đầu tư xây dựng 10 công trình dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, với điều kiện hằng năm phải hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất điều tiết về ngân sách tỉnh và tăng thu tiền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ 10% trở lên. Trường hợp số thu tiền sử dụng đất thu được từ 19 dự án khai thác quỹ đất lớn hơn 7.000 tỷ đồng, thì phần vượt thu thực hiện theo quy định hiện hành về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Căn cứ hạn mức vay của tỉnh, hình thức vay, đối tượng vay và tình hình thực tế, tỉnh sẽ ưu tiên lựa chọn và đầu tư một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa từ nguồn vốn tỉnh vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay từ các tổ chức tài chính trong nước và các nguồn vốn vay khác theo quy định của pháp luật.
Thành phố Thanh Hóa được bổ sung đến mức tối đa lên 140 tỷ đồng/năm theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ năm 2023 để thực hiện các nhiệm vụ kiến thiết thị chính trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phục vụ phát triển đô thị hiện đại.
Thành phố Thanh Hóa được hưởng tỷ lệ điều tiết 100% từ nguồn thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong điều kiện tổng nguồn thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền của thành phố trong năm không hụt thu.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
*Xem chi tiết Nghị quyết số 303/2022/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Thanh Hóa tại đây:
NQ 303.PDF
Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa