Thu ngân sách thêm một năm thắng lợi lớn

Ngày 10/02/2023 00:00:00

Năm 2022, với tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đạt 3.271 tỷ đồng, đạt 131% dự toán tỉnh, 105 % dự toán thành phố giao, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công tác thu NSNN của thành phố được đánh giá thêm một năm thắng lợi khi phải thực hiện trong bối cảnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trong những tháng đầu năm; giá xăng dầu và các mặt hàng biến động mạnh, tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

 1.jpg

Để có thêm một năm thắng lợi, công tác thu NSNN có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành chức năng và toàn thể người dân, doanh nghiệp. Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp kiểm soát dịch bệnh; các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; gia tăng các biện pháp kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Mặc dù việc thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế có dẫn đến giảm nguồn thu song việc thực hiện các chính sách này đã có tác động tích cực thúc đẩy duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời kích cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên vẫn tăng thêm nguồn thu cho ngân sách. Nhờ đó, nền kinh tế có sự khởi sắc ấn tượng sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng và trở lại trạng thái bình thường mới. 

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố ước đạt 157.878 tỷ đồng, bằng 102,7 % kế hoạch; tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 18,4%, cao hơn 3,1 % so với kế hoạch và cao hơn 6,3 % so với tốc độ tăng cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16,2%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 24,0%; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 65,3%; ngành dịch vụ chiếm 31,8%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 2,9%.

Bên cạnh đó, trong đóng góp cho tăng thu phải kể đến nỗ lực tăng cường các biện pháp quản lý thu, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thương mại, chống thất thu của cơ quan thuế, hải quan. Nhất là, đã tăng cường cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử, rà soát những nguồn thu có tiềm năng để đưa vào quản lý thu, như: hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới, hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Triển khai cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) cho người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh; triển khai Cổng thanh toán điện tử dành riêng cho các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện quyền kê khai, nộp thuế khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. 

Năm 2023 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách mới, năm thứ ba (năm bản lề) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Nhiệm vụ thu NSNN khá nặng nề bởi kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục khó khăn do những hệ lụy hậu COVID-19 và các vấn đề xung đột chính trị, quân sự khác trên thế giới. Những kết quả đạt được năm 2022 sẽ tạo tiền đề, động lực quan trọng cho công tác thu NSNN năm 2023 của thành phố Thanh Hóa.

 

Thu Hiền


Thu ngân sách thêm một năm thắng lợi lớn

Đăng lúc: 10/02/2023 00:00:00 (GMT+7)

Năm 2022, với tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đạt 3.271 tỷ đồng, đạt 131% dự toán tỉnh, 105 % dự toán thành phố giao, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công tác thu NSNN của thành phố được đánh giá thêm một năm thắng lợi khi phải thực hiện trong bối cảnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trong những tháng đầu năm; giá xăng dầu và các mặt hàng biến động mạnh, tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân.

 1.jpg

Để có thêm một năm thắng lợi, công tác thu NSNN có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành chức năng và toàn thể người dân, doanh nghiệp. Cả hệ thống chính trị đã nỗ lực triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp kiểm soát dịch bệnh; các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; gia tăng các biện pháp kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân. Mặc dù việc thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế có dẫn đến giảm nguồn thu song việc thực hiện các chính sách này đã có tác động tích cực thúc đẩy duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, đồng thời kích cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nên vẫn tăng thêm nguồn thu cho ngân sách. Nhờ đó, nền kinh tế có sự khởi sắc ấn tượng sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần lấy lại đà tăng trưởng và trở lại trạng thái bình thường mới. 

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố ước đạt 157.878 tỷ đồng, bằng 102,7 % kế hoạch; tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 18,4%, cao hơn 3,1 % so với kế hoạch và cao hơn 6,3 % so với tốc độ tăng cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp - xây dựng tăng 16,2%; ngành thương mại - dịch vụ tăng 24,0%; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 4,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 65,3%; ngành dịch vụ chiếm 31,8%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 2,9%.

Bên cạnh đó, trong đóng góp cho tăng thu phải kể đến nỗ lực tăng cường các biện pháp quản lý thu, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thương mại, chống thất thu của cơ quan thuế, hải quan. Nhất là, đã tăng cường cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn từ hóa đơn điện tử, rà soát những nguồn thu có tiềm năng để đưa vào quản lý thu, như: hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số xuyên biên giới, hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Triển khai cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế trên nền tảng thiết bị di động (eTax Mobile) cho người nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh; triển khai Cổng thanh toán điện tử dành riêng cho các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện quyền kê khai, nộp thuế khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. 

Năm 2023 là năm thứ hai của thời kỳ ổn định ngân sách mới, năm thứ ba (năm bản lề) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, Nhiệm vụ thu NSNN khá nặng nề bởi kinh tế toàn cầu được dự báo tiếp tục khó khăn do những hệ lụy hậu COVID-19 và các vấn đề xung đột chính trị, quân sự khác trên thế giới. Những kết quả đạt được năm 2022 sẽ tạo tiền đề, động lực quan trọng cho công tác thu NSNN năm 2023 của thành phố Thanh Hóa.

 

Thu Hiền