Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Thực hiện kết luận của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh ngày 21/12/2021 về triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Thường trực Thành ủy có ý kiến chỉ đạo UBND thành phố, các đơn vị phường, xã thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:
Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, đối với công tác xét nghiệm tầm soát SARS Cov-2 nghiên cứu triển khai thực hiện theo hướng:
Đối với các doanh nghiệp, nhà máy có số lượng từ 1.000 công nhân trở xuống thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS CoV-2 từ 20-30%/tuần/lần.
Đối với các nhà máy có số lượng từ 1.000 công nhân trở lên thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 ít nhất từ 40% trở lên/tuần/lần.
Các cở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố phải tiến hành test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 cho người đến khám chữa bệnh và đội ngũ y bác sỹ tại cơ sở.
Đối với các chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý chợ: thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 cho tiểu thương trong chợ tối thiểu từ 30% trở lên/tuần/lần. Đối với các chợ chưa chuyển đổi mô hình quản lý chợ: UBND các phường, xã làm việc với Ban quản lý các chợ đóng trên địa bàn để xây dựng phương án cụ thể, trên cơ sở đó báo cáo UBND thành phố để có biện pháp chỉ đạo thống nhất, đồng bộ.
Đối với các cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp: phải mở sổ cập nhật đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách khi đến làm dịch vụ. Trong đó đối với các cơ sở làm đẹp phải chủ động bố trí kinh phí mua kít xét nghiệm kháng nguyên virut SARS-CoV-2 để xét nghiệm tầm soát định kỳ cho nhân viên, đối với các cơ sở cắt tóc nhỏ lẻ, UBND các phường, xã làm việc cụ thể với chủ cơ sở để khảo sát, đánh giá trên cơ sở đó báo cáo, đề xuất UBND thành phố các biện pháp cụ thể trong phòng, chống dịch theo hướng cơ sở phải tự tầm soát cho nhân viên tối thiểu 01 tuần/lần.
Đối với người trở về từ địa phương: có thư kêu gọi, vận động người dân thành phố đang sinh sống, làm việc và học tập tại các địa phương khác tạm thời không trở về địa phương nếu không có việc thực sự cần thiết để đảm bảo phòng, chống dịch trong điều kiện tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Từ ngày 27/12/2021, hằng ngày trước 16 giờ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố số lượng người từ tỉnh ngoài, từ vùng dịch trở về địa phương gắn với biện pháp phòng, chống dịch đã áp dụng. Bộ phận thường trực về chuyên môn xây dựng mẫu báo cáo chung gửi các phường, xã.
Đối với công tác tuyên truyền: xây dựng và triển khai phương án thông tin, tuyên truyền trong từng điều kiện tình hình dịch bệnh bằng các hình thức cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao, tạo sự chuyển biến hơn nữa trong nhận thức của người dân trong việc chủ động, tự giác, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố tại hội nghị giao ban Ban chỉ đạo ngày 27/12/2021.
UBND thành phố chỉ đạo UBND các phường, xã khẩn trương rà soát hộ gia đình/nơi lưu trú đáp ứng các điều kiện thực hiện cách ly y tế, quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 mức độ không triệu chứng tại nhà, nơi lưu trú để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh; báo cáo Sở Y tế trước ngày 24/12/2021.
Đối với việc thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà: UBND thành phố nghiên cứu triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của thành phố theo hướng có thể giao cho một tổ chức đoàn thể tại khu dân cư đảm nhiệm như: Chi hội Cựu chiến binh hoặc chi Hội phụ nữ...
Tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố dự kiến vào 14 giờ ngày 27/12/2021; hoàn thành tài liệu trước ngày 25/12/2021 để bàn và thống nhất hình thức triển khai xã hội hóa việc xét nghiệm tầm soát SARS- CoV-2 tại các trường học theo hướng: các nhà trường kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm tự nguyện đóng góp ủng hộ kinh phí (không quy định mức cụ thể) hoặc ủng hộ trực tiếp bằng kít xét nghiệm. Quy trình triển khai thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật; hoàn thành trước ngày 24/12/2021.
UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là đối với kít xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS- Cov-2; báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 30/12/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Tăng cường triển khai các biệp pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
24/04/2023 00:00:00 -
Tiếp tục tăng cường công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
10/10/2022 00:00:00 -
TP Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin COVID-19
26/08/2022 00:00:00 -
Tập trung thực hiện mục tiêu không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại
25/08/2022 00:00:00
Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới
Thực hiện kết luận của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh tại hội nghị trực tuyến toàn tỉnh ngày 21/12/2021 về triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Thường trực Thành ủy có ý kiến chỉ đạo UBND thành phố, các đơn vị phường, xã thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau:
Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, UBND thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Trong đó, đối với công tác xét nghiệm tầm soát SARS Cov-2 nghiên cứu triển khai thực hiện theo hướng:
Đối với các doanh nghiệp, nhà máy có số lượng từ 1.000 công nhân trở xuống thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS CoV-2 từ 20-30%/tuần/lần.
Đối với các nhà máy có số lượng từ 1.000 công nhân trở lên thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 ít nhất từ 40% trở lên/tuần/lần.
Các cở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố phải tiến hành test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 cho người đến khám chữa bệnh và đội ngũ y bác sỹ tại cơ sở.
Đối với các chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý chợ: thực hiện test nhanh kháng nguyên virus SARS Cov-2 cho tiểu thương trong chợ tối thiểu từ 30% trở lên/tuần/lần. Đối với các chợ chưa chuyển đổi mô hình quản lý chợ: UBND các phường, xã làm việc với Ban quản lý các chợ đóng trên địa bàn để xây dựng phương án cụ thể, trên cơ sở đó báo cáo UBND thành phố để có biện pháp chỉ đạo thống nhất, đồng bộ.
Đối với các cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm đẹp: phải mở sổ cập nhật đầy đủ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của khách khi đến làm dịch vụ. Trong đó đối với các cơ sở làm đẹp phải chủ động bố trí kinh phí mua kít xét nghiệm kháng nguyên virut SARS-CoV-2 để xét nghiệm tầm soát định kỳ cho nhân viên, đối với các cơ sở cắt tóc nhỏ lẻ, UBND các phường, xã làm việc cụ thể với chủ cơ sở để khảo sát, đánh giá trên cơ sở đó báo cáo, đề xuất UBND thành phố các biện pháp cụ thể trong phòng, chống dịch theo hướng cơ sở phải tự tầm soát cho nhân viên tối thiểu 01 tuần/lần.
Đối với người trở về từ địa phương: có thư kêu gọi, vận động người dân thành phố đang sinh sống, làm việc và học tập tại các địa phương khác tạm thời không trở về địa phương nếu không có việc thực sự cần thiết để đảm bảo phòng, chống dịch trong điều kiện tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Từ ngày 27/12/2021, hằng ngày trước 16 giờ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường, xã báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố số lượng người từ tỉnh ngoài, từ vùng dịch trở về địa phương gắn với biện pháp phòng, chống dịch đã áp dụng. Bộ phận thường trực về chuyên môn xây dựng mẫu báo cáo chung gửi các phường, xã.
Đối với công tác tuyên truyền: xây dựng và triển khai phương án thông tin, tuyên truyền trong từng điều kiện tình hình dịch bệnh bằng các hình thức cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao, tạo sự chuyển biến hơn nữa trong nhận thức của người dân trong việc chủ động, tự giác, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố tại hội nghị giao ban Ban chỉ đạo ngày 27/12/2021.
UBND thành phố chỉ đạo UBND các phường, xã khẩn trương rà soát hộ gia đình/nơi lưu trú đáp ứng các điều kiện thực hiện cách ly y tế, quản lý, điều trị người nhiễm Covid-19 mức độ không triệu chứng tại nhà, nơi lưu trú để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh; báo cáo Sở Y tế trước ngày 24/12/2021.
Đối với việc thành lập Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm Covid-19 tại nhà: UBND thành phố nghiên cứu triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của thành phố theo hướng có thể giao cho một tổ chức đoàn thể tại khu dân cư đảm nhiệm như: Chi hội Cựu chiến binh hoặc chi Hội phụ nữ...
Tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố dự kiến vào 14 giờ ngày 27/12/2021; hoàn thành tài liệu trước ngày 25/12/2021 để bàn và thống nhất hình thức triển khai xã hội hóa việc xét nghiệm tầm soát SARS- CoV-2 tại các trường học theo hướng: các nhà trường kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh và các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm tự nguyện đóng góp ủng hộ kinh phí (không quy định mức cụ thể) hoặc ủng hộ trực tiếp bằng kít xét nghiệm. Quy trình triển khai thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định của pháp luật; hoàn thành trước ngày 24/12/2021.
UBND thành phố chỉ đạo Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhất là đối với kít xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS- Cov-2; báo cáo Thường trực Thành ủy trước ngày 30/12/2021.