Chuyển đổi số ở Thanh Hóa tiết kiệm được hơn 60 tỷ đồng chi phí hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa vừa có báo cáo đề án chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến độ 3, mức độ 4.
Đến nay, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện đạt 94,77% (toàn quốc 86,5%); cung cấp dịch vụ công mức độ 3 đạt tỷ lệ 89,52%, mức độ 4 đạt 83,70%.
Lãnh đạo Sở TT&TT kiểm tra hoạt động hệ thống thông tin tại Trung tâm An ninh mạng và An ninh dữ liệu của tỉnh
Thanh Hóa đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 60 tỷ đồng chi phí hành chính (đến thời điểm hiện tại), của các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỉnh hiện đang cung cấp 831 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, trong đó đã tích hợp 703 dịch vụ công trực tuyến lên trên Cổng dịch vụ công quốc gia.Thanh Hoá là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất trong cả nước với 348 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.
Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh
Theo ông Quyết, để chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có sự vào cuộc và hành động đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành.
Thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai các bước theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Quyết tâm thực hiện hiệu quả, đồng bộ 3 trụ cột của chuyển đổi số đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh
Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 1 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%…
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
HĐND thành phố tổ chức kỳ họp thứ 2 thông qua nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm 2025
09/01/2025 00:00:00 -
Thành phố Thanh Hóa gặp mặt các cơ quan báo chí Xuân Ất Tỵ 2025
09/01/2025 00:00:00 -
Hướng dẫn: Đăng ký, Đăng nhập tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công
09/01/2025 00:00:00 -
TP Thanh Hóa: Chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thành công đại hội đảng các cấp
08/01/2025 00:00:00
Chuyển đổi số ở Thanh Hóa tiết kiệm được hơn 60 tỷ đồng chi phí hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa vừa có báo cáo đề án chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020 - 2021, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.
Sở TT&TT đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị xây dựng kế hoạch đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến độ 3, mức độ 4.
Đến nay, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện đạt 94,77% (toàn quốc 86,5%); cung cấp dịch vụ công mức độ 3 đạt tỷ lệ 89,52%, mức độ 4 đạt 83,70%.
Lãnh đạo Sở TT&TT kiểm tra hoạt động hệ thống thông tin tại Trung tâm An ninh mạng và An ninh dữ liệu của tỉnh
Thanh Hóa đã trở thành một trong những tỉnh nằm trong top đầu của cả nước triển khai hiệu quả xử lý văn bản trên môi trường điện tử và chữ ký số, mỗi năm tiết kiệm trên 60 tỷ đồng chi phí hành chính (đến thời điểm hiện tại), của các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, tỉnh cũng đang triển khai hiệu quả hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỉnh hiện đang cung cấp 831 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, trong đó đã tích hợp 703 dịch vụ công trực tuyến lên trên Cổng dịch vụ công quốc gia.Thanh Hoá là tỉnh có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến thuộc diện lớn nhất trong cả nước với 348 điểm cầu tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã.
Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh
Theo ông Quyết, để chuyển đổi số thành công, trước hết cần phải có sự vào cuộc và hành động đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành.
Thời gian tới, Sở TT&TT sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong vai trò dẫn dắt quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai các bước theo đúng kế hoạch, lộ trình đã đề ra. Quyết tâm thực hiện hiệu quả, đồng bộ 3 trụ cột của chuyển đổi số đó là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Cán bộ chuyên môn theo dõi, giám sát an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh
Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ, tiện ích từ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số chiếm 20% GRDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 1 doanh nghiệp công nghệ số/1000 dân, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại di động thông minh, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên đạt 50%…
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa