“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”Ngày 17/09/2024 00:00:00 Những ngày qua, cơn bão số 3 cùng mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất đã gây hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc và một số huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Nội...là những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước lũ dâng cao gây ngập sâu, sạt lở. Nhiều gia đình mất đi người thân, không còn tài sản, sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”. Trước tình cảnh đau thương do thiên tai gây ra, việc quan trọng và ưu tiên lúc này là tập trung khắc phục hậu quả, cứu người, hỗ trợ người dân về cả tinh thần, vật chất nhằm giúp họ vững lòng, nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Ảnh tư liệu. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân trên cả nước kiều bào ta ở nước ngoài nói chung và người dân thành phố Thanh Hoá nói riêng đã hướng về miền Bắc thân yêu với những hành động và việc làm thiết thực. Các lực lượng quân đội, công an vẫn tiếp tục đi sâu vào những vùng ngập lụt, sạt lở để hỗ trợ Nhân dân, mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân. Trường THCS Đông Hương phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Hiện nay trong các bản tin thời sự hàng ngày, trên các trang mạng xã hội tràn ngập tin tức về những thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, bên cạnh đó là công tác cứu trợ đồng bào ở khắp mọi nơi từ đó đã làn tỏa được tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Phường Ba Đình phát động ủng hộ đồng bào bão lụt. Có thể nhận thấy công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà còn có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động từ thiện. Thông qua báo chí truyền thông cũng có thể thấy, mặc dù Chính phủ luôn ưu tiên các khoản chi ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ khẩn cấp và tái thiết cuộc sống sau khi thảm họa xảy ra nhưng việc kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ là hành động nhân văn, nhằm huy động thêm nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn ngân sách đã được phân bổ. Những lời kêu gọi hỗ trợ, các hoạt động từ thiện trong nước được cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức công khai, minh bạch và có giám sát nhằm đảm bảo nguồn tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích. Người dân phố Phận Bội Châu phường Tân Sơn đến nhà văn hóa phố ủng hộ nhân dân vùng gặp thiên tai. Ở thành phố Thanh Hoá tại lễ phát động quyên góp đồng bào bão lụt với tinh thần “tương thân, tương ái” do thành phố Thanh Hoá tổ chức diễn ra vào chiều ngày 11/9, đồng chí Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân nhấn mạnh: Việc quyên góp, ủng hộ là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, là tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thành phố, góp phần giúp đồng bào bị thiệt hại vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ngay sau lễ phát động, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các phố, thôn, các trường học…trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã phát động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão lũ. Nhiều tổ chức, cá nhân sau khi quyên góp đã xây dựng phương án, kế hoạch đi thiện nguyện trực tiếp để sẻ chia với nhân dân vùng gặp thiên tai. Kế hoạch cụ thể của Chùa Thanh Hà trực tiếp đi ủng hộ đồng bào bị thiên tai 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Có thể nói, các hoạt động vận động quyên góp, từ thiện từ cộng đồng thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, khẳng định tinh thần đoàn kết của người dân trong khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc ta “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Thu Hiền
Đăng lúc: 17/09/2024 00:00:00 (GMT+7) Những ngày qua, cơn bão số 3 cùng mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất đã gây hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc và một số huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Nội...là những địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nước lũ dâng cao gây ngập sâu, sạt lở. Nhiều gia đình mất đi người thân, không còn tài sản, sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”. Trước tình cảnh đau thương do thiên tai gây ra, việc quan trọng và ưu tiên lúc này là tập trung khắc phục hậu quả, cứu người, hỗ trợ người dân về cả tinh thần, vật chất nhằm giúp họ vững lòng, nhanh chóng ổn định đời sống và khôi phục sản xuất.
Ảnh tư liệu. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân trên cả nước kiều bào ta ở nước ngoài nói chung và người dân thành phố Thanh Hoá nói riêng đã hướng về miền Bắc thân yêu với những hành động và việc làm thiết thực. Các lực lượng quân đội, công an vẫn tiếp tục đi sâu vào những vùng ngập lụt, sạt lở để hỗ trợ Nhân dân, mang nhu yếu phẩm tiếp tế cho người dân. Trường THCS Đông Hương phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bão lụt. Hiện nay trong các bản tin thời sự hàng ngày, trên các trang mạng xã hội tràn ngập tin tức về những thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, bên cạnh đó là công tác cứu trợ đồng bào ở khắp mọi nơi từ đó đã làn tỏa được tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Phường Ba Đình phát động ủng hộ đồng bào bão lụt. Có thể nhận thấy công tác hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai không chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước mà còn có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động từ thiện. Thông qua báo chí truyền thông cũng có thể thấy, mặc dù Chính phủ luôn ưu tiên các khoản chi ngân sách để khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ khẩn cấp và tái thiết cuộc sống sau khi thảm họa xảy ra nhưng việc kêu gọi cộng đồng chung tay hỗ trợ là hành động nhân văn, nhằm huy động thêm nguồn lực xã hội bên cạnh nguồn ngân sách đã được phân bổ. Những lời kêu gọi hỗ trợ, các hoạt động từ thiện trong nước được cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức công khai, minh bạch và có giám sát nhằm đảm bảo nguồn tiền đóng góp được sử dụng đúng mục đích. Người dân phố Phận Bội Châu phường Tân Sơn đến nhà văn hóa phố ủng hộ nhân dân vùng gặp thiên tai. Ở thành phố Thanh Hoá tại lễ phát động quyên góp đồng bào bão lụt với tinh thần “tương thân, tương ái” do thành phố Thanh Hoá tổ chức diễn ra vào chiều ngày 11/9, đồng chí Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa Lê Anh Xuân nhấn mạnh: Việc quyên góp, ủng hộ là hoạt động mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp, là tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thành phố, góp phần giúp đồng bào bị thiệt hại vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Ngay sau lễ phát động, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các phố, thôn, các trường học…trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã phát động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bão lũ. Nhiều tổ chức, cá nhân sau khi quyên góp đã xây dựng phương án, kế hoạch đi thiện nguyện trực tiếp để sẻ chia với nhân dân vùng gặp thiên tai. Kế hoạch cụ thể của Chùa Thanh Hà trực tiếp đi ủng hộ đồng bào bị thiên tai 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Có thể nói, các hoạt động vận động quyên góp, từ thiện từ cộng đồng thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, khẳng định tinh thần đoàn kết của người dân trong khó khăn, hoạn nạn. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp bao đời của dân tộc ta “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Thu Hiền
|