Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Thực hiện Chuyên đề “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” ngay sau khi có văn bản của UBND thành phố Thanh Hóa về việc chỉ đạo các cơ quan, ban nghành tăng cường các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn đã chỉ đạo các Đội Thuế thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó đội thuế các phường, xã cần rà soát các tổ chức, cá nhân có các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Một là, không đăng ký thuế. Người nộp thuế được cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp Phù hiệu qua rà soát thông tin từ thiết bị giám sát hành trình thực tế có hoạt động kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế với cơ quan thuế.
Chủ phương tiện đăng ký tham gia thành viên các đơn vị kinh doanh vận tải là các tổ chức như: hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh taxi...trên địa bàn chỉ nộp một khoản tiền dịch vụ cho đơn vị kinh doanh vận tải, thực tế tự tổ chức kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế.
Lợi dụng quy định của pháp luật đã chuyển đi các tỉnh, thành phố khác để xin cấp phù hiệu, từ đó trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, một số chủ phương tiện kinh doanh vận tải nhưng lại đăng ký xe phục vụ gia đình, phục vụ kinh doanh ngành nghề khác, không đăng ký kê khai nộp thuế theo quy định...
Hai là, không kê khai hoặc kê khai sai các căn cứ xác định nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng tính chất đặc thù của ngành kinh doanh vận tải là cơ động mà các tổ chức, cá nhân không có luồng tuyến cố định và trốn tránh nghĩa vụ thuế, không có hợp đồng vận chuyển, chỉ thoả thuận bằng miệng, tăng đầu xe mà không khai báo, kê khai thuế không trung thực. Không khai thuế Gía trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời không khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Các chủ phương tiện là cá nhân ký hợp đồng cho thuê xe với doanh nghiệp có đăng ký ngành vận tải, tiền cho thuê thấp và chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với chủ xe (chủ xe là tài xế hợp đồng của doanh nghiệp), thực chất là chủ phương tiện tự kinh doanh, tự chịu trách nhiệm. Khi Cơ quan thuế yêu cầu kê khai nộp thuế thì chủ phương tiện xuất trình hợp đồng cho thuê tài sản, với doanh thu thuộc diện hộ thu nhập thấp, không thuộc đối tượng nộp thuế, không kê khai doanh thu hoạt động vận tải; đối với doanh nghiệp thì không phát sinh doanh thu, hợp đồng thuê phương tiện vận tải trong trường hợp này chỉ để hợp lý hồ sơ xin cấp phù hiệu; Hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) nhưng không kê khai đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa này hoặc kê khai thấp hơn so với thực tế;
Chỉ phản ánh phần doanh thu của phương tiện đăng ký sở hữu, không phản ánh phần doanh thu phương tiện hợp đồng (thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác) được cấp phù hiệu thuộc đơn vị. Nhưng khi tập hợp chi phí thì tập hợp chi phí của các phương tiện hợp đồng này.
Doanh nghiệp vận tải có doanh thu vận tải không tương xứng với số lượng phương tiện được cấp phù hiệu và mức độ hoạt động…;
Hạch toán các khoản chi chi phí liên quan đến hoạt động vận tải (vật tư phụ tùng thay thế cho phương tiện vận tải, xăng dầu, trích khấu hao, nhân công...) không tương ứng, tương thích, không phù hợp với chủng loại, các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế; với dữ liệu giám sát hành trình của phương tiện vận tải;
Một số trường hợp lợi dụng thông qua các hợp đồng thuê phương tiện, khoán xe, khoán thương hiệu, cấp phù hiệu kinh doanh vận tải để lấy khống hóa đơn xăng, dầu để kê khai khấu trừ thuế Gía trị gia tăng và hạch toán tăng chi phí ... thực chất phương tiện vận tải là tài sản của tư nhân, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh chỉ nộp cho tổ chức, hợp tác xã một khoản tiền dịch vụ nhưng không kê khai nộp thuế đối với khoản tiền dịch vụ nhận được và cũng không kê khai nộp thuế đối với doanh thu từ hoạt động vận tải;
Có phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định nhưng thực tế là xe chở khách theo tuyến cố định, thu tiền của từng hành khách nhưng biến tướng là thuê hợp đồng (phổ biến là kinh doanh vận chuyển hành khách chất lượng cao Limousine).
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có dấu hiệu không kê khai doanh thu đối với xe nhượng quyền thương hiệu, đối với xe do doanh nghiệp trực tiếp đầu tư và kinh doanh, có dấu hiệu kê khai doanh thu không phù hợp với dữ liệu Giám sát hành trình và chi phí nhiên liệu xuất dùng.
Ba là, hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn. Không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ vận chuyển theo quy định; Lập hóa đơn đầu ra có dấu hiệu sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
Xuất hóa đơn vận chuyển nhưng Doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; không có phương tiện được cấp phù hiệu xe vận tải hàng hóa, không có phương tiện được cấp phù hiệu xe tuyến cố định, không có phương tiện được cấp phù hiệu xe hợp đồng,... xuất hóa đơn cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp khác để hạch toán chi phí.
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thì 100% đã sử dụng phần mềm tính tiền nhưng không thực hiện khởi tạo hóa đơn từ máy tính tiền theo quy định tại Điểm a Khoản 2; Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP dẫn đến lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại điểm m, Khoản 4, Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, đội thuế các phường, xã cần tăng cường các giải pháp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn tp. Thanh Hóa. Theo đó, căn cứ danh sách các phương tiện vận tải đã được cấp phù hiệu kèm theo chuyên đề và thông tin khai thác từ phần mềm “Hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” để thực hiện rà soát các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu theo từng phương tiện để kiểm tra, đối chiếu lại tình hình quản lý thuế trên địa bàn và Người nộp thuế được phân công quản lý thuế, cụ thể:
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận tải là cá nhân: Kiểm tra, rà soát các cá nhân, phương tiện vận tải đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu với thông tin quản lý thuế trên địa bàn để thống kê Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế và Người nộp thuế chưa được cấp mã số thuế.
+ Đối với NNT chưa được cấp mã số thuế thì thực hiện quản lý thuế theo quy định, đảm bảo 100% đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải đã được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho phương tiện vận tải phải được quản lý thuế; trường hợp không hoạt động thì phải lập hồ sơ đầy đủ để xác định tình trạng hoạt động của Người nộp thuế.
Đối với Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế, các Đội Thuế rà soát lại thông tin do Người nộp thuế đã kê khai, đối chiếu với danh sách các phương tiện vận tải đã được cấp phù hiệu để xác định quy mô kinh doanh của Người nộp thuế.
Thực hiện thu thập thông tin về mức độ hoạt động làm căn cứ quản lý thuế, theo đó: Căn cứ danh sách phương tiện vận tải của Người nộp thuế khai thác ở phần mềm “Hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, thực hiện thu thập thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo hướng dẫn tại Công văn số 6213/CT-TTKT1 ngày 24/8/2022 để đánh giá, xác định mức độ hoạt động của từng phương tiện vận tải, đối với Người nộp thuế đã được cấp Mã số thuế: thì kết hợp thông tin từ dữ liệu hóa đơn điện tử đầu vào về dịch vụ thu phí không dừng, hóa đơn xăng dầu làm căn cứ đánh giá mức độ rủi ro về thuế, về hóa đơn để thực hiện ban hành thông báo yêu cầu Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu làm rõ doanh thu kê khai, mức thuế…điều chỉnh doanh thu khoán theo quy định.
Với đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, doanh nghiệp có hoạt động nhượng quyền thương hiệu:
Căn cứ đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu thực hiện rà soát, đánh giá các tổ chức có hoạt động nhượng quyền thương hiệu để yêu cầu Người nộp thuế cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan nhằm xác định rõ đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định.
Các Đội thuế Liên xã phường phân công cán bộ thuế quản lý có trách nhiệm đôn đốc các Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải nhưng chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế đến trụ sở Đội thuế hoặc Chi cục thuế để được hỗ trợ và hướng dẫn đăng ký kê khai nộp thuế theo quy định.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải nhưng không chấp hành quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế quá thời hạn quy định thì bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng (quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Trường hợp không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ hoặc lập hóa đơn cung cấp dịch vụ sai về số lượng, giá trị dịch vụ để kê khai thuế thấp hơn thực tế thì bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn (quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Trường hợp có liên quan đến các hóa đơn đầu vào, đầu ra, vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển cơ quan Công an, thực hiện theo những văn bản, kết luận của cơ quan Công an.
Trong quá trình quản lý thuế, thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, nếu phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan Thuế chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 200, 203 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015.
Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa -Đông Sơn tuyên truyền và đề nghị các Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh vận tải thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đúng quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 tạo sự công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tránh bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Thu Hiền – Phú Cường (Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn)
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hóa tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024
24/12/2024 00:00:00 -
Đảng ủy xã Đông Vinh khánh thành xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình
24/12/2024 00:00:00 -
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00 -
LĐLĐ thành phố Thanh Hóa tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2024
19/12/2024 00:00:00
Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Thực hiện Chuyên đề “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” ngay sau khi có văn bản của UBND thành phố Thanh Hóa về việc chỉ đạo các cơ quan, ban nghành tăng cường các biện pháp quản lý, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải. Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn đã chỉ đạo các Đội Thuế thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Theo đó đội thuế các phường, xã cần rà soát các tổ chức, cá nhân có các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Một là, không đăng ký thuế. Người nộp thuế được cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp Phù hiệu qua rà soát thông tin từ thiết bị giám sát hành trình thực tế có hoạt động kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kê khai nộp thuế với cơ quan thuế.
Chủ phương tiện đăng ký tham gia thành viên các đơn vị kinh doanh vận tải là các tổ chức như: hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh taxi...trên địa bàn chỉ nộp một khoản tiền dịch vụ cho đơn vị kinh doanh vận tải, thực tế tự tổ chức kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế.
Lợi dụng quy định của pháp luật đã chuyển đi các tỉnh, thành phố khác để xin cấp phù hiệu, từ đó trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó, một số chủ phương tiện kinh doanh vận tải nhưng lại đăng ký xe phục vụ gia đình, phục vụ kinh doanh ngành nghề khác, không đăng ký kê khai nộp thuế theo quy định...
Hai là, không kê khai hoặc kê khai sai các căn cứ xác định nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng tính chất đặc thù của ngành kinh doanh vận tải là cơ động mà các tổ chức, cá nhân không có luồng tuyến cố định và trốn tránh nghĩa vụ thuế, không có hợp đồng vận chuyển, chỉ thoả thuận bằng miệng, tăng đầu xe mà không khai báo, kê khai thuế không trung thực. Không khai thuế Gía trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời không khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Các chủ phương tiện là cá nhân ký hợp đồng cho thuê xe với doanh nghiệp có đăng ký ngành vận tải, tiền cho thuê thấp và chủ doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với chủ xe (chủ xe là tài xế hợp đồng của doanh nghiệp), thực chất là chủ phương tiện tự kinh doanh, tự chịu trách nhiệm. Khi Cơ quan thuế yêu cầu kê khai nộp thuế thì chủ phương tiện xuất trình hợp đồng cho thuê tài sản, với doanh thu thuộc diện hộ thu nhập thấp, không thuộc đối tượng nộp thuế, không kê khai doanh thu hoạt động vận tải; đối với doanh nghiệp thì không phát sinh doanh thu, hợp đồng thuê phương tiện vận tải trong trường hợp này chỉ để hợp lý hồ sơ xin cấp phù hiệu; Hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) nhưng không kê khai đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa này hoặc kê khai thấp hơn so với thực tế;
Chỉ phản ánh phần doanh thu của phương tiện đăng ký sở hữu, không phản ánh phần doanh thu phương tiện hợp đồng (thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác) được cấp phù hiệu thuộc đơn vị. Nhưng khi tập hợp chi phí thì tập hợp chi phí của các phương tiện hợp đồng này.
Doanh nghiệp vận tải có doanh thu vận tải không tương xứng với số lượng phương tiện được cấp phù hiệu và mức độ hoạt động…;
Hạch toán các khoản chi chi phí liên quan đến hoạt động vận tải (vật tư phụ tùng thay thế cho phương tiện vận tải, xăng dầu, trích khấu hao, nhân công...) không tương ứng, tương thích, không phù hợp với chủng loại, các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế; với dữ liệu giám sát hành trình của phương tiện vận tải;
Một số trường hợp lợi dụng thông qua các hợp đồng thuê phương tiện, khoán xe, khoán thương hiệu, cấp phù hiệu kinh doanh vận tải để lấy khống hóa đơn xăng, dầu để kê khai khấu trừ thuế Gía trị gia tăng và hạch toán tăng chi phí ... thực chất phương tiện vận tải là tài sản của tư nhân, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh chỉ nộp cho tổ chức, hợp tác xã một khoản tiền dịch vụ nhưng không kê khai nộp thuế đối với khoản tiền dịch vụ nhận được và cũng không kê khai nộp thuế đối với doanh thu từ hoạt động vận tải;
Có phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định nhưng thực tế là xe chở khách theo tuyến cố định, thu tiền của từng hành khách nhưng biến tướng là thuê hợp đồng (phổ biến là kinh doanh vận chuyển hành khách chất lượng cao Limousine).
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có dấu hiệu không kê khai doanh thu đối với xe nhượng quyền thương hiệu, đối với xe do doanh nghiệp trực tiếp đầu tư và kinh doanh, có dấu hiệu kê khai doanh thu không phù hợp với dữ liệu Giám sát hành trình và chi phí nhiên liệu xuất dùng.
Ba là, hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn. Không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ vận chuyển theo quy định; Lập hóa đơn đầu ra có dấu hiệu sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
Xuất hóa đơn vận chuyển nhưng Doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; không có phương tiện được cấp phù hiệu xe vận tải hàng hóa, không có phương tiện được cấp phù hiệu xe tuyến cố định, không có phương tiện được cấp phù hiệu xe hợp đồng,... xuất hóa đơn cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp khác để hạch toán chi phí.
Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thì 100% đã sử dụng phần mềm tính tiền nhưng không thực hiện khởi tạo hóa đơn từ máy tính tiền theo quy định tại Điểm a Khoản 2; Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP dẫn đến lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại điểm m, Khoản 4, Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, đội thuế các phường, xã cần tăng cường các giải pháp trong công tác quản lý thuế trên địa bàn tp. Thanh Hóa. Theo đó, căn cứ danh sách các phương tiện vận tải đã được cấp phù hiệu kèm theo chuyên đề và thông tin khai thác từ phần mềm “Hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” để thực hiện rà soát các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu theo từng phương tiện để kiểm tra, đối chiếu lại tình hình quản lý thuế trên địa bàn và Người nộp thuế được phân công quản lý thuế, cụ thể:
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận tải là cá nhân: Kiểm tra, rà soát các cá nhân, phương tiện vận tải đã được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu với thông tin quản lý thuế trên địa bàn để thống kê Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế và Người nộp thuế chưa được cấp mã số thuế.
+ Đối với NNT chưa được cấp mã số thuế thì thực hiện quản lý thuế theo quy định, đảm bảo 100% đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải đã được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu cho phương tiện vận tải phải được quản lý thuế; trường hợp không hoạt động thì phải lập hồ sơ đầy đủ để xác định tình trạng hoạt động của Người nộp thuế.
Đối với Người nộp thuế đã được cấp mã số thuế, các Đội Thuế rà soát lại thông tin do Người nộp thuế đã kê khai, đối chiếu với danh sách các phương tiện vận tải đã được cấp phù hiệu để xác định quy mô kinh doanh của Người nộp thuế.
Thực hiện thu thập thông tin về mức độ hoạt động làm căn cứ quản lý thuế, theo đó: Căn cứ danh sách phương tiện vận tải của Người nộp thuế khai thác ở phần mềm “Hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, thực hiện thu thập thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo hướng dẫn tại Công văn số 6213/CT-TTKT1 ngày 24/8/2022 để đánh giá, xác định mức độ hoạt động của từng phương tiện vận tải, đối với Người nộp thuế đã được cấp Mã số thuế: thì kết hợp thông tin từ dữ liệu hóa đơn điện tử đầu vào về dịch vụ thu phí không dừng, hóa đơn xăng dầu làm căn cứ đánh giá mức độ rủi ro về thuế, về hóa đơn để thực hiện ban hành thông báo yêu cầu Người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu làm rõ doanh thu kê khai, mức thuế…điều chỉnh doanh thu khoán theo quy định.
Với đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, doanh nghiệp có hoạt động nhượng quyền thương hiệu:
Căn cứ đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức được Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải, cấp phù hiệu thực hiện rà soát, đánh giá các tổ chức có hoạt động nhượng quyền thương hiệu để yêu cầu Người nộp thuế cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan nhằm xác định rõ đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định.
Các Đội thuế Liên xã phường phân công cán bộ thuế quản lý có trách nhiệm đôn đốc các Tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải nhưng chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế đến trụ sở Đội thuế hoặc Chi cục thuế để được hỗ trợ và hướng dẫn đăng ký kê khai nộp thuế theo quy định.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh vận tải nhưng không chấp hành quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
Đối với hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế quá thời hạn quy định thì bị xử phạt từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng (quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Trường hợp không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không lập hóa đơn khi cung cấp dịch vụ hoặc lập hóa đơn cung cấp dịch vụ sai về số lượng, giá trị dịch vụ để kê khai thuế thấp hơn thực tế thì bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn (quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Trường hợp có liên quan đến các hóa đơn đầu vào, đầu ra, vi phạm về thuế có dấu hiệu tội phạm đã chuyển cơ quan Công an, thực hiện theo những văn bản, kết luận của cơ quan Công an.
Trong quá trình quản lý thuế, thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải, nếu phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan Thuế chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra theo quy định tại Điều 200, 203 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015.
Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa -Đông Sơn tuyên truyền và đề nghị các Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh vận tải thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đúng quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 tạo sự công bằng trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tránh bị xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Thu Hiền – Phú Cường (Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn)