TP Thanh Hóa lên đô thị loại I, Chặng đường 10 năm phấn đấu

Ngày 01/05/2014 15:08:52

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hóa) đang tất bật, dồn sức chuẩn bị cho lễ đón nhận Quyết định công nhận là đô thị loại I.

 Đáng chú ý, sự kiện quan trọng này (nếu không có gì thay đổi) sẽ diễn ra đúng vào dịp những ngày lễ lớn của đất nước 30/4, 01/5, đồng thời ​cũng là dịp TP kỷ niệm 210 năm ngày thành lập đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập TP, 50 năm Hàm Rồng chiến thắng.​
 

TP Thanh Hóa về đêm.

 

Ngược thời gian đúng 10 năm về trước, ngày 29/4/2004, TP Thanh Hoá được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là đô thị loại II. Với tầm nhìn xa, trông rộng, ngay sau đó với sự giúp đỡ của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, UBND TP đã tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch chung (QHC) điều chỉnh, mở rộng không gian TP. Nhằm đảm bảo công tác QH đạt chất lượng cao, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, TP đã thuê Tập đoàn Bây-gơ tham gia cùng tư vấn trong nước lập Đồ án QHC mở rộng không gian TP, Đồ án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 01/2009. Sau khi công bố QH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành liên quan và TP triển khai thực hiện các bước tiếp theo nhằm đưa TP phát triển một cách toàn diện, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I.

 

Theo đó, vào tháng 6/2010 và tháng 10/2010, Đại hội Đảng bộ TP và Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ra Nghị quyết về “Xây dựng, phát triển TP Thanh Hóa lên đô thị loại I năm 2014”. Ngoài ra, trong năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận về phát triển TP lên đô thị loại I trước năm 2015 và giao cho TP xây dựng và thực hiện đề án về vấn đề này. Sau khi Đề án của TP được phê duyệt với 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo đủ các yếu tố lên đô thị loại I năm 2014; Lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương để mở rộng TP, sáp nhập 19 xã, thị trấn của 4 huyện vào TP; Xây dựng 6 xã Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng trở thành phường. Để thực hiện mục tiêu này, tháng 6/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHC mở rộng không gian TP Thanh Hóa và Đề án “Xây dựng, phát triển TP trở thành đô thị loại I trước 2015”. Sau một thời gian chuẩn bị, hoàn tất các thủ tục cần thiết, tháng 02/2012, TP đã tiến hành việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập 19 đơn vị mới. Sau khi mở rộng, TP có diện tích tự nhiên 146,7km2, dân số 393.294 người. Đến tháng 8/2013, theo Nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập 6 phường mới, TP có 37 đơn vị hành chính, gồm 20 phường và 17 xã, dân số đô thị đến tháng 12/2013 là 406.550 người.

 

Cùng với việc mở rộng địa giới, thành lập thêm 6 phường, trong thời gian qua, được sự quan tâm của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chỉ đạo của tỉnh và đầu tư của Nhà nước, thông qua các chương trình, dự án, trong đó có dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn TP đã lên tới 90 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, chỉ trong vài năm trở lại đây, diện mạo của TP đã có sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện với hàng loạt công trình giao thông, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở sinh viên, khu đô thị mới… được khởi công xây dựng và một số đã đưa vào sử dụng. Trong đó, có những dự án (DA), công trình trọng điểm như DA đại lộ nam sông Mã, DA đại lộ đông - tây, DA đường tránh QL1A, các khu đô thị mới nam TP, đô thị mới P.An Hoạch, đô thị mới Quảng Hưng, Quảng Thành… công trình nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Lễ Môn, khu nhà ở thu nhập thấp Phú Sơn, nhà ở xã hội tại đô thị nam TP, ký túc xá sinh viên Đại học Hồng Đức… Đặc biệt, khu đô thị mới đông nam TP có diện tích 1.501,5ha, được khởi công xây dựng năm 2012 là khu đô thị đóng vai trò tăng trưởng mới của TP. Theo thiết kế, tại đây sẽ có hàng loạt công trình lớn, với chức năng là Trung tâm Thể dục thể thao, trung tâm thương mại, dịch vụ; khu vui chơi, giải trí; Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, khu R&D (tự lực) có giá trị cao; khu nhà ở dân cư và Trung tâm triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo (khởi công tháng 4/2012) được xây dựng trên mặt bằng 150.516m2. Công trình này khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng về kinh tế - xã hội của tỉnh, xứng tầm với quy mô, tầm vóc của một đô thị loại I khu vực Bắc miền Trung.

 


Một góc TP Thanh Hóa.

 

Song song với đầu tư hạ tầng. Trong mấy năm gần đây, TP cũng đã tập trung nâng cao chất lượng đô thị trong tất cả các lĩnh vực. Trước hết, về công tác QH đô thị, đến nay ngoài QHC về điều chỉnh, mở rộng không gian TP, hiện nay TP đã hoàn thành QH phân khu (tỷ lệ 1/2000) trên toàn bộ địa bàn 18 xã, phường cũ. Cùng với đó, ngay sau khi sáp nhập 19 xã, phường, TP đã triển khai nghiên cứu đồng loạt lập QH 100% diện tích sáp nhập và sẽ hoàn tất phê duyệt 100% quy hoạch các phân khu chức năng mới. Về chất lượng nhà ở của nhân dân, hiện tại đạt bình quân đạt 24m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố nội thành đạt 86,8%. Về giao thông, thông qua hàng loạt DA mới được đầu tư dựa trên QH được lập rất bài bản, đúng hướng. Đến nay, giao thông hướng ngoại của TP đã và đang phát triển mạnh, có đủ đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường không. Giao thông nội thành đa số được trải thảm áp phan, các chỉ tiêu về mật độ đất dành cho giao thông, mật độ đường chính đều vượt quy định. Về tiêu chí cấp nước, thoát nước đô thị, điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng, cây xanh cũng đã được đầu tư mới theo QH, đảm bảo đạt và vượt tiêu chuẩn đô thị loại I. Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, năm 2013, TP được Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 đô thị “xanh - sạch - đẹp”.

 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng cơ sở, trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, suốt trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của TP luôn duy trì ở mức cao và ổn định (có năm đạt tới 20%). Đáng chú ý, trong 3 năm gần đây, mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế, nhưng do có chính sách thu hút đầu tư tốt nên mức tăng trưởng GDP vẫn đạt trung bình 14,9%, thu chi ngân sách luôn vượt kế hoạch. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm 2011 đạt 2.716 USD/người/năm; năm 2012 đạt 3.282 USD/người/năm; năm 2013 đạt 3.930 USD/đồng/người/năm.

 

Nhìn lại chặng đường 10 năm, kể từ ngày TP được công nhận đô thị loại II, xa hơn nữa là 20 năm ngày đô thị tỉnh lỵ được nâng cấp từ thị xã lên TP. TP trẻ bên bờ sông Mã đã có những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Một trong những Trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế - du lịch của tỉnh Thanh Hóa và cả khu vực Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và khu vực, cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh đông bắc Lào. Với những lợi thế trên, lại được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh. Nhất là sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, TP Thanh Hóa đã và sẽ có những bước phát triển, tăng tốc mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ từng mong muốn.

 
​​

TP Thanh Hóa lên đô thị loại I, Chặng đường 10 năm phấn đấu

Đăng lúc: 01/05/2014 15:08:52 (GMT+7)

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hóa) đang tất bật, dồn sức chuẩn bị cho lễ đón nhận Quyết định công nhận là đô thị loại I.

 Đáng chú ý, sự kiện quan trọng này (nếu không có gì thay đổi) sẽ diễn ra đúng vào dịp những ngày lễ lớn của đất nước 30/4, 01/5, đồng thời ​cũng là dịp TP kỷ niệm 210 năm ngày thành lập đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập TP, 50 năm Hàm Rồng chiến thắng.​
 

TP Thanh Hóa về đêm.

 

Ngược thời gian đúng 10 năm về trước, ngày 29/4/2004, TP Thanh Hoá được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là đô thị loại II. Với tầm nhìn xa, trông rộng, ngay sau đó với sự giúp đỡ của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, UBND TP đã tiến hành nghiên cứu, lập quy hoạch chung (QHC) điều chỉnh, mở rộng không gian TP. Nhằm đảm bảo công tác QH đạt chất lượng cao, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, TP đã thuê Tập đoàn Bây-gơ tham gia cùng tư vấn trong nước lập Đồ án QHC mở rộng không gian TP, Đồ án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 01/2009. Sau khi công bố QH, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành liên quan và TP triển khai thực hiện các bước tiếp theo nhằm đưa TP phát triển một cách toàn diện, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất, đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại I.

 

Theo đó, vào tháng 6/2010 và tháng 10/2010, Đại hội Đảng bộ TP và Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã ra Nghị quyết về “Xây dựng, phát triển TP Thanh Hóa lên đô thị loại I năm 2014”. Ngoài ra, trong năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận về phát triển TP lên đô thị loại I trước năm 2015 và giao cho TP xây dựng và thực hiện đề án về vấn đề này. Sau khi Đề án của TP được phê duyệt với 3 nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo đủ các yếu tố lên đô thị loại I năm 2014; Lập Đề án điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương để mở rộng TP, sáp nhập 19 xã, thị trấn của 4 huyện vào TP; Xây dựng 6 xã Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng trở thành phường. Để thực hiện mục tiêu này, tháng 6/2011, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt QHC mở rộng không gian TP Thanh Hóa và Đề án “Xây dựng, phát triển TP trở thành đô thị loại I trước 2015”. Sau một thời gian chuẩn bị, hoàn tất các thủ tục cần thiết, tháng 02/2012, TP đã tiến hành việc mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập 19 đơn vị mới. Sau khi mở rộng, TP có diện tích tự nhiên 146,7km2, dân số 393.294 người. Đến tháng 8/2013, theo Nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập 6 phường mới, TP có 37 đơn vị hành chính, gồm 20 phường và 17 xã, dân số đô thị đến tháng 12/2013 là 406.550 người.

 

Cùng với việc mở rộng địa giới, thành lập thêm 6 phường, trong thời gian qua, được sự quan tâm của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chỉ đạo của tỉnh và đầu tư của Nhà nước, thông qua các chương trình, dự án, trong đó có dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị toàn TP đã lên tới 90 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, chỉ trong vài năm trở lại đây, diện mạo của TP đã có sự thay đổi mạnh mẽ, toàn diện với hàng loạt công trình giao thông, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở sinh viên, khu đô thị mới… được khởi công xây dựng và một số đã đưa vào sử dụng. Trong đó, có những dự án (DA), công trình trọng điểm như DA đại lộ nam sông Mã, DA đại lộ đông - tây, DA đường tránh QL1A, các khu đô thị mới nam TP, đô thị mới P.An Hoạch, đô thị mới Quảng Hưng, Quảng Thành… công trình nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Lễ Môn, khu nhà ở thu nhập thấp Phú Sơn, nhà ở xã hội tại đô thị nam TP, ký túc xá sinh viên Đại học Hồng Đức… Đặc biệt, khu đô thị mới đông nam TP có diện tích 1.501,5ha, được khởi công xây dựng năm 2012 là khu đô thị đóng vai trò tăng trưởng mới của TP. Theo thiết kế, tại đây sẽ có hàng loạt công trình lớn, với chức năng là Trung tâm Thể dục thể thao, trung tâm thương mại, dịch vụ; khu vui chơi, giải trí; Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, khu R&D (tự lực) có giá trị cao; khu nhà ở dân cư và Trung tâm triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo (khởi công tháng 4/2012) được xây dựng trên mặt bằng 150.516m2. Công trình này khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng về kinh tế - xã hội của tỉnh, xứng tầm với quy mô, tầm vóc của một đô thị loại I khu vực Bắc miền Trung.

 


Một góc TP Thanh Hóa.

 

Song song với đầu tư hạ tầng. Trong mấy năm gần đây, TP cũng đã tập trung nâng cao chất lượng đô thị trong tất cả các lĩnh vực. Trước hết, về công tác QH đô thị, đến nay ngoài QHC về điều chỉnh, mở rộng không gian TP, hiện nay TP đã hoàn thành QH phân khu (tỷ lệ 1/2000) trên toàn bộ địa bàn 18 xã, phường cũ. Cùng với đó, ngay sau khi sáp nhập 19 xã, phường, TP đã triển khai nghiên cứu đồng loạt lập QH 100% diện tích sáp nhập và sẽ hoàn tất phê duyệt 100% quy hoạch các phân khu chức năng mới. Về chất lượng nhà ở của nhân dân, hiện tại đạt bình quân đạt 24m2/người, tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố nội thành đạt 86,8%. Về giao thông, thông qua hàng loạt DA mới được đầu tư dựa trên QH được lập rất bài bản, đúng hướng. Đến nay, giao thông hướng ngoại của TP đã và đang phát triển mạnh, có đủ đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường không. Giao thông nội thành đa số được trải thảm áp phan, các chỉ tiêu về mật độ đất dành cho giao thông, mật độ đường chính đều vượt quy định. Về tiêu chí cấp nước, thoát nước đô thị, điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng, cây xanh cũng đã được đầu tư mới theo QH, đảm bảo đạt và vượt tiêu chuẩn đô thị loại I. Trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, năm 2013, TP được Hiệp hội Đô thị Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 đô thị “xanh - sạch - đẹp”.

 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng cơ sở, trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, suốt trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của TP luôn duy trì ở mức cao và ổn định (có năm đạt tới 20%). Đáng chú ý, trong 3 năm gần đây, mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế, nhưng do có chính sách thu hút đầu tư tốt nên mức tăng trưởng GDP vẫn đạt trung bình 14,9%, thu chi ngân sách luôn vượt kế hoạch. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, năm 2011 đạt 2.716 USD/người/năm; năm 2012 đạt 3.282 USD/người/năm; năm 2013 đạt 3.930 USD/đồng/người/năm.

 

Nhìn lại chặng đường 10 năm, kể từ ngày TP được công nhận đô thị loại II, xa hơn nữa là 20 năm ngày đô thị tỉnh lỵ được nâng cấp từ thị xã lên TP. TP trẻ bên bờ sông Mã đã có những đổi thay mạnh mẽ, toàn diện, xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Một trong những Trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế - du lịch của tỉnh Thanh Hóa và cả khu vực Bắc Trung bộ, Nam Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và khu vực, cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh đông bắc Lào. Với những lợi thế trên, lại được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh. Nhất là sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân, TP Thanh Hóa đã và sẽ có những bước phát triển, tăng tốc mạnh mẽ trong những năm tiếp theo, góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ từng mong muốn.

 
​​