Bài 2: Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng cho công tác giáo dục quốc phòng, an ninh hiện nay

Ngày 02/05/2024 00:00:00

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân, dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

 IMG_0910.jpg

Ánh minh họa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, là niềm tự hào dân tộc. Tinh thần của Chiến thắng đã được quân và dân ta tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lập lên những chiến công hiển hách, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn , song đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn. Cục diện thế giới đã cực, đa trung tâm hình thành rõ nét hơn, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, thậm chí đối đầu; chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng. Điểm nóng về an ninh có nguy cơ lan rộng; xuất hiện các hình thái chiến tranh, loại hình tác chiến, không gian chiến lược, phương thức tiến hành chiến tranh mới.

Tranh chấp trên biển Đông diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã đạt dược những thành tự quan trọng, song vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém.  Một số vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm không loại trừ xảy ra bạo loạn chính trị, khủng bố. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường chống phá, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhân tố có thể gây mất ổn định, bất lợi từ bên trong là nguy cơ không thể coi thường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo từ trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân. Kiến thức quốc phòng, an ninh tương ứng với chức danh cán bộ là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức các cấp, các ngành.

 

Thu Hiền BT – Quốc Du (BCH quân sự thành phố) 


 

Bài 2: Ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, vận dụng cho công tác giáo dục quốc phòng, an ninh hiện nay

Đăng lúc: 02/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; chiến thắng của đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, của ý chí quyết chiến, quyết thắng, “dám đánh, quyết đánh, biết đánh và biết thắng”; của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đồng thời, là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, son sắt của quân, dân ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

 IMG_0910.jpg

Ánh minh họa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là dấu mốc bằng vàng. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thời đại ngày nay: Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc nhất định bị thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công”. Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, là niềm tự hào dân tộc. Tinh thần của Chiến thắng đã được quân và dân ta tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lập lên những chiến công hiển hách, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn , song đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn. Cục diện thế giới đã cực, đa trung tâm hình thành rõ nét hơn, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng quyết liệt, thậm chí đối đầu; chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và các thách thức an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… gia tăng. Điểm nóng về an ninh có nguy cơ lan rộng; xuất hiện các hình thái chiến tranh, loại hình tác chiến, không gian chiến lược, phương thức tiến hành chiến tranh mới.

Tranh chấp trên biển Đông diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã đạt dược những thành tự quan trọng, song vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém.  Một số vùng chiến lược, địa bàn trọng điểm không loại trừ xảy ra bạo loạn chính trị, khủng bố. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tăng cường chống phá, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Nhân tố có thể gây mất ổn định, bất lợi từ bên trong là nguy cơ không thể coi thường. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, đã và đang đặt ra những yêu cầu mới và đứng trước không ít khó khăn, thách thức cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo từ trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân. Kiến thức quốc phòng, an ninh tương ứng với chức danh cán bộ là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức các cấp, các ngành.

 

Thu Hiền BT – Quốc Du (BCH quân sự thành phố)