Để du lịch thành phố Thanh Hoá phát triển toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập
Cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch tỉnh Thanh Hoá nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng đã và đang được đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động; thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, hợp tác, giao lưu văn hóa.
Tiết mục văn nghệ tại chương trình điểm hẹn cuối tuần tại Công viên Hội an.
Đối với thành phố Thanh Hoá, cùng với việc duy trì hoạt động văn hóa tại Công viên Hội An trong các ngày lễ, Tết thì thành phố đã hình thành được chương trình văn nghệ “điểm hẹn cuối tuần”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ phát triển du lịch của TP Thanh Hóa quý I năm 2024 theo kế hoạch phối hợp giữa Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP Thanh Hoá. Chương trình nghệ thuật tối thứ bảy hằng tuần, với chủ đề “Điểm hẹn cuối tuần” đã đem đến những đêm diễn mới lạ, hấp dẫn đông đảo Nhân dân và du khách. Cùng với chương trình nghệ thuật, Hiệp hội doanh nhân nữ tỉnh tổ chức các gian hàng ẩm thực và sản phẩm OCOP trong khuôn viên Công viên Hội An vào ngày cuối tuần để phục vụ Nhân dân và du khách thưởng ngoạn, mua sắm. Với chuỗi các hoạt động văn hóa, trưng bảy, giới thiệu sản phẩm OCOP, Công viên Hội An trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng quen thuộc của Nhân dân và du khách. Đồng thời, thúc đẩy mô hình kinh tế đêm, tạo ra sản phẩm du lịch mới, từ đó góp phần phát triển thương mại, dịch vụ, tạo môi trường du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực của Nhân dân và du khách khi đến với TP Thanh Hóa.
Phố đi bộ Phan Chu Trinh.
Cùng với chuỗi các hoạt động về chương trình điểm hẹn cuối tuần tại Công viên Hội an trong quý 1. Bước sang quý 2, ngày 28/6 vừa qua, thành phố Thanh Hoá đã chính thức đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ đầu tiên trênđịa bàn tỉnh Thanh Hoá. Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn gồm 4 không gian. Không gian thứ nhất: Quảng trường Lam Sơn là khu vực trung tâm, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, âm nhạc, thể thao, trình diễn thời trang, các trò chơi, trò diễn dân gian, nghệ thuật đường phố...
Không gian thứ hai gồm các tuyến phố Lý Nhân Tông, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đôn Tiết (trong đó tuyến phố Lý Nhân Tông trang trí theo chủ đề không gian nón lá; tuyến phố Hồ Xuân Hương theo chủ đề không gian Hội An; tuyến phố Nguyễn Đôn Tiết theo chủ đề không gian sắc màu).
Không gian thứ ba: một phần tuyến đường Phan Chu Trinh là không gian trung tâm của phố đi bộ, giới thiệu các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, đá quý, đá phong thủy... và các sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
Không gian thứ tư: Khu vui chơi trẻ em, ki ốt bán đồ ăn nhanh, nước giải khát, tại khu vực đài phun nước phía Tây Quảng trường Lam Sơn và tháp đồng hồ. Phố đi bộ tổ chức vào các tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần và các ngày lễ lớn trong năm (không tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán).
Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn được kỳ vọng trở thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời tạo ra không gian, môi trường phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thương mại - dịch vụ, góp phần quảng bá giá trị văn hóa truyền thống, văn minh đô thị của TP Thanh Hóa.
Thời gian tới, ngành Du lịch tỉnh nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “liên kết chặt chẽ - phối hợp nhịp nhàng - hợp tác sâu rộng - bao trùm toàn diện - hiệu quả bền vững”. Trong đó chú trọng quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành Du lịch. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành Du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch. Tập trung phát triển du lịch xanh, du lịch số. Đẩy mạnh liên kết vùng để hình thành động lực tăng trưởng du lịch; hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn; phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch tại các khu vực tập trung đông khách du lịch. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển du lịch bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Chào năm mới - 2025”
01/01/2025 00:00:00 -
Nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn tại phố đi bộ Phan Chu Trinh và Văn hóa Quảng Trường Lam Sơn
04/08/2024 00:00:00 -
Để du lịch thành phố Thanh Hoá phát triển toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập
11/07/2024 00:00:00 -
TP Thanh Hóa rút kinh nghiệm tổ chức Phố đi bộ Phan Chu Trinh và Không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn
09/07/2024 00:00:00
Để du lịch thành phố Thanh Hoá phát triển toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập
Cùng với các địa phương trong cả nước, du lịch tỉnh Thanh Hoá nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng đã và đang được đầu tư phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động; thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, hợp tác, giao lưu văn hóa.
Tiết mục văn nghệ tại chương trình điểm hẹn cuối tuần tại Công viên Hội an.
Đối với thành phố Thanh Hoá, cùng với việc duy trì hoạt động văn hóa tại Công viên Hội An trong các ngày lễ, Tết thì thành phố đã hình thành được chương trình văn nghệ “điểm hẹn cuối tuần”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động phục vụ phát triển du lịch của TP Thanh Hóa quý I năm 2024 theo kế hoạch phối hợp giữa Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP Thanh Hoá. Chương trình nghệ thuật tối thứ bảy hằng tuần, với chủ đề “Điểm hẹn cuối tuần” đã đem đến những đêm diễn mới lạ, hấp dẫn đông đảo Nhân dân và du khách. Cùng với chương trình nghệ thuật, Hiệp hội doanh nhân nữ tỉnh tổ chức các gian hàng ẩm thực và sản phẩm OCOP trong khuôn viên Công viên Hội An vào ngày cuối tuần để phục vụ Nhân dân và du khách thưởng ngoạn, mua sắm. Với chuỗi các hoạt động văn hóa, trưng bảy, giới thiệu sản phẩm OCOP, Công viên Hội An trở thành địa điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng quen thuộc của Nhân dân và du khách. Đồng thời, thúc đẩy mô hình kinh tế đêm, tạo ra sản phẩm du lịch mới, từ đó góp phần phát triển thương mại, dịch vụ, tạo môi trường du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, mua sắm, thưởng thức ẩm thực của Nhân dân và du khách khi đến với TP Thanh Hóa.
Phố đi bộ Phan Chu Trinh.
Cùng với chuỗi các hoạt động về chương trình điểm hẹn cuối tuần tại Công viên Hội an trong quý 1. Bước sang quý 2, ngày 28/6 vừa qua, thành phố Thanh Hoá đã chính thức đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ đầu tiên trênđịa bàn tỉnh Thanh Hoá. Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn gồm 4 không gian. Không gian thứ nhất: Quảng trường Lam Sơn là khu vực trung tâm, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, âm nhạc, thể thao, trình diễn thời trang, các trò chơi, trò diễn dân gian, nghệ thuật đường phố...
Không gian thứ hai gồm các tuyến phố Lý Nhân Tông, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Đôn Tiết (trong đó tuyến phố Lý Nhân Tông trang trí theo chủ đề không gian nón lá; tuyến phố Hồ Xuân Hương theo chủ đề không gian Hội An; tuyến phố Nguyễn Đôn Tiết theo chủ đề không gian sắc màu).
Không gian thứ ba: một phần tuyến đường Phan Chu Trinh là không gian trung tâm của phố đi bộ, giới thiệu các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, đá quý, đá phong thủy... và các sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
Không gian thứ tư: Khu vui chơi trẻ em, ki ốt bán đồ ăn nhanh, nước giải khát, tại khu vực đài phun nước phía Tây Quảng trường Lam Sơn và tháp đồng hồ. Phố đi bộ tổ chức vào các tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần và các ngày lễ lớn trong năm (không tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán).
Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn được kỳ vọng trở thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời tạo ra không gian, môi trường phát triển các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thương mại - dịch vụ, góp phần quảng bá giá trị văn hóa truyền thống, văn minh đô thị của TP Thanh Hóa.
Thời gian tới, ngành Du lịch tỉnh nói chung và thành phố Thanh Hoá nói riêng tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “liên kết chặt chẽ - phối hợp nhịp nhàng - hợp tác sâu rộng - bao trùm toàn diện - hiệu quả bền vững”. Trong đó chú trọng quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành Du lịch. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng đầu vào của ngành Du lịch, hình thành chuỗi giá trị du lịch, liên kết du lịch. Tập trung phát triển du lịch xanh, du lịch số. Đẩy mạnh liên kết vùng để hình thành động lực tăng trưởng du lịch; hình thành sản phẩm, chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh; hợp tác chặt chẽ trong đầu tư, phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá và triển khai các chiến dịch kích cầu du lịch. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kinh doanh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn; phát triển đa dạng các dịch vụ, sản phẩm du lịch tại các khu vực tập trung đông khách du lịch. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa bản địa đặc sắc, cảnh quan tự nhiên độc đáo cho phát triển du lịch bền vững. Bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích sự tham gia của người dân, doanh nghiệp trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện, mến khách.
Thu Hiền