Thành phố Thanh Hoá sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”
Chiều ngày 16/5/2024, UBND thành phố Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Trong năm 2023, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 09 trận thiên tai, tuy nhiên không có thiệt hại đối với thành phố. Đối với thiệt hại do các sự cố. Năm 2023 toàn thành phố xảy ra 14 vụ cháy trong đó 02 vụ cháy nhà dân làm 03 người chết.
Cũng trong năm 2023 trong điều kiện hết sức khó khăn, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, phức tạp khó lường, song tranh thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của cấp trên, sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng cùng với sự nỗ lực của các phường, xã, các phòng, ban, đơn vị, thành phố đã triển khai mọi mặt công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong năm 2023, trong đó đã tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ; tăng cường công tác tuần tra, canh gác đảm bảo an toàn đê điều; nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu; phát quang mái đê; bảo vệ trọng điểm đê, kè, cống xung yếu trên địa bàn thành phố… Trong suốt mùa mưa bão, Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố liên tục cập nhật thông tin về diễn biến của thời tiết, để ban hành nhiều văn bản, công điện chỉ đạo kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN, thường xuyên kiểm tra cơ sở, hệ thống đê điều và các công trình đang thi công nhằm phát hiện những rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo cho việc ứng phó kịp thời khi có bão, lũ. Duy trì nghiêm túc chế độ thường trực của thành phố.
Các phường, xã đã tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”. Về phương án sơ tán dân khu vực nguy hiểm: Các phường, xã đã rà soát, bổ sung hoàn thiện phương án sơ tán dân năm 2023 đối với dân cư sinh sống ở bãi sông, vùng trũng thấp bị ngập lụt khi có mưa lũ lớn. Chỉ đạo các phường, xã ra quân phát quang rào dậu, cây cối trên mặt đê, mái đê. Tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý xe quá tải chạy trên đê. Quản lý và vận hành có hiệu quả 26 khung hạn chế tải trọng trên các tuyến đê. Kiểm tra nhắc nhở chủ các bãi tập kết cát thực hiện đúng quy định của nhà nước, đặc biệt là trước mùa mưa lũ.
Tính đến 31/12/2023 tổng khối lượng nạo vét các kênh tiêu là 195.205 m³ và giải tỏa bèo, rau muống, phát cây, dọn cỏ bờ mái kênh tiêu là 172.268 m². Công tác giao thông liên lạc: Thông suốt, kịp thời.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tham mưu các giải pháp triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo.
Năm 2024, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, ngày càng cực đoan và khó dự báo. Để chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai trong năm 2024, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi luật PCTT, luật Đê điều, các Nghị định và các văn bản luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và mọi người dân.
Với phương châm chủ động phòng, tránh, tích cực ứng phó, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính, UBND thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực trong đó huy động sức dân là chính từ thành phố đến các phường, xã, phố, thôn đều phải sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các phường, xã để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Xây dựng các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn. Các phường, xã, đặc biệt là các phường, xã có dân cư sinh sống vùng ngoại đê chủ động, phối hợp với các chi nhánh khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án sơ tán dân cư, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du hồ cửa Đạt. Phải xây dựng các phương án di dân một cách chi tiết chủ động, an toàn và có tính khả thi cao. Tất cả các phường, xã có đê trong phương án PCTT&TKCN đều phải đề cập đến nội dung di dân khi có báo động. Xử lý nghiêm các đối tượng khai thác cát trái phép làm sạt lở hai bên bờ sông, vận chuyển cát đi trên đê quá tải trọng cho phép làm ảnh hưởng đến đê điều. Quản lý, vận hành có hiệu quả hệ thống khung khống chế tải trọng, phân định rõ trách nhiệm đối với hạt quản lý đê và phường xã. Tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương án đã lập để sẵn sàng đối phó khi thiên tai xảy ra. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực Cơ quan thường trực Chỉ huy phòng chống thiên tai, Cơ quan thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và TKCN thành phố; tăng cường hoạt động đội xung kích PCTT tại từng phường, xã để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Trần Anh Chung nhấn mạnh: các phòng, ban chức năng và các phường, xã cần sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ; kiện toàn và triển khai các phương án; thực hiện nghiêm túc việc hoàn thiện các chỉ tiêu về khối lượng vật tư phòng chống thiên tai; các đơn vị có liên quan cần phối hợp với các phường, xã thường xuyên cử cán bộ đê điều đi kiểm tra hệ thống đê; xây dựng phương án tưới tiêu; tháo dỡ các điểm ách tắc trên các sông, kênh, mương; chủ động khơi thông nạo vét cống rãnh đảm bảo tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt mỗi khi trời mưa to.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại trong thời kỳ mới
18/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 7)
16/12/2024 00:00:00 -
Công an thành phố Thanh Hóa ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01
15/12/2024 00:00:00 -
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (Tập 6)
15/12/2024 00:00:00
Thành phố Thanh Hoá sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”
Chiều ngày 16/5/2024, UBND thành phố Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Trong năm 2023, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã xảy ra và chịu ảnh hưởng của 09 trận thiên tai, tuy nhiên không có thiệt hại đối với thành phố. Đối với thiệt hại do các sự cố. Năm 2023 toàn thành phố xảy ra 14 vụ cháy trong đó 02 vụ cháy nhà dân làm 03 người chết.
Cũng trong năm 2023 trong điều kiện hết sức khó khăn, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, phức tạp khó lường, song tranh thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của cấp trên, sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng cùng với sự nỗ lực của các phường, xã, các phòng, ban, đơn vị, thành phố đã triển khai mọi mặt công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong năm 2023, trong đó đã tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ; tăng cường công tác tuần tra, canh gác đảm bảo an toàn đê điều; nạo vét khơi thông dòng chảy, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu; phát quang mái đê; bảo vệ trọng điểm đê, kè, cống xung yếu trên địa bàn thành phố… Trong suốt mùa mưa bão, Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố liên tục cập nhật thông tin về diễn biến của thời tiết, để ban hành nhiều văn bản, công điện chỉ đạo kịp thời yêu cầu nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN, thường xuyên kiểm tra cơ sở, hệ thống đê điều và các công trình đang thi công nhằm phát hiện những rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo cho việc ứng phó kịp thời khi có bão, lũ. Duy trì nghiêm túc chế độ thường trực của thành phố.
Các phường, xã đã tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”. Về phương án sơ tán dân khu vực nguy hiểm: Các phường, xã đã rà soát, bổ sung hoàn thiện phương án sơ tán dân năm 2023 đối với dân cư sinh sống ở bãi sông, vùng trũng thấp bị ngập lụt khi có mưa lũ lớn. Chỉ đạo các phường, xã ra quân phát quang rào dậu, cây cối trên mặt đê, mái đê. Tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn, xử lý xe quá tải chạy trên đê. Quản lý và vận hành có hiệu quả 26 khung hạn chế tải trọng trên các tuyến đê. Kiểm tra nhắc nhở chủ các bãi tập kết cát thực hiện đúng quy định của nhà nước, đặc biệt là trước mùa mưa lũ.
Tính đến 31/12/2023 tổng khối lượng nạo vét các kênh tiêu là 195.205 m³ và giải tỏa bèo, rau muống, phát cây, dọn cỏ bờ mái kênh tiêu là 172.268 m². Công tác giao thông liên lạc: Thông suốt, kịp thời.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tham mưu các giải pháp triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo.
Năm 2024, dự báo tình hình thời tiết, thiên tai sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, bất thường, ngày càng cực đoan và khó dự báo. Để chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai trong năm 2024, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi luật PCTT, luật Đê điều, các Nghị định và các văn bản luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức và mọi người dân.
Với phương châm chủ động phòng, tránh, tích cực ứng phó, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó lấy phòng, tránh là chính, UBND thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực trong đó huy động sức dân là chính từ thành phố đến các phường, xã, phố, thôn đều phải sẵn sàng ứng phó với thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị các phương án, kịch bản và sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, dự trữ thiết yếu tại các phường, xã để triển khai ứng phó có hiệu quả với các tình huống thiên tai; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm thiểu thiệt hại. Xây dựng các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn. Các phường, xã, đặc biệt là các phường, xã có dân cư sinh sống vùng ngoại đê chủ động, phối hợp với các chi nhánh khai thác công trình thủy lợi xây dựng phương án sơ tán dân cư, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du hồ cửa Đạt. Phải xây dựng các phương án di dân một cách chi tiết chủ động, an toàn và có tính khả thi cao. Tất cả các phường, xã có đê trong phương án PCTT&TKCN đều phải đề cập đến nội dung di dân khi có báo động. Xử lý nghiêm các đối tượng khai thác cát trái phép làm sạt lở hai bên bờ sông, vận chuyển cát đi trên đê quá tải trọng cho phép làm ảnh hưởng đến đê điều. Quản lý, vận hành có hiệu quả hệ thống khung khống chế tải trọng, phân định rõ trách nhiệm đối với hạt quản lý đê và phường xã. Tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương án đã lập để sẵn sàng đối phó khi thiên tai xảy ra. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực Cơ quan thường trực Chỉ huy phòng chống thiên tai, Cơ quan thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố thiên tai và TKCN thành phố; tăng cường hoạt động đội xung kích PCTT tại từng phường, xã để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ngay từ giờ đầu.
Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Trần Anh Chung nhấn mạnh: các phòng, ban chức năng và các phường, xã cần sẵn sàng chuẩn bị các điều kiện cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm 4 tại chỗ; kiện toàn và triển khai các phương án; thực hiện nghiêm túc việc hoàn thiện các chỉ tiêu về khối lượng vật tư phòng chống thiên tai; các đơn vị có liên quan cần phối hợp với các phường, xã thường xuyên cử cán bộ đê điều đi kiểm tra hệ thống đê; xây dựng phương án tưới tiêu; tháo dỡ các điểm ách tắc trên các sông, kênh, mương; chủ động khơi thông nạo vét cống rãnh đảm bảo tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình trạng ngập lụt mỗi khi trời mưa to.
Thu Hiền