Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu cho lực lượng dân phòng năm 2023
Thực hiện Kế hoạch số 91/KH-CAT-PC07 ngày 06/3/2023 của Giám đốc Công an tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu cho lực lượng dân phòng năm 2023 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Toàn cảnh lớp huấn luyện.
Tham gia lớp tập huấn, 300 học viên được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ, thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành; Các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH. Phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về PCCC và CNCH, biện pháp phòng cháy; biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn. Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và CNCH; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, CNCH. Phương pháp bảo quản, tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, CNCH thông dụng. Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH.
Ngoài ra cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành còn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu theo nội dung như: Công tác chỉ huy, tổ chức chữa cháy và CNCH khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra. Phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy các loại hình cơ sở đặc thù. Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật CNCH chuyên sâu phù hợp từng đối tượng đối với một số tình huống quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.
Đồng chí Lê Mai Khanh – Uỷ viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu khai mạc lớp huấn luyện.
Thông qua lớp huấn luyện, góp phần nâng cao biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, kỹ năng xử lý các tình huống cháy, nổ của lực lượng dân phòng trong công tác bảo đảm an toàn PCCC. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH trong tình hình hiện nay; tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Đề án đến các phường, xã, đơn vị, doanh nghiệp, khu phố, thôn và quần chúng Nhân dân trên địa bàn thành phố. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai, đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu đề ra. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, xác định nội dung công việc, thời gian hoàn thành và trách nhiệm thực hiện các nội dung được nêu trong Đề án. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).
Tin cùng chuyên mục
-
Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở năm 2024
26/12/2024 00:00:00 -
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00 -
Công an thành phố Thanh Hóa ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01
15/12/2024 00:00:00
Huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu cho lực lượng dân phòng năm 2023
Thực hiện Kế hoạch số 91/KH-CAT-PC07 ngày 06/3/2023 của Giám đốc Công an tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án “Củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025”, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an tỉnh tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu cho lực lượng dân phòng năm 2023 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Toàn cảnh lớp huấn luyện.
Tham gia lớp tập huấn, 300 học viên được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ, thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành; Các quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; kiến thức cơ bản về PCCC và CNCH. Phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về PCCC và CNCH, biện pháp phòng cháy; biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn. Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và CNCH; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy, CNCH. Phương pháp bảo quản, tính năng, tác dụng và cách sử dụng các loại trang thiết bị, phương tiện chữa cháy, CNCH thông dụng. Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH.
Ngoài ra cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành còn được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH chuyên sâu theo nội dung như: Công tác chỉ huy, tổ chức chữa cháy và CNCH khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra. Phương pháp, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy các loại hình cơ sở đặc thù. Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật CNCH chuyên sâu phù hợp từng đối tượng đối với một số tình huống quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho người bị nạn do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra.
Đồng chí Lê Mai Khanh – Uỷ viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố phát biểu khai mạc lớp huấn luyện.
Thông qua lớp huấn luyện, góp phần nâng cao biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, kỹ năng xử lý các tình huống cháy, nổ của lực lượng dân phòng trong công tác bảo đảm an toàn PCCC. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác PCCC và CNCH trong tình hình hiện nay; tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Đề án đến các phường, xã, đơn vị, doanh nghiệp, khu phố, thôn và quần chúng Nhân dân trên địa bàn thành phố. Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai, đảm bảo tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, đảm bảo yêu cầu đề ra. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, xác định nội dung công việc, thời gian hoàn thành và trách nhiệm thực hiện các nội dung được nêu trong Đề án. Tranh thủ tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động của lực lượng PCCC tại chỗ; thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).