Tăng cường công tác quản lý tại các điểm du lịch tâm linh dịp cuối năm

Ngày 16/12/2023 00:00:00

Theo tín ngưỡng của người Việt, nếu như thời điểm đầu năm đến đền, chùa để cầu tài, cầu lộc thì thời điểm cuối năm thường là dịp để người dân và du khách thập phương đi trả lễ, đáp lễ. Chính vì vậy, thời điểm hiện nay, các địa phương, ban quản lý (BQL) các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã, đang tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn điểm đến.

Thành phố Thanh Hóa là địa phương có nhiều cơ sở tôn giáo, điểm di tích, chính vì vậy, cấp ủy chính quyền từ thành phố đến các phường, xã, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý các cơ sở tôn giáo, các điểm di tích tăng cường công tác quản lý, kiểm tra về việc đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội và PCCC trong và ngoài khu di tích, đảm bảo các trang thiết bị và phương tiện, chủ động, linh hoạt ứng phó khi có tính huống cháy nổ xảy ra.

IMG_7419.JPG
Lực lượng Công an phường Nam Ngạn ký cam kết về việc đảm bảo ANTT tại chùa Hương Quang.

Tại các phường, xã lực lượng công an phối hợp với các cơ sở tôn giáo, các di tích tập trung kiểm tra hệ thống điện; cách bố trí tài sản, đồ dùng, đồ thờ cúng, vật tư, phương tiện; kiểm tra lối thoát nạn; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các khu vực thắp hương, hóa vàng mã; kiểm tra tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện PCCC tại chỗ; trách nhiệm người đứng đầu cơ sở, ban quản lý di tích trong việc thực hiện công tác PCCC; hướng dẫn, tuyên truyền Luật PCCC, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC…Công an các phường, xã  cũng trực tiếp hướng dẫn cơ sở các kỹ năng xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra, kỹ năng thoát nạn và thao tác sử dụng các thiết bị PCCC tại chỗ.

IMG_7428.JPG
Lực lượng Công an hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại chỗ cho lực lượng bảo vệ và Ban trị sự chùa Hương Quang (tức chùa Tranh).

Tăng cường tuần tra  để ngăn chặn và xử lý các hành vi trộm cắp, móc túi, ăn xin, hành nghề mê tín dị đoan hoặc gây mất ANTT tại chốn linh thiêng, tuyên truyền để du khách đến tham quan, hành lễ không được đốt lửa, thắp hương trong khu vực nội tự, vàng mã được hóa tập trung tại những nơi quy định.

Trong dịp cuối năm, với đặc thù của các điểm đến văn hóa tâm linh, dịp cuối năm là thời gian “cao điểm” đón khách, do đó các cơ sở tôn giáo cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các phường, xã nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo... Qua đó góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh văn minh, hấp dẫn, đảm bảo an ninh trật tự tại mỗi điểm đến văn hóa tâm linh. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần nâng cao vai trò, nhận thức về công tác PCCC khi dâng hương lễ chùa, góp phần bảo vệ an toàn các di tích, đền, chùa, đảm bảo tài sản, tính mạng của chính mình.

 

Thu Hiền


 

Tăng cường công tác quản lý tại các điểm du lịch tâm linh dịp cuối năm

Đăng lúc: 16/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

Theo tín ngưỡng của người Việt, nếu như thời điểm đầu năm đến đền, chùa để cầu tài, cầu lộc thì thời điểm cuối năm thường là dịp để người dân và du khách thập phương đi trả lễ, đáp lễ. Chính vì vậy, thời điểm hiện nay, các địa phương, ban quản lý (BQL) các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã, đang tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn điểm đến.

Thành phố Thanh Hóa là địa phương có nhiều cơ sở tôn giáo, điểm di tích, chính vì vậy, cấp ủy chính quyền từ thành phố đến các phường, xã, các lực lượng chức năng thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý các cơ sở tôn giáo, các điểm di tích tăng cường công tác quản lý, kiểm tra về việc đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội và PCCC trong và ngoài khu di tích, đảm bảo các trang thiết bị và phương tiện, chủ động, linh hoạt ứng phó khi có tính huống cháy nổ xảy ra.

IMG_7419.JPG
Lực lượng Công an phường Nam Ngạn ký cam kết về việc đảm bảo ANTT tại chùa Hương Quang.

Tại các phường, xã lực lượng công an phối hợp với các cơ sở tôn giáo, các di tích tập trung kiểm tra hệ thống điện; cách bố trí tài sản, đồ dùng, đồ thờ cúng, vật tư, phương tiện; kiểm tra lối thoát nạn; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các khu vực thắp hương, hóa vàng mã; kiểm tra tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện PCCC tại chỗ; trách nhiệm người đứng đầu cơ sở, ban quản lý di tích trong việc thực hiện công tác PCCC; hướng dẫn, tuyên truyền Luật PCCC, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC…Công an các phường, xã  cũng trực tiếp hướng dẫn cơ sở các kỹ năng xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra, kỹ năng thoát nạn và thao tác sử dụng các thiết bị PCCC tại chỗ.

IMG_7428.JPG
Lực lượng Công an hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại chỗ cho lực lượng bảo vệ và Ban trị sự chùa Hương Quang (tức chùa Tranh).

Tăng cường tuần tra  để ngăn chặn và xử lý các hành vi trộm cắp, móc túi, ăn xin, hành nghề mê tín dị đoan hoặc gây mất ANTT tại chốn linh thiêng, tuyên truyền để du khách đến tham quan, hành lễ không được đốt lửa, thắp hương trong khu vực nội tự, vàng mã được hóa tập trung tại những nơi quy định.

Trong dịp cuối năm, với đặc thù của các điểm đến văn hóa tâm linh, dịp cuối năm là thời gian “cao điểm” đón khách, do đó các cơ sở tôn giáo cần tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các phường, xã nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; thực hiện thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo... Qua đó góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ, xây dựng hình ảnh văn minh, hấp dẫn, đảm bảo an ninh trật tự tại mỗi điểm đến văn hóa tâm linh. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng cần nâng cao vai trò, nhận thức về công tác PCCC khi dâng hương lễ chùa, góp phần bảo vệ an toàn các di tích, đền, chùa, đảm bảo tài sản, tính mạng của chính mình.

 

Thu Hiền