Chợ truyền thống thành phố Thanh Hóa bắt nhịp với chuyển đổi số
Việc áp dụng công nghệ, số hóa trong thanh toán, bán hàng tại các chợ truyền thống ở thành phố Thanh Hóa thừoi gian qua đã vừa thúc đẩy kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.
Kinh doanh các sản phẩm quần áo tại chợ Tây Thành nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Trước đây, đa số khách trả tiền mặt hoặc khi khách chuyển khoản, tôi thường đọc số tài khoản nhưng khoảng hơn 1 năm nay, tôi đã sử dụng mã quét QR để thanh toán. Hiện nay, hầu như quầy hàng nào cũng có bảng mã QR, thậm chí một quầy còn có 2 – 3 mã của các ngân hàng. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và ngày càng nhiều khách hàng thanh toán theo hình thức này”.
Đoàn thanh niên phường Đông Hương phối hợp với ngân hàng TPBank và Ban quản lý chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương triển khai mô hình chợ 4.0 tại chợ đầu mối Đông Hương.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Trưởng ban Quản lý chợ đầu mối thực phẩm Đông Hương cho biết: “Đến nay gần 100% tiểu thương kinh doanh tại chợ có mã QR để khách hàng chuyển khoản khi thanh toán. Về phía ban quản lý chợ, chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền với tiểu thương về công tác chuyển đổi số, mô hình chợ 4.0, phối hợp với các đơn vị để từng bước số hóa hoạt động kinh doanh, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số”.
Là khách hàng thường mua sắm tại chợ đầu mối Đông Hương, chị Nguyễn Lan Phương, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Các quầy hàng có mã QR để thanh toán rất thuận lợi đối với người mua. Khi đi chợ, tôi không cần phải cầm tiền, lấy lại tiền thừa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, hợp vệ sinh và an toàn cho khách hàng”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay nhiều Ngân hàng đã hỗ trợ tạo bảng và mã quét để tiểu thương và người dân sử dụng quét QR trong thanh toán. Điều này đã mang lại nhiều tiện ích như giảm rủi ro tiền giả, tiền rách, dễ dàng quản lý tiền bạc, thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đối với cả người bán và người mua. Cùng với thay đổi hình thức thanh toán, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở thành phố Thanh Hóa đã nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán hàng để thúc đẩy kinh doanh. Theo xu hướng phát triển của công nghệ, tiểu thương và người dân phải tự làm mới mình để bán hàng tốt hơn. Ngoài bán trực tiếp ở chợ, tiểu thương các chợ thường xuyên đăng các mẫu sản phẩm mới trên trang facebook để khách hàng tham khảo. Lượng khách tương tác qua kênh này khá đông, có những khách hàng sẽ đặt mua luôn và cũng có những khách sẽ đến quầy xem hàng để chọn.
Có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh, tạo điều kiện để tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn. Đây cũng là cách để tiểu thương thu hút, giữ khách hàng trong bối cảnh chợ truyền thống đang phải cạnh tranh khốc liệt với các hình thức kinh doanh khác.
Việc ứng dụng số hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bán, người mua và đưa chợ truyền thống trở nên hiện đại, tiện lợi hơn. Hiện nay, ở hầu hết các chợ, tiểu thương đã ứng dụng số hóa vào hoat động kinh doanh như thanh toán không dùng tiền mặt; khai thác thế mạnh online để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
18/12/2024 00:00:00 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
15/12/2024 00:00:00 -
Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần bảo đảm an sinh xã hội
10/12/2024 00:00:00
Chợ truyền thống thành phố Thanh Hóa bắt nhịp với chuyển đổi số
Việc áp dụng công nghệ, số hóa trong thanh toán, bán hàng tại các chợ truyền thống ở thành phố Thanh Hóa thừoi gian qua đã vừa thúc đẩy kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.
Kinh doanh các sản phẩm quần áo tại chợ Tây Thành nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Trước đây, đa số khách trả tiền mặt hoặc khi khách chuyển khoản, tôi thường đọc số tài khoản nhưng khoảng hơn 1 năm nay, tôi đã sử dụng mã quét QR để thanh toán. Hiện nay, hầu như quầy hàng nào cũng có bảng mã QR, thậm chí một quầy còn có 2 – 3 mã của các ngân hàng. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và ngày càng nhiều khách hàng thanh toán theo hình thức này”.
Đoàn thanh niên phường Đông Hương phối hợp với ngân hàng TPBank và Ban quản lý chợ đầu mối rau quả thực phẩm Đông Hương triển khai mô hình chợ 4.0 tại chợ đầu mối Đông Hương.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng – Trưởng ban Quản lý chợ đầu mối thực phẩm Đông Hương cho biết: “Đến nay gần 100% tiểu thương kinh doanh tại chợ có mã QR để khách hàng chuyển khoản khi thanh toán. Về phía ban quản lý chợ, chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền với tiểu thương về công tác chuyển đổi số, mô hình chợ 4.0, phối hợp với các đơn vị để từng bước số hóa hoạt động kinh doanh, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số”.
Là khách hàng thường mua sắm tại chợ đầu mối Đông Hương, chị Nguyễn Lan Phương, huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Các quầy hàng có mã QR để thanh toán rất thuận lợi đối với người mua. Khi đi chợ, tôi không cần phải cầm tiền, lấy lại tiền thừa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, hợp vệ sinh và an toàn cho khách hàng”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay nhiều Ngân hàng đã hỗ trợ tạo bảng và mã quét để tiểu thương và người dân sử dụng quét QR trong thanh toán. Điều này đã mang lại nhiều tiện ích như giảm rủi ro tiền giả, tiền rách, dễ dàng quản lý tiền bạc, thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đối với cả người bán và người mua. Cùng với thay đổi hình thức thanh toán, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở thành phố Thanh Hóa đã nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán hàng để thúc đẩy kinh doanh. Theo xu hướng phát triển của công nghệ, tiểu thương và người dân phải tự làm mới mình để bán hàng tốt hơn. Ngoài bán trực tiếp ở chợ, tiểu thương các chợ thường xuyên đăng các mẫu sản phẩm mới trên trang facebook để khách hàng tham khảo. Lượng khách tương tác qua kênh này khá đông, có những khách hàng sẽ đặt mua luôn và cũng có những khách sẽ đến quầy xem hàng để chọn.
Có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh, tạo điều kiện để tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn. Đây cũng là cách để tiểu thương thu hút, giữ khách hàng trong bối cảnh chợ truyền thống đang phải cạnh tranh khốc liệt với các hình thức kinh doanh khác.
Việc ứng dụng số hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bán, người mua và đưa chợ truyền thống trở nên hiện đại, tiện lợi hơn. Hiện nay, ở hầu hết các chợ, tiểu thương đã ứng dụng số hóa vào hoat động kinh doanh như thanh toán không dùng tiền mặt; khai thác thế mạnh online để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội.
Thu Hiền