Quyết liệt khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường học

Ngày 24/11/2021 00:00:00

Ngay khi xuất hiện ca nhiễm COVID-19 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa), ngành giáo dục, chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp đã vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm. Nhiều chỉ đạo quyết liệt đã được ban hành và thực hiện nhằm kích hoạt công tác phòng, chống dịch ở mức cao nhất; tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 ps.jpg
 Ngay khi phát hiện ca dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa), lực lượng chức năng đã khẩn trương truy vết và đưa các trường hợp F1 đi cách ly y tế tập trung, thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch. Ảnh: Phong Sắc

Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh nói chung, TP Thanh Hóa nói riêng, có nhiều học sinh trong một trường học dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 và không ít giáo viên, học sinh đã trở thành F1 phải cách ly tập trung. Ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đã nhanh chóng truy vết, cách ly, đóng cửa trường học, lớp học có học sinh, giáo viên liên quan đến ca nhiễm. Cô Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, cho biết: Ngay sau khi phát hiện trường hợp học sinh dương tính vi-rút SARS-CoV-2, nhà trường đã phối hợp kịp thời với lực lượng chức năng nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ngay trong đêm 18-11, lực lượng chức năng đã tổ chức test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường; lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR cho 50% giáo viên và học sinh nhà trường; đồng thời chuyển cách ly tập trung 122 học sinh là F1 của 3 lớp 5A, 5C, 5D và 11 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Khách sạn Hải Yến và Nhân Đức (TP Sầm Sơn); chuyển các F0 (có phụ huynh tình nguyện đi cùng chăm con) vào điều trị tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 tỉnh. Từ ngày 19-11, nhà trường tạm thời nghỉ học và thực hiện cách ly các cháu tại nhà. Để bảo đảm chương trình không bị gián đoạn, nhà trường tổ chức cho các em học trực tuyến từ ngày 22-11 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa, đây là điểm dịch phức tạp, có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là rất lớn. Để kịp thời ngăn chặn, kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan trong trường học cũng như trên địa bàn thành phố, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các phường, xã khẩn trương rà soát, áp dụng biện pháp cách ly tại nhà đối với phụ huynh học sinh các lớp 5A, 5C, 5D của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đang cư trú trên địa bàn các phường, xã theo quy định. UBND TP Thanh Hóa cũng chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp F0, F1 là học sinh, giáo viên của nhà trường đã từng tiếp xúc với người khác thông qua hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động văn hóa, thể thao... để đánh giá nguy cơ. Đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển của các bệnh nhân cho các địa phương để thực hiện truy vết và áp dụng và có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Ông Lê Thành Đồng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa, cho biết: Tính đến sáng ngày 22-11, ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đã ghi nhận 15 ca mắc. Với quyết tâm khống chế sớm nhất ổ dịch tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa, ngành giáo dục thành phố đã phối hợp với lực lượng chức năng tập trung triển khai ngay các biện pháp truy vết thần tốc các trường hợp liên quan. Đến nay, lực lượng chức năng đã truy vết được 165 F1 là học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám; 76 F1 là học sinh và giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng; 140 F1 khác.

Từ ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, nhiều trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng đã ghi nhận những học sinh, giáo viên có liên quan như Trường THCS Lý Tự Trọng, Tiểu học Quảng Tâm, Tiểu học Lê Văn Tám, Tiểu học Đông Vệ 2... Riêng Trường THCS Lý Tự Trọng ghi nhận 1 học sinh dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 (là anh trai của trường hợp F0 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám). Trước thực trạng trên và nhận định về tình hình dịch bệnh trong trường học, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là khi xuất hiện F0 trong môi trường học đường, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc các biện pháp “5K” theo quy định. Ngoài kế hoạch ứng phó với dịch COVID-19 đã triển khai, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện thường xuyên việc test sàng lọc COVID-19 đối với học sinh và cán bộ, giáo viên; kích hoạt các tổ giám sát an toàn phòng, chống dịch tại trường học, nhân viên y tế, thành viên tổ giám sát phải chú ý ghi chép đầy đủ nhật ký theo dõi sức khỏe của học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đối với các trường tổ chức bán trú, nội trú, việc sinh hoạt ăn ở, học tập phải bảo đảm an toàn, hợp lý, tăng cường công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các địa phương, trường học bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh chủ động triển khai dạy và học phù hợp bảo đảm theo yêu cầu. Ngoài ra, ngành cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường học không tuân thủ, không chấp hành các quy định phòng, chống dịch.

Là nơi tập trung đông người nên trường học rất dễ bùng phát và lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt, tại thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và đã xuất hiện ổ dịch trong trường học. Chính vì vậy, ngành giáo dục, các đơn vị trường trong tỉnh cần phải chủ động, linh hoạt và tích cực phối hợp với đơn vị chức năng, chính quyền địa phương tăng cường phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trong trường học. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường phải xác định công tác phòng, chống dịch là một nhiệm vụ lâu dài, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sẵn sàng thích ứng với trạng thái bình thường mới, thích ứng với việc chuyển trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại. Sử dụng hiệu quả thời gian dạy học trực tiếp với phương châm “Dạy chắc, học chắc và bảo đảm tiến độ chương trình”, quyết tâm hoàn thành xuất sắc “mục tiêu kép”, vừa nâng cao chất lượng dạy và học, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Chủ động, linh hoạt tổ chức tốt hoạt động dạy, học và phòng, chống dịch COVID-19

Nhằm bảo đảm môi trường học đường an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhất là khi trên địa bàn TP Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch trong trường học, ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Y tế, UBND tỉnh, ngành chức năng và Sở Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT) liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch. Yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong công tác phòng, chống dịch, bảo vệ cộng đồng; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp với thực tiễn và “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt chế độ báo cáo trong nhiệm vụ phòng, chống dịch để ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp quyết định các hình thức cách ly các trường hợp liên quan, khoanh vùng, dập dịch; Sở GD&ĐT quyết định các hình thức dạy, học phù hợp khi xuất hiện dịch bệnh trong nhà trường. Quan điểm của ngành giáo dục tại thời điểm này là các đơn vị trường phải linh hoạt trong tổ chức dạy và học; tùy vào từng cấp độ, ảnh hưởng của dịch có thể thực hiện dạy, học trực tiếp hoặc trực tuyến; hoặc kết hợp giữa dạy, học trực tiếp và trực tuyến; đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên không được chủ quan, lơ là trước mọi diễn biến của dịch bệnh.

Tăng cường các biện pháp phòng dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh hiện nay, thị xã Bỉm Sơn chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cụ thể, yêu cầu các trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, như thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.... nhằm bảo đảm sức khỏe cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường học. Duy trì vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng trường lớp theo quy định; rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Thực hiện nghiêm túc việc cài đặt, triển khai ứng dụng (App) “An toàn COVID”, đồng thời chưa tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Các trường phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong việc quản lý sức khỏe giáo viên, học sinh. Qua đó kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ nhiễm COVID-19 trong trường học; thực hiện theo hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học. Quan tâm đến những học sinh là các đối tượng F0, F1 chưa thể đến trường, có phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo kiến thức, chương trình, giúp học sinh yên tâm cách ly, điều trị bệnh.

Trường THCS Minh Khai: Sẵn sàng chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến

Sau khi phát hiện một học sinh lớp 7A5 là F1 do liên quan đến trường hợp F0 của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa), nhà trường đã cho toàn bộ 45 học sinh lớp 7A5; 5 học sinh rải rác tại các lớp và 9 giáo viên trong trường thuộc trường hợp F2 dừng việc đến trường, thực hiện cách ly tại nhà theo quy định và chuyển sang dạy học trực tuyến.

Để đảm bảo chương trình dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà trường luôn chủ động các phương án đảm bảo thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Ngay từ đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến phù hợp với tình hình thức tế; chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng bài tập, đề gửi qua hòm thư điện tử, zalo cho phụ huynh học sinh để học sinh, theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập. Giáo viên của nhà trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ các hoạt động giáo dục như phần mềm LMS, Zoom... để tổ chức dạy học trực tuyến. Đồng thời, nhà trường cũng chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh cùng vào cuộc để chương trình đạt hiệu quả cao.

Nhà trường luôn nhất quán quan điểm tiếp tục thực hiện dạy học trực tiếp để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh cần nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt bằng cách tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, nhất là việc đeo khẩu trang; hạn chế tiếp xúc với người thân trở về từ vùng có dịch; thực hiện học tập, vui chơi, ra về theo lớp nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh...

BTH

Quyết liệt khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong trường học

Đăng lúc: 24/11/2021 00:00:00 (GMT+7)

Ngay khi xuất hiện ca nhiễm COVID-19 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa), ngành giáo dục, chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp đã vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm. Nhiều chỉ đạo quyết liệt đã được ban hành và thực hiện nhằm kích hoạt công tác phòng, chống dịch ở mức cao nhất; tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực để khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

 ps.jpg
 Ngay khi phát hiện ca dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (TP Thanh Hóa), lực lượng chức năng đã khẩn trương truy vết và đưa các trường hợp F1 đi cách ly y tế tập trung, thực hiện các biện pháp khoanh vùng, dập dịch. Ảnh: Phong Sắc

Đây là lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh nói chung, TP Thanh Hóa nói riêng, có nhiều học sinh trong một trường học dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 và không ít giáo viên, học sinh đã trở thành F1 phải cách ly tập trung. Ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương, ngành giáo dục đã nhanh chóng truy vết, cách ly, đóng cửa trường học, lớp học có học sinh, giáo viên liên quan đến ca nhiễm. Cô Dương Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, cho biết: Ngay sau khi phát hiện trường hợp học sinh dương tính vi-rút SARS-CoV-2, nhà trường đã phối hợp kịp thời với lực lượng chức năng nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Ngay trong đêm 18-11, lực lượng chức năng đã tổ chức test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường; lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR cho 50% giáo viên và học sinh nhà trường; đồng thời chuyển cách ly tập trung 122 học sinh là F1 của 3 lớp 5A, 5C, 5D và 11 cán bộ, giáo viên, nhân viên tại Khách sạn Hải Yến và Nhân Đức (TP Sầm Sơn); chuyển các F0 (có phụ huynh tình nguyện đi cùng chăm con) vào điều trị tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 tỉnh. Từ ngày 19-11, nhà trường tạm thời nghỉ học và thực hiện cách ly các cháu tại nhà. Để bảo đảm chương trình không bị gián đoạn, nhà trường tổ chức cho các em học trực tuyến từ ngày 22-11 cho đến khi có thông báo mới.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa, đây là điểm dịch phức tạp, có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là rất lớn. Để kịp thời ngăn chặn, kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan trong trường học cũng như trên địa bàn thành phố, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu ban chỉ đạo phòng, chống dịch các phường, xã khẩn trương rà soát, áp dụng biện pháp cách ly tại nhà đối với phụ huynh học sinh các lớp 5A, 5C, 5D của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đang cư trú trên địa bàn các phường, xã theo quy định. UBND TP Thanh Hóa cũng chỉ đạo phòng giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp F0, F1 là học sinh, giáo viên của nhà trường đã từng tiếp xúc với người khác thông qua hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động văn hóa, thể thao... để đánh giá nguy cơ. Đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình di chuyển của các bệnh nhân cho các địa phương để thực hiện truy vết và áp dụng và có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Ông Lê Thành Đồng, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa, cho biết: Tính đến sáng ngày 22-11, ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đã ghi nhận 15 ca mắc. Với quyết tâm khống chế sớm nhất ổ dịch tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Thanh Hóa, ngành giáo dục thành phố đã phối hợp với lực lượng chức năng tập trung triển khai ngay các biện pháp truy vết thần tốc các trường hợp liên quan. Đến nay, lực lượng chức năng đã truy vết được 165 F1 là học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám; 76 F1 là học sinh và giáo viên Trường THCS Lý Tự Trọng; 140 F1 khác.

Từ ổ dịch Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, nhiều trường học trên địa bàn TP Thanh Hóa cũng đã ghi nhận những học sinh, giáo viên có liên quan như Trường THCS Lý Tự Trọng, Tiểu học Quảng Tâm, Tiểu học Lê Văn Tám, Tiểu học Đông Vệ 2... Riêng Trường THCS Lý Tự Trọng ghi nhận 1 học sinh dương tính với vi-rút SARS-CoV-2 (là anh trai của trường hợp F0 tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám). Trước thực trạng trên và nhận định về tình hình dịch bệnh trong trường học, ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở GD&ĐT cho hay: Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhất là khi xuất hiện F0 trong môi trường học đường, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục triển khai nghiêm túc các biện pháp “5K” theo quy định. Ngoài kế hoạch ứng phó với dịch COVID-19 đã triển khai, Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện thường xuyên việc test sàng lọc COVID-19 đối với học sinh và cán bộ, giáo viên; kích hoạt các tổ giám sát an toàn phòng, chống dịch tại trường học, nhân viên y tế, thành viên tổ giám sát phải chú ý ghi chép đầy đủ nhật ký theo dõi sức khỏe của học sinh, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đối với các trường tổ chức bán trú, nội trú, việc sinh hoạt ăn ở, học tập phải bảo đảm an toàn, hợp lý, tăng cường công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm. Đối với các địa phương, trường học bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh chủ động triển khai dạy và học phù hợp bảo đảm theo yêu cầu. Ngoài ra, ngành cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường học không tuân thủ, không chấp hành các quy định phòng, chống dịch.

Là nơi tập trung đông người nên trường học rất dễ bùng phát và lây lan dịch bệnh nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt, tại thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và đã xuất hiện ổ dịch trong trường học. Chính vì vậy, ngành giáo dục, các đơn vị trường trong tỉnh cần phải chủ động, linh hoạt và tích cực phối hợp với đơn vị chức năng, chính quyền địa phương tăng cường phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh trong trường học. Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, các nhà trường phải xác định công tác phòng, chống dịch là một nhiệm vụ lâu dài, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. Trên cơ sở đó, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sẵn sàng thích ứng với trạng thái bình thường mới, thích ứng với việc chuyển trạng thái từ dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến và ngược lại. Sử dụng hiệu quả thời gian dạy học trực tiếp với phương châm “Dạy chắc, học chắc và bảo đảm tiến độ chương trình”, quyết tâm hoàn thành xuất sắc “mục tiêu kép”, vừa nâng cao chất lượng dạy và học, vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.

Chủ động, linh hoạt tổ chức tốt hoạt động dạy, học và phòng, chống dịch COVID-19

Nhằm bảo đảm môi trường học đường an toàn trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhất là khi trên địa bàn TP Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch trong trường học, ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hướng dẫn, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Y tế, UBND tỉnh, ngành chức năng và Sở Giáo dục và Đạo tạo (GD&ĐT) liên quan đến các biện pháp phòng, chống dịch. Yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh trong công tác phòng, chống dịch, bảo vệ cộng đồng; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp với thực tiễn và “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Cùng với đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị trường thực hiện tốt chế độ báo cáo trong nhiệm vụ phòng, chống dịch để ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp quyết định các hình thức cách ly các trường hợp liên quan, khoanh vùng, dập dịch; Sở GD&ĐT quyết định các hình thức dạy, học phù hợp khi xuất hiện dịch bệnh trong nhà trường. Quan điểm của ngành giáo dục tại thời điểm này là các đơn vị trường phải linh hoạt trong tổ chức dạy và học; tùy vào từng cấp độ, ảnh hưởng của dịch có thể thực hiện dạy, học trực tiếp hoặc trực tuyến; hoặc kết hợp giữa dạy, học trực tiếp và trực tuyến; đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, giáo viên không được chủ quan, lơ là trước mọi diễn biến của dịch bệnh.

Tăng cường các biện pháp phòng dịch, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên

Trước diễn biến của tình hình dịch bệnh hiện nay, thị xã Bỉm Sơn chỉ đạo các đơn vị trường học trên địa bàn thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cụ thể, yêu cầu các trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, như thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.... nhằm bảo đảm sức khỏe cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường học. Duy trì vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng trường lớp theo quy định; rà soát, bổ sung kịp thời nước sát khuẩn hoặc xà phòng và các vật dụng cần thiết để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, dạy và học. Thực hiện nghiêm túc việc cài đặt, triển khai ứng dụng (App) “An toàn COVID”, đồng thời chưa tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.

Các trường phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong việc quản lý sức khỏe giáo viên, học sinh. Qua đó kịp thời phát hiện các trường hợp có biểu hiện sốt, ho, khó thở, nghi ngờ nhiễm COVID-19 trong trường học; thực hiện theo hướng dẫn xử lý trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học. Quan tâm đến những học sinh là các đối tượng F0, F1 chưa thể đến trường, có phương pháp dạy học phù hợp, đảm bảo kiến thức, chương trình, giúp học sinh yên tâm cách ly, điều trị bệnh.

Trường THCS Minh Khai: Sẵn sàng chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến

Sau khi phát hiện một học sinh lớp 7A5 là F1 do liên quan đến trường hợp F0 của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa), nhà trường đã cho toàn bộ 45 học sinh lớp 7A5; 5 học sinh rải rác tại các lớp và 9 giáo viên trong trường thuộc trường hợp F2 dừng việc đến trường, thực hiện cách ly tại nhà theo quy định và chuyển sang dạy học trực tuyến.

Để đảm bảo chương trình dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhà trường luôn chủ động các phương án đảm bảo thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Ngay từ đầu năm học 2021-2022, nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy trực tuyến phù hợp với tình hình thức tế; chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng bài tập, đề gửi qua hòm thư điện tử, zalo cho phụ huynh học sinh để học sinh, theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập. Giáo viên của nhà trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ các hoạt động giáo dục như phần mềm LMS, Zoom... để tổ chức dạy học trực tuyến. Đồng thời, nhà trường cũng chủ động phối hợp với phụ huynh học sinh cùng vào cuộc để chương trình đạt hiệu quả cao.

Nhà trường luôn nhất quán quan điểm tiếp tục thực hiện dạy học trực tiếp để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh cần nghiêm túc thực hiện nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt bằng cách tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, nhất là việc đeo khẩu trang; hạn chế tiếp xúc với người thân trở về từ vùng có dịch; thực hiện học tập, vui chơi, ra về theo lớp nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh...

BTH