Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới

Ngày 07/01/2025 00:00:00

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục và khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Số lượng nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh rất lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Thời gian qua, UBND thành phố luôn quan tâm tới công tác PCCC và CNCH trên địa bàn, kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, UBND các phường, xã tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp, nội dung, hình thức; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền địa phương, của người dân, người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC và CNCH. Đặc biệt là đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Riêng trong 2 năm 2023-2024, thành phố Thanh Hóa đã vận động xây dựng được 736 mô hình tổ liên gia an toàn PCCC và 542 mô hình điểm chữa cháy công cộng trên địa bàn. Đã tổ chức 432 buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bằng nhiều hình thức cho hơn 90.000 người dân trên địa bàn trong năm 2023, đảm bảo 100% các chủ hộ nhà hở kết hợp kinh doanh trên địa bàn được tập huấn kỹ năng chữa cháy và thoát nạn, cứu nạn cứu hộ. 100% các tổ liên gia an toàn PCCC trên địa bàn đã tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.  Tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH 10.500 lượt trong dịp tổ chức thực tập phương án mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và ra mắt các mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.  Huấn luyện cho lực lượng dân phòng tham gia Hội thi nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hàng năm.

z6206395173386_0be1347b3175341dc6a2ff284cbd4657.jpg
Thành phố Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC năm 2024.

Đến thời điểm này, các đơn vị tiến hành tuyên truyền việc tự trang bị phương tiện PCCC đến 100% hộ dân trên địa bàn, tổ chức ký cam kết tự trang bị phương tiện PCCC đối với 30.000 hộ dân, đến nay trên địa bàn đạt 81.076/83.391 hộ đã tự trang bị bình chữa cháy.

Trong 2 năm 2023-2024, có cơ quan chức năng của thành phố đã  tiến hành kiểm tra đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và CNCH là 1.538 lượt. Xử lý vi phạm hành chính đối với 294 trường hợp với số tiền là 2.580.250.000 đồng. Tạm đình chỉ đối với 17 trường hợp, đình chỉ đối với 23 trường hợp vi phạm về PCCC. Thành phố cũng đã chỉ đạo, kiểm tra đối với 110 cơ sở  kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xử lý vi phạm hành chính đối với 95 trường hợp với số tiền là 594.000.000 đồng.  Tạm đình chỉ đối với 01 trường hợp, đình chỉ đối với 01 trường hợp, thu hồi giấy phép an ninh trật tự đối với 95 cơ sở.

Mặc dù các lực lượng chắc năng của thành phố Thanh Hóa đã tăng cường nhiều giải pháp tuy nhiên tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp; nguy cơ cháy, nổ, đặc biệt là cháy lớn vẫn còn tiềm ẩn, nhất là ở các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư; nhà cao tầng… hệ thống điện của các khu dân cư còn nhiều bất cập trong khâu cung cấp, sử dụng không an toàn, xảy ra nhiều vụ cháy do chập điện.

Bên cạnh đó, người đứng đầu một số đơn vị, doanh nghiệp và người dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức trong công tác PCCC và CNCH; còn chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, vi phạm quy định về PCCC.  Việc giải quyết dứt điểm đối với các cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực gặp nhiều khó khăn. Điển hình các chung cư Đông Phát phường Đông Vệ, Mai Xuân Dương phường Đông Thọ, Nam đại lộ Lê Lợi phường Lam Sơn được xây dựng trước thời điểm Luật PCCC 2001 ban hành. Phong trào toàn dân PCCC tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa rộng khắp, toàn diện. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH chưa được quan tâm đúng mực.

Để đảm bảo công tác PCCC và CNCH, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo UBND các phường, xã trên địa bàn thực hiện chức năng quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH, trong đó, tập trung công tác rà soát cơ sở; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm, không để sót, lọt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH.

 

Thu Hiền

Thành phố Thanh Hóa: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới

Đăng lúc: 07/01/2025 00:00:00 (GMT+7)

Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục và khoa học - kỹ thuật của tỉnh. Số lượng nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh rất lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Thời gian qua, UBND thành phố luôn quan tâm tới công tác PCCC và CNCH trên địa bàn, kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, UBND các phường, xã tổ chức thực hiện bằng nhiều biện pháp, nội dung, hình thức; đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền địa phương, của người dân, người đứng đầu cơ sở trong công tác PCCC và CNCH. Đặc biệt là đối với nhà ở hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Riêng trong 2 năm 2023-2024, thành phố Thanh Hóa đã vận động xây dựng được 736 mô hình tổ liên gia an toàn PCCC và 542 mô hình điểm chữa cháy công cộng trên địa bàn. Đã tổ chức 432 buổi tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bằng nhiều hình thức cho hơn 90.000 người dân trên địa bàn trong năm 2023, đảm bảo 100% các chủ hộ nhà hở kết hợp kinh doanh trên địa bàn được tập huấn kỹ năng chữa cháy và thoát nạn, cứu nạn cứu hộ. 100% các tổ liên gia an toàn PCCC trên địa bàn đã tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.  Tổ chức tuyền truyền, phát tờ rơi đảm bảo an toàn PCCC và CNCH 10.500 lượt trong dịp tổ chức thực tập phương án mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và ra mắt các mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa cháy công cộng” tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.  Huấn luyện cho lực lượng dân phòng tham gia Hội thi nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hàng năm.

z6206395173386_0be1347b3175341dc6a2ff284cbd4657.jpg
Thành phố Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC năm 2024.

Đến thời điểm này, các đơn vị tiến hành tuyên truyền việc tự trang bị phương tiện PCCC đến 100% hộ dân trên địa bàn, tổ chức ký cam kết tự trang bị phương tiện PCCC đối với 30.000 hộ dân, đến nay trên địa bàn đạt 81.076/83.391 hộ đã tự trang bị bình chữa cháy.

Trong 2 năm 2023-2024, có cơ quan chức năng của thành phố đã  tiến hành kiểm tra đối với các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và CNCH là 1.538 lượt. Xử lý vi phạm hành chính đối với 294 trường hợp với số tiền là 2.580.250.000 đồng. Tạm đình chỉ đối với 17 trường hợp, đình chỉ đối với 23 trường hợp vi phạm về PCCC. Thành phố cũng đã chỉ đạo, kiểm tra đối với 110 cơ sở  kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, xử lý vi phạm hành chính đối với 95 trường hợp với số tiền là 594.000.000 đồng.  Tạm đình chỉ đối với 01 trường hợp, đình chỉ đối với 01 trường hợp, thu hồi giấy phép an ninh trật tự đối với 95 cơ sở.

Mặc dù các lực lượng chắc năng của thành phố Thanh Hóa đã tăng cường nhiều giải pháp tuy nhiên tình hình cháy, nổ còn diễn biến phức tạp; nguy cơ cháy, nổ, đặc biệt là cháy lớn vẫn còn tiềm ẩn, nhất là ở các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao; chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư; nhà cao tầng… hệ thống điện của các khu dân cư còn nhiều bất cập trong khâu cung cấp, sử dụng không an toàn, xảy ra nhiều vụ cháy do chập điện.

Bên cạnh đó, người đứng đầu một số đơn vị, doanh nghiệp và người dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa quan tâm đúng mức trong công tác PCCC và CNCH; còn chủ quan, lơ là, thiếu cảnh giác trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, vi phạm quy định về PCCC.  Việc giải quyết dứt điểm đối với các cơ sở không bảo đảm các điều kiện an toàn PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực gặp nhiều khó khăn. Điển hình các chung cư Đông Phát phường Đông Vệ, Mai Xuân Dương phường Đông Thọ, Nam đại lộ Lê Lợi phường Lam Sơn được xây dựng trước thời điểm Luật PCCC 2001 ban hành. Phong trào toàn dân PCCC tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa rộng khắp, toàn diện. Công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về PCCC và CNCH chưa được quan tâm đúng mực.

Để đảm bảo công tác PCCC và CNCH, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo UBND các phường, xã trên địa bàn thực hiện chức năng quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC&CNCH, trong đó, tập trung công tác rà soát cơ sở; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm, không để sót, lọt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH.

 

Thu Hiền