Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy
Thời gian qua, các phường, xã trên địa bàn thành phố đã và đang đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy trên địa bàn bằng các biện pháp thiết thực như sáng tạo xây dựng các mô hình khu dân cư an toàn PCCC, tổ liên gia an toàn PCCC, cụm doanh nghiệp an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng… phù hợp với đặc điểm tính chất nguy hiểm cháy, nổ tại địa phương.
Cán bộ công an thành phố kiểm tra thiết bị PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke.
Tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo Phụ lục IV Nghị định số 136 ngày 24/11/2020 của Chính phủ; khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào “Tuyên truyền, vận động các hộ dân tự giác gỡ bỏ lồng sắt chuồng cọp, tạo lối thoát nạn thứ 2, tự trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC&CNCH”, đảm bảo 100% hộ gia đình trên địa bàn có 02 lối thoát nạn và trang bị phương tiện PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa. Rà soát các cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ (tập trung vào các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa dễ cháy...).
Cán bộ công chức, viên chức UBND thành phố tham gia tập huấn nghiệp vụ PCCC.
Vận động người đứng đầu các cơ sở, lực lượng PCCC tại chỗ tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH do Công an thành phố tổ chức. Phối hợp Điện lực TP Thanh Hóa tổ chức rà soát các vị trí có sử dụng chung cột điện để lắp đặt các thiết bị cáp quang, cáp viễn thông, gây ảnh hưởng đến hệ thống dây dẫn điện và mất an toàn về PCCC; có biện pháp triệt để làm giảm số vụ cháy trên hệ thống dây dẫn điện, công tơ điện được lắp đặt trên cột điện. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống trên địa bàn sử dụng “App báo cháy 114” và quan tâm trang thông tin điện tử và Zalo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tại các sông, hồ, ao đặc biệt là phối hợp với các nhà trường trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên. Bố trí, đầu tư kinh phí trang bị phương tiện PCCC&CNCH, thường xuyên chủ động tập huấn kiến thức nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 150 của Bộ Công an, đảm bảo lực lượng phương tiện chữa cháy và CNCH tại chỗ đúng với phương châm “4 tại chỗ”.
Với những biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về Luật PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
-
Thành phố Thanh Hoá tăng cường bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa nắng nóng năm 2025
06/05/2025 00:00:00 -
Nỗ lực giữ bình yên dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
05/05/2025 00:00:00 -
Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý
17/04/2025 00:00:00 -
Thành phố triển khai đẩy mạnh thực hiện đề án 06 và phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trên địa bàn
16/04/2025 00:00:00
Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy
Thời gian qua, các phường, xã trên địa bàn thành phố đã và đang đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy trên địa bàn bằng các biện pháp thiết thực như sáng tạo xây dựng các mô hình khu dân cư an toàn PCCC, tổ liên gia an toàn PCCC, cụm doanh nghiệp an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng… phù hợp với đặc điểm tính chất nguy hiểm cháy, nổ tại địa phương.
Cán bộ công an thành phố kiểm tra thiết bị PCCC tại cơ sở kinh doanh karaoke.
Tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC theo Phụ lục IV Nghị định số 136 ngày 24/11/2020 của Chính phủ; khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào “Tuyên truyền, vận động các hộ dân tự giác gỡ bỏ lồng sắt chuồng cọp, tạo lối thoát nạn thứ 2, tự trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC&CNCH”, đảm bảo 100% hộ gia đình trên địa bàn có 02 lối thoát nạn và trang bị phương tiện PCCC&CNCH đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa. Rà soát các cơ sở có nguy cơ cao về cháy, nổ (tập trung vào các cơ sở sản xuất, kho hàng hóa dễ cháy...).
Cán bộ công chức, viên chức UBND thành phố tham gia tập huấn nghiệp vụ PCCC.
Vận động người đứng đầu các cơ sở, lực lượng PCCC tại chỗ tham gia các lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH do Công an thành phố tổ chức. Phối hợp Điện lực TP Thanh Hóa tổ chức rà soát các vị trí có sử dụng chung cột điện để lắp đặt các thiết bị cáp quang, cáp viễn thông, gây ảnh hưởng đến hệ thống dây dẫn điện và mất an toàn về PCCC; có biện pháp triệt để làm giảm số vụ cháy trên hệ thống dây dẫn điện, công tơ điện được lắp đặt trên cột điện. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống trên địa bàn sử dụng “App báo cháy 114” và quan tâm trang thông tin điện tử và Zalo của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH. Đồng thời tổ chức tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tại các sông, hồ, ao đặc biệt là phối hợp với các nhà trường trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên. Bố trí, đầu tư kinh phí trang bị phương tiện PCCC&CNCH, thường xuyên chủ động tập huấn kiến thức nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 150 của Bộ Công an, đảm bảo lực lượng phương tiện chữa cháy và CNCH tại chỗ đúng với phương châm “4 tại chỗ”.
Với những biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao nhận thức về Luật PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ cháy nổ xảy ra trên địa bàn.
Thu Hiền