Không gian mới lạ thu hút người dân thành phố Thanh Hóa về đêm
Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn chính thức đi vào hoạt động đã trở thành một không gian độc đáo, mới lạ, tạo điểm nhấn về văn hóa- xã hội tại thành phố Thanh Hóa. Địa điểm này đã góp phần giới thiệu, quảng bá các nét đẹp văn hóa truyền thống, cùng với đó là văn hóa ẩm thực xứ Thanh và các sản phẩm OCOP, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh... tới đông đảo nhân dân và du khách. Đây cũng chính là điểm đến để người dân, du khách tận hưởng bầu không khí trong lành, mua sắm, ăn uống và thưởng thức nghệ thuật đường phố, ngắm nhìn khung cảnh về đêm của thành phố Thanh Hoá.
Sau 2 đêm tổ chức thành công vào thứ 6 và thứ 7 vừa qua, phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn đã thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách đến trải nghiệm. Xung quanh khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh là các di tích lịch sử, công trình văn hóa như đền Thiên tiên thần nữ - nơi gắn với sự kiện vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh; Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn quy mô và hiện đại, là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của tỉnh và thành phố; Quảng trường Lam Sơn thoáng mát, không gian rộng, sân khấu hoành tráng, đài phun nước nhiều màu sắc, hệ thống điện chiếu sáng lung linh về đêm, tháp đồng hồ ASIA, vườn hoa, cây cảnh đẹp, tạo nên một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh. Bên cạnh là công viên cây xanh, Công viên Hồ Thành và ga Thanh Hóa. Nơi đây còn có các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt, có lộ trình kết nối với tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh để thu hút lượng khách lớn từ các huyện lân cận đến với thành phố. Nằm ở khu vực trung tâm của thành phố, nơi đây có mạng lưới giao thông thuận lợi, bảo đảm việc đi lại, phân luồng giao thông và bố trí các điểm dừng, đỗ xe cho nhân dân và du khách.
Có mặt tại quảng trường Lam Sơn vào tối thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, tại Khu vực sân khấu chính và toàn bộ đường lát đá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hoạt động văn hóa, âm nhạc, thể thao, trình diễn thời trang, các trò chơi, trò diễn dân gian, nghệ thuật đường phố... và trải nghiệm các gian hàng mang tính văn hóa nghệ thuật như nặn tò he, ký họa chân dung, tô tượng... Đến với không gian nón lá tuyến phố Lý Nhân Tông, du khách sẽ được check-in với dàn đèn lồng trang trí rực rỡ sắc màu và tham quan, mua sắm đồ lưu niệm, sách báo các loại tại không gian Hội An dọc tuyến đường Hồ Xuân Hương. Rời không gian nón lá để bước chân vào không gian sắc màu huyền bí tại phố Nguyễn Đôn Tiết, du khách được tự do chụp ảnh với màn trang trí điện bắt mắt, sáng rực cả một góc quảng trường và thỏa sức thưởng thức các món ăn nhanh, đồ uống yêu thích.
Cách đó không xa, tại một phần tuyến đường Phan Chu Trinh là không giant rung tâm của phố đi bộ, du khách sẽ được tham quan 60 ki ốt di động giới thiệu các tác phẩm mỹ nghệ, điêu khắc, sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, thủ công truyền thống, đá quý, đá phong thủy … và các ki ốt bán các loại hàng đa dạng phục vụ Nhân dân như: quần áo, giầy dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, sản phẩm ocop… Khu vực cạnh đài phun nước và trước tháp đồng hồ phía Tây Quảng Trường là không gian vui chơi giành cho trẻ em; bố trí 10 ki ốt bán đồ ăn nhanh, nước giải khát phục vụ trẻ em và du khách.
Tuyến phố đi bộ đầu tiên tại thành phố Thanh Hóa đã phát huy tối đa tiềm năng các giá trị văn hóa, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, hạn chế được các hoạt động kinh doanh, buôn bán tự do gây mất mỹ quan đô thị, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị thành phố Thanh Hóa và góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Phố đi bộ được kỳ vọng trở thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Phạm Xuân
Tin cùng chuyên mục
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Chào năm mới - 2025”
01/01/2025 00:00:00 -
Nhiều chương trình văn nghệ hấp dẫn tại phố đi bộ Phan Chu Trinh và Văn hóa Quảng Trường Lam Sơn
04/08/2024 00:00:00 -
Để du lịch thành phố Thanh Hoá phát triển toàn diện, bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập
11/07/2024 00:00:00 -
TP Thanh Hóa rút kinh nghiệm tổ chức Phố đi bộ Phan Chu Trinh và Không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn
09/07/2024 00:00:00
Không gian mới lạ thu hút người dân thành phố Thanh Hóa về đêm
Phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa Quảng trường Lam Sơn chính thức đi vào hoạt động đã trở thành một không gian độc đáo, mới lạ, tạo điểm nhấn về văn hóa- xã hội tại thành phố Thanh Hóa. Địa điểm này đã góp phần giới thiệu, quảng bá các nét đẹp văn hóa truyền thống, cùng với đó là văn hóa ẩm thực xứ Thanh và các sản phẩm OCOP, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh... tới đông đảo nhân dân và du khách. Đây cũng chính là điểm đến để người dân, du khách tận hưởng bầu không khí trong lành, mua sắm, ăn uống và thưởng thức nghệ thuật đường phố, ngắm nhìn khung cảnh về đêm của thành phố Thanh Hoá.
Sau 2 đêm tổ chức thành công vào thứ 6 và thứ 7 vừa qua, phố đi bộ Phan Chu Trinh và không gian văn hóa quảng trường Lam Sơn đã thu hút hàng chục nghìn người dân và du khách đến trải nghiệm. Xung quanh khu vực tổ chức tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh là các di tích lịch sử, công trình văn hóa như đền Thiên tiên thần nữ - nơi gắn với sự kiện vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh; Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn quy mô và hiện đại, là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của tỉnh và thành phố; Quảng trường Lam Sơn thoáng mát, không gian rộng, sân khấu hoành tráng, đài phun nước nhiều màu sắc, hệ thống điện chiếu sáng lung linh về đêm, tháp đồng hồ ASIA, vườn hoa, cây cảnh đẹp, tạo nên một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh. Bên cạnh là công viên cây xanh, Công viên Hồ Thành và ga Thanh Hóa. Nơi đây còn có các tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt, có lộ trình kết nối với tuyến phố đi bộ Phan Chu Trinh để thu hút lượng khách lớn từ các huyện lân cận đến với thành phố. Nằm ở khu vực trung tâm của thành phố, nơi đây có mạng lưới giao thông thuận lợi, bảo đảm việc đi lại, phân luồng giao thông và bố trí các điểm dừng, đỗ xe cho nhân dân và du khách.
Có mặt tại quảng trường Lam Sơn vào tối thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, tại Khu vực sân khấu chính và toàn bộ đường lát đá, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các hoạt động văn hóa, âm nhạc, thể thao, trình diễn thời trang, các trò chơi, trò diễn dân gian, nghệ thuật đường phố... và trải nghiệm các gian hàng mang tính văn hóa nghệ thuật như nặn tò he, ký họa chân dung, tô tượng... Đến với không gian nón lá tuyến phố Lý Nhân Tông, du khách sẽ được check-in với dàn đèn lồng trang trí rực rỡ sắc màu và tham quan, mua sắm đồ lưu niệm, sách báo các loại tại không gian Hội An dọc tuyến đường Hồ Xuân Hương. Rời không gian nón lá để bước chân vào không gian sắc màu huyền bí tại phố Nguyễn Đôn Tiết, du khách được tự do chụp ảnh với màn trang trí điện bắt mắt, sáng rực cả một góc quảng trường và thỏa sức thưởng thức các món ăn nhanh, đồ uống yêu thích.
Cách đó không xa, tại một phần tuyến đường Phan Chu Trinh là không giant rung tâm của phố đi bộ, du khách sẽ được tham quan 60 ki ốt di động giới thiệu các tác phẩm mỹ nghệ, điêu khắc, sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ, thủ công truyền thống, đá quý, đá phong thủy … và các ki ốt bán các loại hàng đa dạng phục vụ Nhân dân như: quần áo, giầy dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm, sản phẩm ocop… Khu vực cạnh đài phun nước và trước tháp đồng hồ phía Tây Quảng Trường là không gian vui chơi giành cho trẻ em; bố trí 10 ki ốt bán đồ ăn nhanh, nước giải khát phục vụ trẻ em và du khách.
Tuyến phố đi bộ đầu tiên tại thành phố Thanh Hóa đã phát huy tối đa tiềm năng các giá trị văn hóa, góp phần phát triển thương mại, dịch vụ du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, hạn chế được các hoạt động kinh doanh, buôn bán tự do gây mất mỹ quan đô thị, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan đô thị thành phố Thanh Hóa và góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phương. Phố đi bộ được kỳ vọng trở thành sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Phạm Xuân