Thành phố Thanh Hóa: Xây dựng, nhân rộng mô hình “Cựu chiến binh giúp đỡ, giáo dục cảm hóa người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng”

Ngày 14/12/2023 00:00:00

Chiều ngày 14/12/2023, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố Thanh Hóa gọi tắt là (Ban Chỉ đạo 138) tổ chức Hội nghị triển khai Xây dựng, nhân rộng mô hình “Cựu chiến binh giúp đỡ, giáo dục cảm hóa người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng

Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Uỷ viên BTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Phó Ban chỉ đạo 138 và đồng chí Phạm Thái Hùng – Phó trưởng Công an thành phố, phụ trách đơn vị đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lê Như Lập, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; các Thành viên Ban chỉ đạo 138 thành phố Thanh Hóa; các đồng chí Phó Trưởng Công an, Đội trưởng các Đội nghiệp vụ Công an thành phố; Đại diện Hội Cựu chiến binh; lãnh đạo các phường, xã; Thành viên Ban chỉ đạo ANTT; Trưởng Công an phường, xã; đại diện các Đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn thành phố.

h4.JPG
Toàn cảnh hội nghị.

Hiện nay thành phố Thanh Hoá có dân số trên 500.000 người, có trên 3.000 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn, 15.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút trên 71.000 người từ các địa bàn khác đến lao động, học tập, sản xuất và kinh doanh. Là trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ của tỉnh, có sức hút đầu tư lớn, quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng toàn diện về mọi mặt. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một phát triển nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống kinh tế của Nhân dân được nâng cao. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung nhiều phần tử phức tạp gây mất ổn định tình hình ANTT trên địa bàn. Đặc biệt là các đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống.

h8.JPG
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có trên 3.000 đối tượng hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội; 639 đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống, hiện chưa xóa án tích. Chính vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay Thường trực Thành ủy, UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự đối với người chấp hành án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng và triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để công tác tái hòa nhập cộng đồng đạt được kết quả cao, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tái phạm tội tại cộng đồng dân cư đảm bảo tốt tình hình ANTT trên địa bàn thành phố.

IMG_7465.jpg
Đồng chí Lê Như Lập, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Qua theo dõi, hiện nay trên địa bàn thành phố có mô hình tái hòa nhập cộng đồng tại phường Lam Sơn, Đông Vệ... được đánh giá có hiệu quả. Trong đó nổi bật là mô hình Cựu chiến binh “Quản lý, cảm hóa, giáo dục người được tha tù, đặc xá tại phường Lam Sơn. Mô hình được đánh giá cao, mang lại hiệu quả trong công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn dân cư, làm giảm tỷ lệ tái phạm tội rõ rệt.

Các mô hình đã tổ chức trên 2000 lượt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người chấp hành xong án phạt tù trong diện quản lý bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, đã góp phần làm cho quần chúng Nhân dân nhận thức rõ việc tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự. Thông qua công tác tuyên truyền giúp người chấp hành xong án phạt tù về địa phương thấy được sự khoan dung, tạo điều kiện giúp đỡ qua các chính sách của Nhà nước; thấy được tình cảm của người thân, gia đình và cộng đồng dân cư để từ đó xóa bỏ mặc cảm tự ti, nhằm ổn định cuộc sống, giúp ích cho xã hội và không tái phạm tội.

Từ năm 2020 đến nay, toàn thành phố đã tiếp nhận quản lý 1.028 người được đặc xá, tha tù trở về địa phương. Việc tiếp nhận các đối tượng được giao cho các cơ quan có liên quan và địa phương có trách nhiệm phân công người quản lý, giám sát theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có 639 người chấp hành án xong án phạt tù đều tham gia để nghe phổ biến, quán triệt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù để mọi người xóa bỏ thái độ định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong án phạt tù và quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, góp phần phòng ngừa ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư; tổ chức cho người chấp hành xong án phạt tù ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định.

Công tác hỗ trợ tạo nghề, tạo việc làm UBND các xã, phường đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để số đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống có việc làm ổn định.

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến hoạt động của mô hình; số người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương do còn mặc cảm, tự ti với thân phận nên ít làm việc tại địa phương; một số người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng được làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hỗ trợ giúp đỡ vay vốn để họ có việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

h5.JPG
Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Uỷ viên BTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Phó Ban chỉ đạo 138 thành phố phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, lãnh đạo Công an tỉnh, UBND thành phố Thanh Hoá đề nghị cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở phường, xã tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong công tác tái hòa nhập cộng đồng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, từ đó phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân thực hiện các nội dung cụ thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, xác định từng nhóm người để có phương pháp, cách làm riêng, vận động cảm hóa riêng. Trong đó, trọng tâm là đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, đồng thời tổ chức tuyên truyền, thực hiện tốt các quy định đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn cần tăng cường phối hợp với lực lượng Công an, các ngành chức năng và UBND các xã, phường trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương, làm tốt công tác tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, xóa bỏ tư tưởng, kỳ thị của người dân với người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ yên tâm tư tưởng, tu dưỡng, rèn luyện và có việc làm phù hợp với bản thân.

 

Thu Hiền


Thành phố Thanh Hóa: Xây dựng, nhân rộng mô hình “Cựu chiến binh giúp đỡ, giáo dục cảm hóa người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng”

Đăng lúc: 14/12/2023 00:00:00 (GMT+7)

Chiều ngày 14/12/2023, Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố Thanh Hóa gọi tắt là (Ban Chỉ đạo 138) tổ chức Hội nghị triển khai Xây dựng, nhân rộng mô hình “Cựu chiến binh giúp đỡ, giáo dục cảm hóa người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng

Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Uỷ viên BTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Phó Ban chỉ đạo 138 và đồng chí Phạm Thái Hùng – Phó trưởng Công an thành phố, phụ trách đơn vị đồng chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lê Như Lập, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; các Thành viên Ban chỉ đạo 138 thành phố Thanh Hóa; các đồng chí Phó Trưởng Công an, Đội trưởng các Đội nghiệp vụ Công an thành phố; Đại diện Hội Cựu chiến binh; lãnh đạo các phường, xã; Thành viên Ban chỉ đạo ANTT; Trưởng Công an phường, xã; đại diện các Đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn thành phố.

h4.JPG
Toàn cảnh hội nghị.

Hiện nay thành phố Thanh Hoá có dân số trên 500.000 người, có trên 3.000 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn, 15.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thu hút trên 71.000 người từ các địa bàn khác đến lao động, học tập, sản xuất và kinh doanh. Là trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ của tỉnh, có sức hút đầu tư lớn, quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng toàn diện về mọi mặt. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một phát triển nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống kinh tế của Nhân dân được nâng cao. Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tập trung nhiều phần tử phức tạp gây mất ổn định tình hình ANTT trên địa bàn. Đặc biệt là các đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống.

h8.JPG
Các đại biểu dự hội nghị.

Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có trên 3.000 đối tượng hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội; 639 đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống, hiện chưa xóa án tích. Chính vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay Thường trực Thành ủy, UBND thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai thực hiện tốt công tác thi hành án hình sự đối với người chấp hành án phạt tù trở về địa phương tái hòa nhập cộng đồng và triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để công tác tái hòa nhập cộng đồng đạt được kết quả cao, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tái phạm tội tại cộng đồng dân cư đảm bảo tốt tình hình ANTT trên địa bàn thành phố.

IMG_7465.jpg
Đồng chí Lê Như Lập, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Thi hành án hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Qua theo dõi, hiện nay trên địa bàn thành phố có mô hình tái hòa nhập cộng đồng tại phường Lam Sơn, Đông Vệ... được đánh giá có hiệu quả. Trong đó nổi bật là mô hình Cựu chiến binh “Quản lý, cảm hóa, giáo dục người được tha tù, đặc xá tại phường Lam Sơn. Mô hình được đánh giá cao, mang lại hiệu quả trong công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn dân cư, làm giảm tỷ lệ tái phạm tội rõ rệt.

Các mô hình đã tổ chức trên 2000 lượt tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người chấp hành xong án phạt tù trong diện quản lý bằng nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, đã góp phần làm cho quần chúng Nhân dân nhận thức rõ việc tiếp nhận, quản lý, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân giữ vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh trật tự. Thông qua công tác tuyên truyền giúp người chấp hành xong án phạt tù về địa phương thấy được sự khoan dung, tạo điều kiện giúp đỡ qua các chính sách của Nhà nước; thấy được tình cảm của người thân, gia đình và cộng đồng dân cư để từ đó xóa bỏ mặc cảm tự ti, nhằm ổn định cuộc sống, giúp ích cho xã hội và không tái phạm tội.

Từ năm 2020 đến nay, toàn thành phố đã tiếp nhận quản lý 1.028 người được đặc xá, tha tù trở về địa phương. Việc tiếp nhận các đối tượng được giao cho các cơ quan có liên quan và địa phương có trách nhiệm phân công người quản lý, giám sát theo đúng quy trình, quy định của pháp luật. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn thành phố Thanh Hóa có 639 người chấp hành án xong án phạt tù đều tham gia để nghe phổ biến, quán triệt các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù để mọi người xóa bỏ thái độ định kiến, kỳ thị đối với người chấp hành xong án phạt tù và quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, góp phần phòng ngừa ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cộng đồng dân cư; tổ chức cho người chấp hành xong án phạt tù ký cam kết chấp hành nghiêm túc các quy định.

Công tác hỗ trợ tạo nghề, tạo việc làm UBND các xã, phường đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để số đối tượng tù tha, đặc xá trở về địa phương sinh sống có việc làm ổn định.

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luận một số vấn đề liên quan đến hoạt động của mô hình; số người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương do còn mặc cảm, tự ti với thân phận nên ít làm việc tại địa phương; một số người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng được làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hỗ trợ giúp đỡ vay vốn để họ có việc làm, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng…

h5.JPG
Đồng chí Phạm Thị Việt Nga, Uỷ viên BTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố, Phó Ban chỉ đạo 138 thành phố phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, lãnh đạo Công an tỉnh, UBND thành phố Thanh Hoá đề nghị cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở phường, xã tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong công tác tái hòa nhập cộng đồng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, từ đó phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân thực hiện các nội dung cụ thể; đẩy mạnh công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức phong phú, xác định từng nhóm người để có phương pháp, cách làm riêng, vận động cảm hóa riêng. Trong đó, trọng tâm là đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm, đồng thời tổ chức tuyên truyền, thực hiện tốt các quy định đối với người chấp hành xong án phạt tù.

Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn cần tăng cường phối hợp với lực lượng Công an, các ngành chức năng và UBND các xã, phường trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương, làm tốt công tác tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tái hòa nhập cộng đồng và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý, xóa bỏ tư tưởng, kỳ thị của người dân với người chấp hành xong án phạt tù, giúp họ yên tâm tư tưởng, tu dưỡng, rèn luyện và có việc làm phù hợp với bản thân.

 

Thu Hiền