Chế tác đá mỹ nghệ tại làng nghề truyền thống khu vực Nhồi
Nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi có từ thời Nhà Lý [1]. Các nghệ nhân làng Nhồi, từ xưa đến nay, đã tạo ra nhiều loại hình sản phẩm như: đồ thờ cúng, đá xây dựng (đền đài, thành quách, nhà thờ, chùa chiền,...), tượng đá, bia đá,... Những sản phẩm của làng Nhồi mang đậm phong cách và giá trị truyền thống cũng như tư tưởng văn hoá của làng nghề, góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hoá, nghệ thuật bằng đá.
Vùng đất này có nhiều điều kiện lí tưởng để hình thành và phát triển nghề chạm khắc đá: có nguồn nguyên liệu dồi dào với nhiều loại đá quý hiếm ít thấy trên đất nước ta. Từ xa xưa, vẻ đẹp và chất lượng đá ở đây đã được sử sách ghi nhận: "Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt". Chính từ những loại đá chất lượng cao như vậy, những nghệ nhân nơi đây với đôi tay khéo léo đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng còn lưu truyền cho tới tận ngày nay: "Ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì ngân tiếng muôn dặm, dùng làm bia văn chương để lại thì còn mãi muôn đời". Ngoài ra, vị trí địa lí thuận lợi cũng tạo điều kiện để sản phẩm đá làng Nhồi có cơ hội lưu thông: ven sông (Nhà Lê), cạnh núi (An Hoạch, núi Nhồi).[1]
Song cũng như số phận của nhiều làng nghề truyền thống khác, làng chạm khắc đá núi Nhồi cũng có lúc thăng trầm. Sau năm 1975, làng nghề tuy vẫn tồn tại nhưng do tình hình lúc đó còn nhiều khó khăn, sản phẩm đá mỹ nghệ các loại không tìm được thị trường khiến nhiều thợ, nhất là thợ trẻ phải chuyển sang làm nghề khác. Ðến đầu năm 1980, cả làng chỉ còn vài chục hộ hành nghề.
Ðầu những năm 1990, làng nghề chạm khắc đá núi Nhồi có cơ hội phát triển mạnh. Cả làng đã có hàng trăm hộ với khoảng 500 lao động làm nghề. Ðến nay, nghề đá chạm khắc đá mỹ nghệ ở núi Nhồi đã trở thành nguồn thu nhập chính của hơn 90% số hộ gia đình ở đây, thu hút được nhiều lao động, kể cả lao động phụ như người già và các em nhỏ.
Chế tác đá mỹ nghệ tại làng nghề truyền thống khu vực Nhồi
Nghề chạm khắc đá ở núi Nhồi có từ thời Nhà Lý [1]. Các nghệ nhân làng Nhồi, từ xưa đến nay, đã tạo ra nhiều loại hình sản phẩm như: đồ thờ cúng, đá xây dựng (đền đài, thành quách, nhà thờ, chùa chiền,...), tượng đá, bia đá,... Những sản phẩm của làng Nhồi mang đậm phong cách và giá trị truyền thống cũng như tư tưởng văn hoá của làng nghề, góp phần tạo nên nhiều công trình có giá trị văn hoá, nghệ thuật bằng đá.
Vùng đất này có nhiều điều kiện lí tưởng để hình thành và phát triển nghề chạm khắc đá: có nguồn nguyên liệu dồi dào với nhiều loại đá quý hiếm ít thấy trên đất nước ta. Từ xa xưa, vẻ đẹp và chất lượng đá ở đây đã được sử sách ghi nhận: "Sắc đá óng ánh như ngọc lam, chất xanh biếc như khói nhạt". Chính từ những loại đá chất lượng cao như vậy, những nghệ nhân nơi đây với đôi tay khéo léo đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng còn lưu truyền cho tới tận ngày nay: "Ví như đẽo thành khánh, đánh lên thì ngân tiếng muôn dặm, dùng làm bia văn chương để lại thì còn mãi muôn đời". Ngoài ra, vị trí địa lí thuận lợi cũng tạo điều kiện để sản phẩm đá làng Nhồi có cơ hội lưu thông: ven sông (Nhà Lê), cạnh núi (An Hoạch, núi Nhồi).[1]
Song cũng như số phận của nhiều làng nghề truyền thống khác, làng chạm khắc đá núi Nhồi cũng có lúc thăng trầm. Sau năm 1975, làng nghề tuy vẫn tồn tại nhưng do tình hình lúc đó còn nhiều khó khăn, sản phẩm đá mỹ nghệ các loại không tìm được thị trường khiến nhiều thợ, nhất là thợ trẻ phải chuyển sang làm nghề khác. Ðến đầu năm 1980, cả làng chỉ còn vài chục hộ hành nghề.
Ðầu những năm 1990, làng nghề chạm khắc đá núi Nhồi có cơ hội phát triển mạnh. Cả làng đã có hàng trăm hộ với khoảng 500 lao động làm nghề. Ðến nay, nghề đá chạm khắc đá mỹ nghệ ở núi Nhồi đã trở thành nguồn thu nhập chính của hơn 90% số hộ gia đình ở đây, thu hút được nhiều lao động, kể cả lao động phụ như người già và các em nhỏ.