UBND thành phố Thanh Hóa triển khai ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ
Chiều ngày 18/9/2024, UBND thành phố Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ. Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị
Theo bản tin từ Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, hồi 07 giờ ngày 18/9/2024, vị trí tâm Áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h. Từ chiều, đêm ngày 18/9 đến ngày 21/9/2024, ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông lượng từ 70-150mm cá biệt có nơi đạt 200mm.
Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa kết luận hội nghị
Thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; Để chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới, mưa to đến rất to; Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa yêu cầu Trưởng các phòng, ban, đơn vị thành phố, UBND các phường, xã và các đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ:
Đối với UBND các phường, xã: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức huy động nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch nhanh đối với diện tích lúa vụ Thu mùa đã chín từ 70% trở lên với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Chủ động tổ chức rà soát, nạo vét các kênh tiêu, trục tiêu, các điểm ách tắc cục bộ, cửa thoát, hố thu nước trong khu dân cư, khu đô thị, trên các tuyến đường giao thông ngõ, xóm đảm bảo tiêu thoát nước thông suốt trong mùa mưa bão. Chủ động tổ chức rà soát, cắt tỉa cây xanh trên các tuyến đường giao thông ngõ, xóm, khu dân cư có nguy cơ gãy đổ gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân, kịp thời thu dọn giải phóng đường giao thông đối với cây bị gãy đổ, báo cáo UBND thành phố để chở đi xử lý theo quy định. UBND phường Đông Lĩnh khẩn trương cắm biển cảnh báo tại điểm trượt taluy dương rừng phòng hộ Đông Lĩnh để người dân biết đề phòng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá mức độ trượt sạt, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND thành phố để chỉ đạo.
Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố: Tổ chức rà soát các điểm, cột thu phát sóng trên địa bàn đồng thời yêu cầu các nhà mạng viễn thông thường xuyên kiểm tra đánh giá lên phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong suốt mùa mưa bão. Yêu cầu các đơn vị quảng cáo trên địa bàn khẩn trương tổ chức gia cố chằng chống các biển quảng cáo trên địa, tạm thời thông báo cho các đơn vị dừng treo và tổ chức thu gom hệ thống băng zôn, cờ phướn, cơ hồng kỳ tuyên truyền trên các trục đường giao thông.
Ban quản lý các dự án xây dựng thành phố: Đối với các dự án công trình đang thi công yêu cầu nhà thầu thi công dừng thi công và có phương án đảm bảo an toàn cho máy móc và người lao động trên công trường; tổ chức nạo, vét khơi thông, phá bỏ các điểm ách tác, hệ thống đê quai phục phụ thi công đảm bảo thông suốt dòng chảy.
Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố: Khẩn trương kiểm tra, rà soát, thực hiện công tác tiêu thoát nước ngập lụt do mưa lớn, nhất là các khu vực trũng, thấp, các khu vực có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn thành phố; rà soát hệ thống cây xanh đô thị trên các tuyến đường kịp thời phát hiện các cây xanh có nguy cơ gãy, đổ để có biện pháp chặt hạ, di dời, cắt tỉa, giằng chống đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để không ảnh hưởng đến tính mạng con người, tài sản của Nhân dân.
Các Điện lực phục vụ trên địa bàn thành phố: Tổ chức kiểm tra, gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, nghiêng… để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Bố trí con người, vật tư, máy móc để ứng trực, kịp thời xử lý các sự cố về đường dây, hệ thống cột điện và các sự cố khác xảy ra khi mưa bão làm ảnh hưởng; có giải pháp thu hồi kịp thời, cảnh báo an toàn cho người dân, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các Trạm bơm tiêu hoạt động khi có yêu cầu.
Các Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát, vận hành thử các hạng mục công trình đầu mối phục vụ tưới tiêu trên địa bàn đồng thời tranh thủ thời điểm nước sông còn nhỏ tổ chức tiêu kiệt nước đệm tại các vùng trủng thấp có nguy cơ cao bị ngập úng.
Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Thanh Hóa: Tổ chức kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các vật cản ở các hố, cửa thu nước; tiêu thoát nước tại các điểm ngập úng cục bộ trong khu đô thị, tổ chức cắt tỉa cây xanh trên các trục đường giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, chuẩn bị sẵn sàng phương án và tổ chức thu dọn kịp thời cây xanh đô thị bị gãy đổ.
Ban quản lý Khu di tích lịch sử Hàm Rồng: Khẩn trương tổ chức cắt tỉa cây tại các điểm taluy dương của rừng đặc dụng Hàm Rồng theo chỉ đạo của Thường trực thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch thành phố tăng cường thời lượng phát sóng các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của áp thấp nhiệt đới và các công điện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để mọi người dân biết có các biện pháp chủ động phòng tránh, ứng phó.
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị cập nhật chuyên đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
20/12/2024 00:00:00 -
LĐLĐ thành phố Thanh Hóa tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn năm 2024
19/12/2024 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00 -
Bài phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh tại lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, công bố NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về nhập huyện Đông Sơn vào thành phố Thanh Hóa
18/12/2024 00:00:00
UBND thành phố Thanh Hóa triển khai ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ
Chiều ngày 18/9/2024, UBND thành phố Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp ứng phó với Áp thấp nhiệt đới và mưa lũ. Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị
Theo bản tin từ Đài khí tượng thủy văn Thanh Hóa, hồi 07 giờ ngày 18/9/2024, vị trí tâm Áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220 km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm Áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h. Từ chiều, đêm ngày 18/9 đến ngày 21/9/2024, ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông lượng từ 70-150mm cá biệt có nơi đạt 200mm.
Đồng chí Trần Anh Chung – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa kết luận hội nghị
Thực hiện Công điện số 21/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão; Để chủ động ứng phó với Áp thấp nhiệt đới, mưa to đến rất to; Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa yêu cầu Trưởng các phòng, ban, đơn vị thành phố, UBND các phường, xã và các đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ:
Đối với UBND các phường, xã: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi tổ chức huy động nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch nhanh đối với diện tích lúa vụ Thu mùa đã chín từ 70% trở lên với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Chủ động tổ chức rà soát, nạo vét các kênh tiêu, trục tiêu, các điểm ách tắc cục bộ, cửa thoát, hố thu nước trong khu dân cư, khu đô thị, trên các tuyến đường giao thông ngõ, xóm đảm bảo tiêu thoát nước thông suốt trong mùa mưa bão. Chủ động tổ chức rà soát, cắt tỉa cây xanh trên các tuyến đường giao thông ngõ, xóm, khu dân cư có nguy cơ gãy đổ gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người dân, kịp thời thu dọn giải phóng đường giao thông đối với cây bị gãy đổ, báo cáo UBND thành phố để chở đi xử lý theo quy định. UBND phường Đông Lĩnh khẩn trương cắm biển cảnh báo tại điểm trượt taluy dương rừng phòng hộ Đông Lĩnh để người dân biết đề phòng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá mức độ trượt sạt, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND thành phố để chỉ đạo.
Phòng Văn hóa - Thông tin thành phố: Tổ chức rà soát các điểm, cột thu phát sóng trên địa bàn đồng thời yêu cầu các nhà mạng viễn thông thường xuyên kiểm tra đánh giá lên phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong suốt mùa mưa bão. Yêu cầu các đơn vị quảng cáo trên địa bàn khẩn trương tổ chức gia cố chằng chống các biển quảng cáo trên địa, tạm thời thông báo cho các đơn vị dừng treo và tổ chức thu gom hệ thống băng zôn, cờ phướn, cơ hồng kỳ tuyên truyền trên các trục đường giao thông.
Ban quản lý các dự án xây dựng thành phố: Đối với các dự án công trình đang thi công yêu cầu nhà thầu thi công dừng thi công và có phương án đảm bảo an toàn cho máy móc và người lao động trên công trường; tổ chức nạo, vét khơi thông, phá bỏ các điểm ách tác, hệ thống đê quai phục phụ thi công đảm bảo thông suốt dòng chảy.
Đội kiểm tra quy tắc đô thị thành phố: Khẩn trương kiểm tra, rà soát, thực hiện công tác tiêu thoát nước ngập lụt do mưa lớn, nhất là các khu vực trũng, thấp, các khu vực có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn thành phố; rà soát hệ thống cây xanh đô thị trên các tuyến đường kịp thời phát hiện các cây xanh có nguy cơ gãy, đổ để có biện pháp chặt hạ, di dời, cắt tỉa, giằng chống đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để không ảnh hưởng đến tính mạng con người, tài sản của Nhân dân.
Các Điện lực phục vụ trên địa bàn thành phố: Tổ chức kiểm tra, gia cường, giằng chống đối với các trường hợp không đảm bảo chất lượng, nghiêng… để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Bố trí con người, vật tư, máy móc để ứng trực, kịp thời xử lý các sự cố về đường dây, hệ thống cột điện và các sự cố khác xảy ra khi mưa bão làm ảnh hưởng; có giải pháp thu hồi kịp thời, cảnh báo an toàn cho người dân, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các Trạm bơm tiêu hoạt động khi có yêu cầu.
Các Chi nhánh khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát, vận hành thử các hạng mục công trình đầu mối phục vụ tưới tiêu trên địa bàn đồng thời tranh thủ thời điểm nước sông còn nhỏ tổ chức tiêu kiệt nước đệm tại các vùng trủng thấp có nguy cơ cao bị ngập úng.
Công ty cổ phần Môi trường và đô thị Thanh Hóa: Tổ chức kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các vật cản ở các hố, cửa thu nước; tiêu thoát nước tại các điểm ngập úng cục bộ trong khu đô thị, tổ chức cắt tỉa cây xanh trên các trục đường giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông, chuẩn bị sẵn sàng phương án và tổ chức thu dọn kịp thời cây xanh đô thị bị gãy đổ.
Ban quản lý Khu di tích lịch sử Hàm Rồng: Khẩn trương tổ chức cắt tỉa cây tại các điểm taluy dương của rừng đặc dụng Hàm Rồng theo chỉ đạo của Thường trực thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa.
Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể thao và Du lịch thành phố tăng cường thời lượng phát sóng các bản tin dự báo, cảnh báo về diễn biến của áp thấp nhiệt đới và các công điện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để mọi người dân biết có các biện pháp chủ động phòng tránh, ứng phó.