Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2022
Sáng 25/12, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) năm 2022 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.
Điểm cầu Hội nghị trực tuyến UBND thành phố Thanh Hóa.
Tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa có đồng chí Phạm Thị Việt Nga – UV BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Trưởng các phòng, ban, ngành thành phố; các đồng chí lãnh đạo phường, xã; thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg thành phố Thanh Hóa; thành viên Ban chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Thanh Hóa; thành viên Tổ giúp việc triển khai Đề án 06 của thành phố; tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 phường, xã…
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa.
Thực hiện Đề án 06, qua một năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản có tính chất nền tảng đã đạt (năm 2022, đã hoàn thành 11/22 mục tiêu, đang tập trung triển khai 13/22 mục tiêu. Đối với 89 nhiệm vụ cụ thể của Đề án, đến nay đã hoàn thành 47 nhiệm vụ, đang thực hiện 34 nhiệm vụ).
Năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện đồng loạt và hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện các dịch vụ công, đến ngày 21/12/2022, cả nước có 154.840.409 hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên cổng dịch vụ công quốc gia (tăng 56.679.044 hồ sơ so với tháng 01/2022). Trong đó, có 6.519.773 hồ sơ trực tuyến (tăng 3.707.816 hồ sơ so với thời điểm chưa triển khai Đề án 06).
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa.
Đặc biệt, đối với 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ trực tuyến đạt cao: xác nhận chứng minh nhân dân đạt 100%, thông báo lưu trú 98,3%...Đã tích hợp VNEID trên cổng dịch vụ công quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng nhập, khắc phục tình trạng không có số điện thoại chính chủ. Tiết kiệm cho nhà nước 2.047 tỷ đồng nhờ tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, giải quyết, hạn chế kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực. Cắt giảm dần cán bộ tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”…
Với những kết quả đạt được, hội nghị tập trung đánh giá những thành tựu và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới; hội nghị rút ra 06 bài học kinh nghiệm. Trong đó, bài học kinh nghiệm về quyết tâm chính trị, nhận thức và xác định tầm quan trọng, tính cấp bách của Đề án 06; đó là có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ phận chuyên môn, trực thuộc Chính phủ.
Hội nghị đã thống nhất đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; ngoài những công việc theo lộ trình Đề án 06, cần tập trung khắc phục những “điểm nghẽn" của năm 2022.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố, thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Tổ công tác Đề á 06 của tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện các nhiệm vụ đối với các nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội.
Từ kết quả đạt được qua 01 năm thực hiện Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: người đứng đầu các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Người đứng đầu các địa phương vào cuộc tích cực hơn nữa, ban hành các chỉ thị, nghị quyết để triển khai thực hiện; có cơ chế kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở; các cấp, các ngành, địa phương cần nâng cao trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nội dung của đề án, đẩy mạnh lộ trình thực hiện Đề án 06 năm 2023 và các năm tiếp theo.
Thùy Dung
Tin cùng chuyên mục
-
Tạo thuận lợi cho người dùng khi cập nhật sinh trắc học
22/12/2024 00:00:00 -
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
18/12/2024 00:00:00 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp
15/12/2024 00:00:00 -
Đẩy mạnh chuyển đổi số góp phần bảo đảm an sinh xã hội
10/12/2024 00:00:00
Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2022
Sáng 25/12, tại Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình kết quả triển khai thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) năm 2022 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia năm 2022.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06
Tham dự hội nghị có các đồng chí: Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.
Điểm cầu Hội nghị trực tuyến UBND thành phố Thanh Hóa.
Tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa có đồng chí Phạm Thị Việt Nga – UV BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; Trưởng các phòng, ban, ngành thành phố; các đồng chí lãnh đạo phường, xã; thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg thành phố Thanh Hóa; thành viên Ban chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Thanh Hóa; thành viên Tổ giúp việc triển khai Đề án 06 của thành phố; tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 phường, xã…
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa.
Thực hiện Đề án 06, qua một năm triển khai thực hiện, các mục tiêu cơ bản có tính chất nền tảng đã đạt (năm 2022, đã hoàn thành 11/22 mục tiêu, đang tập trung triển khai 13/22 mục tiêu. Đối với 89 nhiệm vụ cụ thể của Đề án, đến nay đã hoàn thành 47 nhiệm vụ, đang thực hiện 34 nhiệm vụ).
Năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương tùy theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện đồng loạt và hiệu quả. Đặc biệt, thực hiện các dịch vụ công, đến ngày 21/12/2022, cả nước có 154.840.409 hồ sơ đồng bộ trạng thái xử lý trên cổng dịch vụ công quốc gia (tăng 56.679.044 hồ sơ so với tháng 01/2022). Trong đó, có 6.519.773 hồ sơ trực tuyến (tăng 3.707.816 hồ sơ so với thời điểm chưa triển khai Đề án 06).
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu UBND thành phố Thanh Hóa.
Đặc biệt, đối với 25 dịch vụ công thiết yếu thực hiện trên môi trường điện tử, một số dịch vụ trực tuyến đạt cao: xác nhận chứng minh nhân dân đạt 100%, thông báo lưu trú 98,3%...Đã tích hợp VNEID trên cổng dịch vụ công quốc gia đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân đăng nhập, khắc phục tình trạng không có số điện thoại chính chủ. Tiết kiệm cho nhà nước 2.047 tỷ đồng nhờ tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, giải quyết, hạn chế kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực. Cắt giảm dần cán bộ tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng “tham nhũng vặt”…
Với những kết quả đạt được, hội nghị tập trung đánh giá những thành tựu và những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới; hội nghị rút ra 06 bài học kinh nghiệm. Trong đó, bài học kinh nghiệm về quyết tâm chính trị, nhận thức và xác định tầm quan trọng, tính cấp bách của Đề án 06; đó là có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ phận chuyên môn, trực thuộc Chính phủ.
Hội nghị đã thống nhất đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023; ngoài những công việc theo lộ trình Đề án 06, cần tập trung khắc phục những “điểm nghẽn" của năm 2022.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố, thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Tổ công tác Đề á 06 của tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh. Các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện các nhiệm vụ đối với các nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhóm tiện ích phát triển kinh tế - xã hội.
Từ kết quả đạt được qua 01 năm thực hiện Đề án 06, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: người đứng đầu các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06 với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Người đứng đầu các địa phương vào cuộc tích cực hơn nữa, ban hành các chỉ thị, nghị quyết để triển khai thực hiện; có cơ chế kiểm tra, giám sát để hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho cấp cơ sở; các cấp, các ngành, địa phương cần nâng cao trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nội dung của đề án, đẩy mạnh lộ trình thực hiện Đề án 06 năm 2023 và các năm tiếp theo.
Thùy Dung