Cách xử lý rác thải khi F0 điều trị tại nhà để tránh lây nhiễm

Ngày 21/01/2022 00:00:00

Hiện, thành phố Thanh Hóa có trên 130 trường hợp F0 đang điều trị tại nhà. Từ ngày 18/1/2022, thành phố cũng triển khai cách ly, điều trị F0 tại nhà trên diện rộng tại 34 phường, xã. Do vậy để hạn chế những rủi ro về dịch bệnh người bệnh và người nhà nên tuân thủ các quy tắc an toàn mà Bộ Y tế đã đưa ra.

 chat thai cona.jpg
 

Trước tiên cần bố trí cho người bị F0 một không gian riêng, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác. F0 cách ly, điều trị tại nhà không ăn uống cùng với người khác, di chuyển ra khỏi khu vực cách ly, tiếp xúc gần với người khác…

Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng khi xử lý đồ dùng, rác thải của F0 để tránh lây nhiễm nCoV. Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng, nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…

Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm. Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không thể, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0. Ngoài ra còn một số lời khuyên cho các thành viên cùng chung sống trong gia đình: Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sau khi giặt xong cần sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm cần tháo găng và rửa tay. Không được giặt chúng đồ của người nhiễm với người khác, không nên giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán virut qua không khí. Đối với rác thải, cần đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi ni-lông bên trong ở phòng của người nhiễm. Rác thải cần được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Người nhà cần đeo găng (loại sử dụng một lần) khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Đặc biệt, cần rửa tay sau khi xử lý chất thải. Cần vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.  Bệnh nhân F0 cần tập các bài tập gồm tập thở, vận động tại giường, giãn cơ, thể lực tăng sức bền. Đặc biệt, trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực, F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể.  F0 không nên ăn nhiều đồ ngọt và cần ăn đủ bữa, bữa ăn phải đảm bảo đủ dịnh dưỡng. Người nhiễm F0 không nên tiếp xúc các vật nuôi trong nhà.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa

Cách xử lý rác thải khi F0 điều trị tại nhà để tránh lây nhiễm

Đăng lúc: 21/01/2022 00:00:00 (GMT+7)

Hiện, thành phố Thanh Hóa có trên 130 trường hợp F0 đang điều trị tại nhà. Từ ngày 18/1/2022, thành phố cũng triển khai cách ly, điều trị F0 tại nhà trên diện rộng tại 34 phường, xã. Do vậy để hạn chế những rủi ro về dịch bệnh người bệnh và người nhà nên tuân thủ các quy tắc an toàn mà Bộ Y tế đã đưa ra.

 chat thai cona.jpg
 

Trước tiên cần bố trí cho người bị F0 một không gian riêng, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác. F0 cách ly, điều trị tại nhà không ăn uống cùng với người khác, di chuyển ra khỏi khu vực cách ly, tiếp xúc gần với người khác…

Trong tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà, Bộ Y tế đưa ra những lưu ý quan trọng khi xử lý đồ dùng, rác thải của F0 để tránh lây nhiễm nCoV. Theo đó, F0 nên có một bộ đồ ăn riêng, tốt nhất là nên dùng dụng cụ dùng một lần, rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng, nên tự rửa bát ở phòng riêng, nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc phải mang găng khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa…

Sau khi rửa, bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm để ở vị trí riêng, tốt nhất là để trong phòng người nhiễm. Với đồ vải, nếu có thể, F0 nên tự giặt quần áo của mình. Nếu không thể, người chăm sóc phải đeo găng tay khi xử lý đồ vải của F0. Ngoài ra còn một số lời khuyên cho các thành viên cùng chung sống trong gia đình: Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sau khi giặt xong cần sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm cần tháo găng và rửa tay. Không được giặt chúng đồ của người nhiễm với người khác, không nên giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán virut qua không khí. Đối với rác thải, cần đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi ni-lông bên trong ở phòng của người nhiễm. Rác thải cần được thu gom, xử lý hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Người nhà cần đeo găng (loại sử dụng một lần) khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Đặc biệt, cần rửa tay sau khi xử lý chất thải. Cần vệ sinh bề mặt môi trường sạch sẽ.  Bệnh nhân F0 cần tập các bài tập gồm tập thở, vận động tại giường, giãn cơ, thể lực tăng sức bền. Đặc biệt, trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực, F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể.  F0 không nên ăn nhiều đồ ngọt và cần ăn đủ bữa, bữa ăn phải đảm bảo đủ dịnh dưỡng. Người nhiễm F0 không nên tiếp xúc các vật nuôi trong nhà.

Trung tâm VHTTTT&DL TP Thanh Hóa