Đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống cháy nổ
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh và cả nước sảy ra nhiều vụ cháynghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến vật chất đời sống xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ là do sự thiếu cảnh giác của người dân trong công tác phòng chống cháy nổ. Trong đó, cháy nổ do sự bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa trần, do chập điện, chất đốt không an toàn, thiếu thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy được coi là những nguyên nhân hàng đầu. Để đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống cháy nổ, Công an thành phố Thanh Hóa khuyến cáo các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và nhân dân trên địa bàn huyện nghiêm túc thực hiện một số biện pháp phòng chống cháy, nổ, cụ thể như sau:
Minh họa.
1.Các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và nhân dân tập trung đợt cao điểm tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống phòng cháy, thiết bị điện, sắp xếp cơ sở vật chất, hàng hóa đảm bảo an toàn phòng cháy; đặc biệt là cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ tiềm ẩn cháy cao. Cài đặt và sử dụng “ Báo cháy 114” và quan tâm trang Zalo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
2.Khi cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số máy 114 hoặc chính quyền, Công an nơi gần nhất, đồng thời sử dụng các phương tiện, đồ dùng cần thiết để ngăn chặn cháy lan, chữa cháy.
3. Không sử dụng bàn là điện, bếp điện, lò sấy, lò sưởi, bóng điện sợi đốt để sấy hàng hóa; sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm. Khi sử dụng phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
4. Không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hóa phải đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp cách xa hệ thống đường dây dẫn điện, các thiết bị tiêu thụ điện tối thiểu 0,5m.
5. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Phối hợp với đơn vị bán điện kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong việc cung ứng, truyền tải điện trong khu vực dân cư đến các hộ tiêu thụ điện, đề phòng chập, cháy từ đường dây lan vào nhà ở.
6. Sạc điện cho xe đạp điện, các phương tiện giao thông khác cũng như sạc pin cho một số loại thiết bị như: điện thoại, máy tính… thì phải trông coi cẩn thận và nên thực hiện vào ban ngày để phát hiện và xử lý hiệu quả các sự cố xảy ra.
7. Không sử dụng lửa trần, hút thuốc, thắp hương, đốt vàng mã; tồn chứa, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ 6 cháy, nổ trong khu vực kinh doanh của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng và những nơi có quy định cấm.
8. Tuyệt đối không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm cháy như xăng dầu, cồn, ga và hóa chất dễ cháy khác ở trong chợ. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ trong nhà ở. Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, nổ để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
9. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.
10. Hết giờ làm việc, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kiểm tra ngắt toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện, cầu dao và attomat chính; bố trí người có chuyên môn thường trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
11. Mỗi gia đình nên bố trí lối thoát nạn an toàn, các lối ra khẩn cấp ở ban công, lô gia và lối lên mái nhà, không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn. Trang bị bình chữa cháy tại chỗ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Đảm bảo lối đi an toàn và có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng tầng, từng khu vực. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn; không để các vật dụng cản trở lối thoát nạn.
12. Các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy. Đồng thời tiến hành giải phóng các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm để tạo điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được dễ dàng. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00 -
Công an thành phố Thanh Hóa ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01
15/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 6)
15/12/2024 00:00:00
Đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống cháy nổ
Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh và cả nước sảy ra nhiều vụ cháynghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến vật chất đời sống xã hội. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ là do sự thiếu cảnh giác của người dân trong công tác phòng chống cháy nổ. Trong đó, cháy nổ do sự bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa trần, do chập điện, chất đốt không an toàn, thiếu thiết bị an toàn phòng cháy chữa cháy được coi là những nguyên nhân hàng đầu. Để đảm bảo an toàn, chủ động phòng chống cháy nổ, Công an thành phố Thanh Hóa khuyến cáo các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và nhân dân trên địa bàn huyện nghiêm túc thực hiện một số biện pháp phòng chống cháy, nổ, cụ thể như sau:
Minh họa.
1.Các cơ quan, đơn vị, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và nhân dân tập trung đợt cao điểm tiến hành kiểm tra, rà soát hệ thống phòng cháy, thiết bị điện, sắp xếp cơ sở vật chất, hàng hóa đảm bảo an toàn phòng cháy; đặc biệt là cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ tiềm ẩn cháy cao. Cài đặt và sử dụng “ Báo cháy 114” và quan tâm trang Zalo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH.
2.Khi cháy, nổ xảy ra phải bình tĩnh xử lý, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát PCCC theo số máy 114 hoặc chính quyền, Công an nơi gần nhất, đồng thời sử dụng các phương tiện, đồ dùng cần thiết để ngăn chặn cháy lan, chữa cháy.
3. Không sử dụng bàn là điện, bếp điện, lò sấy, lò sưởi, bóng điện sợi đốt để sấy hàng hóa; sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm. Khi sử dụng phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
4. Không để hàng hoá dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu đèn nêông. Việc bố trí sắp xếp vật tư hàng hóa phải đảm bảo gọn gàng, ngăn nắp cách xa hệ thống đường dây dẫn điện, các thiết bị tiêu thụ điện tối thiểu 0,5m.
5. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Phối hợp với đơn vị bán điện kiểm tra, khắc phục ngay những sơ hở thiếu sót trong việc cung ứng, truyền tải điện trong khu vực dân cư đến các hộ tiêu thụ điện, đề phòng chập, cháy từ đường dây lan vào nhà ở.
6. Sạc điện cho xe đạp điện, các phương tiện giao thông khác cũng như sạc pin cho một số loại thiết bị như: điện thoại, máy tính… thì phải trông coi cẩn thận và nên thực hiện vào ban ngày để phát hiện và xử lý hiệu quả các sự cố xảy ra.
7. Không sử dụng lửa trần, hút thuốc, thắp hương, đốt vàng mã; tồn chứa, sử dụng các chất có nguy hiểm cháy nổ như xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ 6 cháy, nổ trong khu vực kinh doanh của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng và những nơi có quy định cấm.
8. Tuyệt đối không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm cháy như xăng dầu, cồn, ga và hóa chất dễ cháy khác ở trong chợ. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ trong nhà ở. Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, nổ để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
9. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất.
10. Hết giờ làm việc, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải kiểm tra ngắt toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện, cầu dao và attomat chính; bố trí người có chuyên môn thường trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
11. Mỗi gia đình nên bố trí lối thoát nạn an toàn, các lối ra khẩn cấp ở ban công, lô gia và lối lên mái nhà, không để hàng hoá cản trở lối thoát nạn. Trang bị bình chữa cháy tại chỗ để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Đảm bảo lối đi an toàn và có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho toàn bộ công trình, từng tầng, từng khu vực. Có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn; không để các vật dụng cản trở lối thoát nạn.
12. Các hộ gia đình tự giác dỡ bỏ các bộ phận cơi nới, lều lán, mái vảy. Đồng thời tiến hành giải phóng các vật cản trên các đường làng, ngõ xóm để tạo điều kiện cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được dễ dàng. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.