Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống mua, bán người

Ngày 19/09/2023 00:00:00

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua, bán người ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nạn nhân của tội phạm mua, bán người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Bởi vậy, chú trọng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm phòng, chống mua, bán người được cấp ủy chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm.

IMG-5335.PNG

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội mua, bán người tuy không mới nhưng ngày càng tinh vi, xảo quyệt; phổ biến vẫn là lừa tìm việc làm “việc nhẹ lương cao”; môi giới lấy chồng nước ngoài; đẻ thuê núp bóng từ thiện nhân đạo; mua, bán nội tạng; trẻ em, người ăn xin có đối tượng chăn dắt;… Trên thực tế, tình trạng phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy của tội phạm buôn người hầu hết bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: do hạn chế về nhận thức trước những chiêu thức tinh vi của tội phạm mua, bán người; trẻ em, thanh thiếu niên thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình; ham lợi ích vật chất, thích “việc nhẹ lương cao”… là những nguyên nhân khiến một bộ phận phụ nữ, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này, công tác truyền thông và tập huấn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phòng, chống mua, bán người là giải pháp rất quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức trên, các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các phường, xã các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn phòng chống mua, bán người tới đông đảo Nhân dân. Trong đó, chủ yếu  tập trung tuyên truyền làm rõ về thủ đoạn của tội phạm mua, bán người,  các hành vi lừa đảo trên không gian mạng. Lực lượng chức năng chú trọng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng tội phạm mua, bán người. Các đoàn thể, các địa phương tăng cường một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mua, bán người; phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng; tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua, bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, tuyên truyền về nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến”…

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những chính sách liên quan đến hoạt động mua, bán người được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua, bán người vào những hội nghị của tổ dân phố, sinh hoạt các đoàn thể, nhà trường; tổ chức nói chuyện chuyên đề cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ… Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến những phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm mua, bán người; cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người… nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho Nhân dân.

Thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông người dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng, cụ thể hơn về biểu hiện, hành vi của loại tội phạm này. Từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực phối hợp cùng các đơn vị, lực lượng chức năng tham gia đấu tranh với tội phạm mua, bán người.

 

Thu Hiền

 

Đẩy mạnh truyền thông phòng, chống mua, bán người

Đăng lúc: 19/09/2023 00:00:00 (GMT+7)

Phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua, bán người ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nạn nhân của tội phạm mua, bán người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Bởi vậy, chú trọng đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng, kinh nghiệm phòng, chống mua, bán người được cấp ủy chính quyền các địa phương đặc biệt quan tâm.

IMG-5335.PNG

Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội mua, bán người tuy không mới nhưng ngày càng tinh vi, xảo quyệt; phổ biến vẫn là lừa tìm việc làm “việc nhẹ lương cao”; môi giới lấy chồng nước ngoài; đẻ thuê núp bóng từ thiện nhân đạo; mua, bán nội tạng; trẻ em, người ăn xin có đối tượng chăn dắt;… Trên thực tế, tình trạng phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy của tội phạm buôn người hầu hết bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: do hạn chế về nhận thức trước những chiêu thức tinh vi của tội phạm mua, bán người; trẻ em, thanh thiếu niên thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của gia đình; ham lợi ích vật chất, thích “việc nhẹ lương cao”… là những nguyên nhân khiến một bộ phận phụ nữ, trẻ em dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người.

Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này, công tác truyền thông và tập huấn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm phòng, chống mua, bán người là giải pháp rất quan trọng và cần thiết. Từ nhận thức trên, các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các phường, xã các tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn phòng chống mua, bán người tới đông đảo Nhân dân. Trong đó, chủ yếu  tập trung tuyên truyền làm rõ về thủ đoạn của tội phạm mua, bán người,  các hành vi lừa đảo trên không gian mạng. Lực lượng chức năng chú trọng nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng tội phạm mua, bán người. Các đoàn thể, các địa phương tăng cường một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống mua, bán người; phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng; tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua, bán người”, “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”, tuyên truyền về nhận diện và phòng, chống lừa đảo trực tuyến”…

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những chính sách liên quan đến hoạt động mua, bán người được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, như: Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua, bán người vào những hội nghị của tổ dân phố, sinh hoạt các đoàn thể, nhà trường; tổ chức nói chuyện chuyên đề cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ… Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến những phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm mua, bán người; cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua, bán người… nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho Nhân dân.

Thông qua đẩy mạnh công tác truyền thông người dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng, cụ thể hơn về biểu hiện, hành vi của loại tội phạm này. Từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực phối hợp cùng các đơn vị, lực lượng chức năng tham gia đấu tranh với tội phạm mua, bán người.

 

Thu Hiền